Tin tức
U mỡ ác tính hay lành tính? Cách phòng ngừa như thế nào?
- 19/03/2020 | U mỡ là gì, ý nghĩa của phương pháp siêu âm u mỡ
- 26/10/2021 | Bệnh u mỡ tái phát có nguy hiểm không? Khi nào cần phẫu thuật?
- 03/03/2023 | BVĐK MEDLATEC phẫu thuật cắt bỏ thành công khối u mỡ vùng bìu nặng hơn 1kg
- 06/07/2023 | Phát hiện u mỡ nhờ thấy bất thường vùng mông của con trai (ca bệnh tại Medlatec)
- 14/09/2023 | Bị u mỡ có cần phẫu thuật không?
- 14/09/2023 | U mỡ là gì? Có nguy hiểm không?
1. U mỡ ác tính hay lành tính?
Với thắc mắc u mỡ ác tính hay lành tính, các chuyên gia cho biết, phần lớn những trường hợp u mỡ đều lành tính và thường không gây hại cho sức khỏe của người bệnh. Hầu hết u mỡ đều được hình thành từ những mô mỡ, trong đó có một số khối u mỡ có chứa mạch máu hay các mô khác.
U mỡ thường lành tính
U mỡ có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể, có thể hình thành trên các cơ, hình thành trong các cơ quan nội tạng hay thậm chí có thể xuất hiện trong não. Một số vị trí thường xuất hiện u mỡ có thể kể đến như trán, cánh tay, chân, sau gáy, vai, cổ, ngực,... Một người có thể xuất hiện một u mỡ hoặc nhiều u mỡ.
Dưới đây là một số loại mô mỡ phổ biến:
- U mạch máu (Angiolipoma): Những khối u mỡ này thường nhỏ, có chứa mạch máu và thường phát triển ở dưới da. Vị trí mà khối u thường xuất hiện là ở vùng cẳng tay. Khi chạm vào khối u, người bệnh có thể bị đau. Khối u này có thể xảy ra ở nhiều nhóm tuổi khác nhau, tuy nhiên những người từ 20 đến 30 tuổi được cho là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
- U mỡ thông thường: Dạng u mỡ này chiếm phần lớn số ca mắc bệnh u mỡ. Đây chính là những tế bào mỡ trắng hay còn được hiểu là những tế bào dự trữ năng lượng cho cơ thể.
- Fibrolipoma: Đây là một biến thể mô học của u mỡ. Loại u mỡ này thường ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt và gây mất thẩm mỹ.
- Hibernoma: Loại u mỡ này có chứa chất béo nâu. Những tế bào chất béo màu nâu có tác dụng tạo ra nhiệt và điều hòa nhiệt độ cho cơ thể.
- Myelolipoma: Những khối u này thường có chứa chất béo và các mô tạo ra tế bào máu. Đây là dạng khối u lành tính và rất hiếm gặp. Phần lớn xảy ra ở tuyến thượng thận và người có khối u mỡ tại đây thường không có triệu chứng.
- U mỡ tế bào trục chính: Loại u mỡ này thường phát triển dưới da ở vùng vai hoặc gáy. Đây là loại u mỡ rất hiếm gặp.
- U mỡ đa hình: Là những loại u mỡ có chứa nhiều tế bào mỡ và có hình dạng, kích thước khác nhau.
2. U mỡ gây ra những triệu chứng gì? Có đáng lo ngại không?
- U mỡ thường gây ra những triệu chứng như sau:
+ U mỡ thường có hình tròn hoặc hình bầu dục.
+ Nằm dưới da và thường xuất hiện ở vùng lưng, cổ, vai, cánh tay và đùi,....
+ Những khối u này thường mềm hoặc nhão, có thể cảm nhận rõ khi sờ vào khối u. Khi ấn nhẹ ngón tay vào, những khối u có thể dịch chuyển sang những vùng xung quanh một cách dễ dàng.
U mỡ thường không gây đau
+ Thông thường kích thước của u mỡ thường nhỏ hơn 5cm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những khối u này có thể mang kích thước lớn hơn.
+ Gây đau: Phần lớn những khối u mỡ không gây đau. Tuy nhiên, trường hợp khối u phát triển, đè lên các dây thần kinh xung quanh hoặc các khối u có chứa nhiều mạch máu thì có thể khiến cho người bệnh bị đau.
+ Thông thường u mỡ không gây lây lan sang những mô xung quanh. U mỡ không lây lan sang các mô xung quanh.
- U mỡ có đáng lo ngại không?
Thực chất, khi bị u mỡ, bạn không nên quá lo lắng vì những khối u này thường lành tính và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là thờ ơ, chủ quan về vấn đề này.
Một số bệnh nhân bị đau do u mỡ hoặc u mỡ to gây khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đồng thời có thể giới hạn khả năng vận động của người bệnh, gây ra những khó khăn trong sinh hoạt thường ngày, chẳng hạn nếu u mỡ xuất hiện ở lưng thì có thể gây đau lưng khi người bệnh nằm ngửa,...
Lời khuyên cho bạn là hãy đi khám bác sĩ khi trên cơ thể xuất hiện những khối u lạ kèm theo những biểu hiện bất thường khác. Đặc biệt những trường hợp dưới đây thì càng nên đi khám sớm:
+ Có cảm giác đau đột ngột ở những khối u mỡ.
+ U mỡ phát triển nhanh, ngày càng to hơn.
+ Những khối u cứng và khi chạm tay vào thì không di chuyển.
3. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây u mỡ
Hiện nay, vẫn chưa thể xác định rõ ràng nguyên nhân gây u mỡ. Tuy nhiên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành u mỡ có thể kể đến như:
- Yếu tố di truyền.
- Bệnh Dercum: Dạng bệnh rối loạn hiếm gặp này cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành u mỡ ở vùng cánh tay, thân và chân.
- Hội chứng Gardner: Căn bệnh này có thể làm tăng nguy cơ u mỡ và một loạt vấn đề sức khỏe khác.
U mỡ ở lưng
- Đa u mỡ di truyền.
- Bệnh Madelung hay còn được gọi là bệnh u mỡ đa đối xứng. Căn bệnh này thường gặp ở những nam giới có thường xuyên uống bia rượu.
- Người từ 40 đến 60 tuổi có nguy cơ bị u mỡ cao hơn các nhóm tuổi khác.
4. Một số phương pháp phòng ngừa u mỡ
Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn hạn chế nguy cơ hình thành u mỡ trên cơ thể:
Chăm chỉ tập thể dục để rèn luyện sức khỏe, phòng tránh u mỡ
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên luyện tập thể thao.
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm những bất thường trong cơ thể.
- Trường hợp đã cắt bỏ u mỡ thì cần tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ.
Hi vọng những thông tin nêu trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “u mỡ ác tính hay lành tính” cùng với các thông tin về triệu chứng bệnh và một số phương pháp phòng ngừa bệnh. Ngay khi có biểu hiện bất thường, bạn không nên chủ quan mà cần đi khám và điều trị kịp thời.
Mọi thắc mắc và có nhu cầu đăng ký đặt lịch khám sớm, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
