Tin tức

Trượt đốt sống lưng có nguy hiểm không? Nguyên nhân và triệu chứng

Ngày 11/10/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Ngày nay, có khá nhiều trường hợp mắc chứng trượt đốt sống. Trong giai đoạn đầu, bệnh không có quá nhiều dấu hiệu hoặc triệu chứng nên khiến người bệnh khá chủ quan. Về lâu dài, bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng khá nguy hiểm. 

1. Khái niệm chứng bệnh trượt đốt sống lưng

Trượt đốt sống lưng là hiện tượng đốt sống trên bị trước ra phía trước hoặc phía sau so với đốt sống dưới. Khi tình trạng này xuất hiện sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức ở vùng thắt lưng. Các hoạt động đi lại hàng ngày diễn ra vô cùng khó khăn. Những cơn đau có thể lan dần xuống một hoặc hai chân của người bệnh. 

Như thế nào được gọi là trượt đốt sống lưng?

Như thế nào được gọi là trượt đốt sống lưng?

Theo nghiên cứu của Wiltse - Newman thì bệnh trượt đốt sống thắt lưng sẽ được chia ra làm 6 loại khác nhau, cụ thể: 

  • Bị trượt đốt sống lưng bẩm sinh.

  • Bị trượt đốt sống lưng vì bị khuyết eo.

  • Bị trượt đốt sống lưng do chứng thoái hóa.

  • Bị trượt đốt sống lưng vì các loại bệnh lý cụ thể.

  • Bị trượt đốt sống lưng vì các chấn thương.

  • Bị trượt đốt sống lưng sau các ca phẫu thuật.

Theo nghiên cứu của tác giả Meyerding, mức độ trượt đốt sống lưng sẽ được chia ra làm 5 cấp bậc khác nhau. Mức độ này sẽ được đánh giá dựa trên tỷ lệ quy ước về tư thế nghiêng trên hình ảnh của phim chụp X-quang. Tỷ lệ trượt sẽ được tính dựa vào khoảng cách trượt cùng với độ rộng của thân đốt sống trượt. Cụ thể:

  • Mức độ 1: Trượt khoảng từ 0% đến 25% thân đốt sống.

  • Mức độ 2: Trượt khoảng từ 26% đến 50% thân đốt sống.

  • Mức độ 3: Trượt khoảng từ 51% đến 75% thân đốt sống.

  • Mức độ 4: Trượt khoảng từ 76% đến 100% thân đốt sống.

  • Mức độ 5: Các đốt sống đã rời khỏi bề mặt của thân đốt dưới hoàn toàn.

2. Những triệu chứng điển hình

Vào thời gian đầu ghi nhận, người bệnh thường sẽ không có bất cứ triệu chứng nào hoặc một vài trường hợp sẽ cảm thấy đau lưng nhẹ. Đến giai đoạn đau ở vùng thắt lưng, những cơn đau sẽ tăng lên theo khi người bệnh đi đứng hoặc hoạt động. Những cơn đau cũng sẽ lan rộng xuống dưới mông, đùi và xuống đến tận hai bàn chân. Các cơn đau và tê nhức sẽ tăng lên nhiều hơn khi bệnh nhân ho hoặc hắt xì hơi. 

Các triệu chứng nhận diện qua từng giai đoạn

Các triệu chứng nhận diện qua từng giai đoạn

Các cơn đau càng mạnh hơn khi phần cột sống phải chịu những tác động lực cực mạnh. Khi ngừng hoạt động, những cơn đau này sẽ giảm bớt hoặc biến mất hẳn. Với những người bị chứng trượt đốt sống khi đổi các tư thế đi đứng sẽ gặp phải khá nhiều khó khăn. Một vài trường hợp, người bệnh còn cảm nhận được cả các đốt sống đang trượt trong quá trình cúi gập về trước hoặc ngửa người ra sau. 

Giai đoạn nặng của bệnh, việc thay đổi tư thế sẽ khiến người bệnh cảm thấy bị cứng cơ vùng thắt lưng hoặc bị căng cơ ở mặt trong của đùi. Người bệnh khi đi thường hay khom người về phía trước và có thể bị vẹo cột sống về hai phía hai bên. Các cơn đau cột sống thắt lưng sẽ diễn ra từng đợt, từng cơn và tần suất xuất hiện cũng dày lên. Khi bệnh nhân sử dụng loại áo nẹp cột sống trong quá trình điều trị thì các cơn đau cũng giảm dần theo đó. 

Khi ở tư thế đứng, người bệnh thường có dấu hiệu bị cong hệ cột sống. Những khi ưỡn người quá mức thì những cơn đau này sẽ đỡ hơn. Đây là một triệu chứng khá đặc trưng mà các bác sĩ thường dùng để chẩn đoán tình trạng bệnh. 

3. Chẩn đoán bệnh trượt đốt sống như thế nào?

Để chẩn đoán chính xác xem người bệnh có bị trượt đốt sống hay không, thường các bác sĩ sẽ áp dụng những biện pháp sau:

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh?

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh?

  • Chụp phim X-quang quy ước với từng tư thế cụ thể gồm: Đứng thẳng người, đứng nghiêng người, cúi gập người và ưỡn người tối đa. Ở một vài trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân chụp thêm phim chếch 3/4 (phải - trái). Biện pháp chụp X-quang quy ước sẽ giúp bác sĩ nhìn nhận và chẩn đoán được chính xác các vị trí cũng như mức độ trượt của đốt sống. 

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan): Đây cũng là một công cụ được áp dụng trong việc chẩn đoán có giá trị rất tốt để đánh giá cấu trúc của xương. Thông qua hình chụp cắt lớp, bác sĩ có thể xác định được vị trí lẫn cả mức độ trượt cùng các tổn thương ở vùng eo, mấu của các khớp,...

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Một phương pháp khác vô cùng lý tưởng được sử dụng để đánh giá những thương tổn về mô mềm và nhìn nhận sự chèn ép hệ thần kinh khi trượt sốt sống ở vùng thắt lưng. Những gì được thể hiện ở trên phim chụp cộng hưởng từ sẽ giúp bác sĩ nhìn ra được nguyên nhân nào khiến cho hệ thần kinh bị chèn ép (ví dụ như thoát vị đĩa đệm, các dây chằng dày,...)

4. Những phương pháp điều trị khi bị trượt đốt sống

Tùy vào từng trường hợp cụ thể khi bị trượt đốt sống mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp nhất để mang lại hiệu quả cho người bệnh. Dưới đây là những phương pháp được áp dụng để điều trị căn bệnh này, cụ thể:

4.1. Điều trị nội khoa

Hầu hết người mắc phải chứng bệnh này khi điều trị nội khoa đều nhận thấy những chuyển biến tích cực, đặc biệt với những cơn đau. Những người mắc bệnh ở độ tuổi thiếu niên cần hạn chế hoạt động, nghỉ ngơi nhiều hơn, mặc thêm áo cố định ngoài để cải thiện tốt những triệu chứng. 

Điều trị nội khoa giúp cải thiện sức khỏe

Điều trị nội khoa giúp cải thiện sức khỏe

Đối với những người trưởng thành thì việc chữa trị bảo tồn các đốt sống lưng sẽ được áp dụng như sau:

  • Cần được cố định ngoài đồng thời thực hiện các vận động thích hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Được chỉ định nằm nghỉ trong những đợt đau cấp.

  • Sử dụng thêm các loại thuốc chống viêm hoặc thuốc giảm đau.

  • Điều trị bệnh bằng các bài tập vật lý trị liệu, giúp phục hồi các chức năng, các bài tập thể dục giúp tăng cường sức cơ lưng, cơ đùi và cả cơ bụng.

  • Những người bị thừa cân, béo phì cần phải giảm cân để điều trị.

4.2. Phẫu thuật

Bác sĩ sẽ chỉ định các ca phẫu thuật khi người bệnh bị trượt đốt sống cho những trường hợp được kể đến sau đây:

Phẫu thuật được áp dụng cho những trường hợp nghiêm trọng

Phẫu thuật được áp dụng cho những trường hợp nghiêm trọng

  • Người bệnh đã tham gia điều trị bảo tồn trong ít nhất 6 tuần trước đó hoặc sau từ 6 đến 12 tháng mà việc điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả nào, khiến cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng. 

  • Bệnh nhân bị đau nhiều và không thể đáp ứng được với các biện pháp nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc.

  • Xuất hiện các biến chứng như bị liệt vận động đối với 1 hoặc cả 2 chân, bị teo cơ, bị rối loạn cơ vòng bàng quang (người bệnh bị bí tiểu).

  • Bị trượt đốt sống ở mức độ nặng, bệnh tiến triển nhanh vì bị khuyết eo đốt sống đối với trẻ nhỏ.

Phương pháp phẫu thuật cho người bệnh được thực hiện với hai mục đích chính bao gồm: Giải phóng các hệ thần kinh bị chèn ép và giúp cho cột sống của người bệnh được vững hơn. Để ca mổ được thành công, bác sĩ cần thực hiện tốt 3 vấn đề cơ bản bao gồm:

  • Giải ép thần kinh.

  • Sử dụng các dụng cụ để cố định phần cột sống thật chắc chắn.

  • Tạo được sự liền xương tốt sau khi kết thúc ca mổ.

Việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời sẽ giúp bạn có một cuộc sống khỏe hơn, chất lượng hơn. Để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị chứng trượt đốt sống, Quý khách hãy đến chuyên khoa Cơ Xương Khớp tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Để giảm thời gian chờ đợi, Quý khách có thể đặt lịch khám trước thông qua số điện thoại 1900 56 56 56 của bệnh viện. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.