Tin tức
U nhầy nhĩ trái: Khái niệm, nguyên nhân và cách điều trị
- 08/06/2023 | Khám tim mạch chuẩn bị những gì? Nên khám ở đâu?
- 10/06/2023 | Khám lâm sàng tim mạch bao gồm những gì?
- 21/06/2023 | Nhận diện triệu chứng thiếu máu cơ tim và cách xử trí
1. Đại cương về u nhầy nhĩ trái
U nhầy nhĩ là một dạng khối u lành tính, hình thành ở màng trong tim. Đây là loại u tiên phát trong tim, tức là nó tự hình thành ở tim ngay từ đầu chứ không phải là dạng di căn từ nơi khác đến theo đường máu hoặc xâm lấn từ cơ quan khác gần tim. Do đó loại u này khá hiếm, u nhầy là dạng dễ gặp hơn so với các loại u tiên phát khác ở tim. Đa phần các u nhầy nhĩ (90%) là xuất hiện ở vị trí tâm nhĩ trái hoặc ở trên vách liên nhĩ, hiếm khi phát hiện u nhầy ở nhĩ phải.
U nhầy nhĩ trái thường phổ biến hơn u nhầy nhĩ phải
Trên thực tế có đến 90% bệnh nhân bị mắc u nhầy nhĩ trái mà không tìm ra nguyên nhân. 10% số trường hợp còn lại là do di truyền và thường được chẩn đoán ở độ tuổi 25. U nhầy nhĩ trái thường phát triển ở những bệnh nhân ngoài 56 tuổi nhưng hiện nay bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.
2. Triệu chứng và biến chứng của bệnh lý u nhầy nhĩ trái
2.1. Biểu hiện của u nhầy nhĩ trái
Theo các chuyên gia y tế nhận định, khối u nhầy nhĩ trái thường phát triển ở những bệnh nhân từ 56 tuổi trở lên. Nguy cơ mắc u nhầy nhĩ trái ở nữ giới cao hơn nam giới.
Triệu chứng của bệnh có thể gây nhầm lẫn với các tình trạng bệnh lý khác xảy ra ở tim. Hoặc cũng có thể hiểu rằng u nhầy nhĩ trái cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh lý này, điển hình là suy tim do tắc nghẽn van tim, bệnh thấp tim, hẹp hay hở van hai lá, đột quỵ do thuyên tắc, thiếu máu não,...
Dưới đây là những triệu chứng cảnh báo bệnh lý u nhầy nhĩ trái, điển hình với biểu hiện của tình trạng thuyên tắc mạch phổi và mạch ngoại biên:
- Cảm thấy chóng mặt, đầu lâng lâng;
- Khó thở khi gắng sức hay vận động quá nhiều;
- Đánh trống ngực, đau thắt ngực;
- Sụt cân, nhức mỏi cơ, sức yếu;
- Sốt, ngất xỉu;
- Phù chân, đau khớp;
- Nổi ban;
- Bất thường trong thành phần máu: tăng bạch cầu, đa hồng cầu, tăng hoặc giảm tiểu cầu, tăng tốc độ lắng máu.
Bệnh nhân bị u nhầy nhĩ trái thường có triệu chứng đau thắt ngực, khó thở
2.2. Các biến chứng do u nhầy nhĩ trái gây ra
Tuy u nhầy nhĩ trái thuộc loại khối u lành tính nhưng do vị trí hình thành của nó là ở trong tim nên nó nguy hiểm không kém các khối u ác tính. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, khối u sẽ tiếp tục phát triển và làm xuất hiện thêm các biến chứng như:
- Khi khối u bị vỡ ra, nó sẽ giải phóng cục máu đông tuần hoàn đến những cơ quan khác. Nếu nó di chuyển đến não sẽ gây tắc mạch máu não, nguy cơ đột quỵ não là rất cao. Ngoài ra huyết khối còn có thể gây tắc mạch chi, tắc mạch tạng,... Trong trường hợp cục máu đông đó đi tới phổi sẽ khiến bệnh nhân gặp phải triệu chứng khó thở, đôi khi không thể thở được, ho ra máu, móng tay hình khum, da dẻ xanh tím.
- Khối u chèn vào lỗ van tim hai lá sẽ làm cản trở dòng lưu thông của máu, dẫn tới nhồi máu cơ tim, nặng nhất là đột tử ở người bệnh.
Nếu cơ thể bạn đang gặp phải các triệu chứng nêu trên khi vận động, ngay cả những lúc nghỉ ngơi thì hãy đi khám càng sớm càng tốt.
3. U nhầy nhĩ trái và các phương pháp điều trị cần thiết
3.1. Chẩn đoán
Để chẩn đoán u nhầy nhĩ trái cần vận dụng kỹ thuật siêu âm tim. Sóng âm thanh từ máy siêu âm có tác dụng ghi lại hình ảnh của tim và cách mà dòng máu di chuyển qua tim. Nhờ đó siêu âm tim giúp xác định rõ vị trí, kích thước và chỗ bám của khối u, nhờ đó bác sĩ sẽ nắm được những thông tin quan trọng trước khi tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u này.
Ngoài phương pháp siêu âm tim, bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định thêm các kỹ thuật chẩn đoán khác như chụp X-quang lồng ngực và xét nghiệm máu.
3.2. Điều trị
Phương pháp được áp dụng phổ biến nhất trong điều trị u nhầy nhĩ trái đó là phẫu thuật để loại bỏ khối u. Sau khi đã có kết quả chẩn đoán xác định trong tim bệnh nhân có tồn tại khối u nhầy nhĩ trái, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân tiến hành phẫu thuật trong thời gian sớm nhất có thể. Bởi vì nếu không cắt bỏ khối u, bệnh nhân có nguy cơ gặp biến chứng tắc nghẽn máu tại tim và đột tử bất cứ lúc nào.
Bệnh nhân sau phẫu thuật u nhầy nhĩ trái đơn độc thường có tiên lượng tốt. Tỷ lệ tái phát của khối u là từ 1 - 5%. Trường hợp u nhầy nhĩ trái do di truyền thì nguy cơ tái phát bệnh sẽ cao hơn (20 - 25%). Đặc biệt những khối u nằm ở vị trí hiểm hóc, hiếm gặp thì cũng dễ bị tái phát hơn.
Phẫu thuật loại bỏ khối u là biện pháp thường được ứng dụng trong điều trị u nhầy nhĩ trái
Sau khi mổ bệnh nhân còn đối mặt với các rủi ro biến chứng khác như:
- Biến chứng thần kinh (tỷ lệ 3%);
- Biến chứng rung nhĩ (23 - 33%);
- Tỷ lệ tử vong (0.5 - 2,2%);
- Các vấn đề khác cần lưu ý: nhiễm trùng, đau vết mổ, loạn nhịp tim.
Nhìn chung bệnh u nhầy nhĩ trái có tỷ lệ thành công sau phẫu thuật lên tới 95%. Tuy nhiên khoảng 10% u nhầy nhĩ trái do di truyền có khả năng tái phát trong 6 năm đầu tiên sau thực hiện phẫu thuật cắt bỏ. Do vậy sau phẫu thuật và xuất viện bệnh nhân cần thực hiện tái khám theo lời dặn của bác sĩ, hàng năm phải siêu âm tim định kỳ để kịp thời phát hiện nguy cơ tái phát u.
Chuyên khoa Tim mạch của bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ thăm khám uy tín được nhiều khách hàng quan tâm. Là nơi quy tụ đội ngũ y bác sĩ chất lượng được đào tạo cả trong và ngoài nước, kết hợp với đó là hệ thống máy móc chẩn đoán hiện đại, Chuyên khoa đã chẩn đoán thành công cho nhiều rất nhiều ca mắc bệnh tim mạch trên khắp cả nước. Nhờ đó bệnh nhân có cơ hội điều trị bệnh ngay từ sớm, chất lượng cuộc sống được nâng cao và kéo dài tuổi thọ. Để được tư vấn khám và đăng ký dịch vụ tại MEDLATEC, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
