Tin tức

Ứng dụng đa hình gen VKORC1 và CYP2C9 định liều thuốc chống đông cho bệnh nhân tim mạch

Ngày 05/08/2023
Đây là nội dung được chia sẻ tại Hội thảo trực tuyến số 12 bởi chuyên gia - ThS.BS Nguyễn Tuấn Hải - Trưởng khoa C6, Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai; Giảng viên chính Bộ môn Tim mạch, Trường Đại học Y Hà Nội; Thành viên Hội Tim mạch Việt Nam, Ban Chấp hành Hội bệnh mạch máu Việt Nam. Chương trình được phát sóng trực tuyến chiều ngày 4/8, do Hệ thống Y tế MEDLATEC tổ chức.

Thuốc chống đông kháng vitamin K có vai trò quan trọng thế nào? 

Thuốc chống là thuốc chống lại các yếu tố đông máu huyết tương có tác dụng ức chế các yếu tố đông máu, ngăn ngừa sự hình thành và lan rộng của huyết khối gồm thuốc kháng đông đường uống như kháng vitamin K, NOACs, Heparin thường, hay thuốc kháng đông đường tiêm như Heparin TLPT thấp, Heparin. 

Thuốc chống đông khác thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, bởi thuốc chống ngưng tập tiểu cầu là thuốc ức chế các chức năng của tiểu cầu làm giảm xơ vữa mạch máu, giảm nguy cơ hình thành huyết khối. Ví dụ như thuốc Aspririn, Clopidogrel, Ticagrelor. 

Thuốc chống đông máu không có tác dụng tan cục máu đông mà chỉ có thuốc tiêu sợi huyết mới có tác dụng ly giải huyết khối đã hình thành. 

Lịch sử thuốc chống đông bắt đầu từ năm 1930 với sự ra đời của HEPARIN, tiếp đến là sự ra đời của kháng vitamin K. Và sau đó là các thế hệ thuốc chống đông khác như HEPARIN trọng lượng phân tử thấp, ức chế trực tiếp thrombin, ức chế trực tiếp yếu tố Xa, ức chế thrombin trực tiếp, ức chế yếu tố Xa trực tiếp. 

Thuốc chống đông được chỉ định điều trị khi nào? 


Thuốc chống đông mặc dù có vai trò quan trọng nhưng trong một số trường hợp sẽ có chỉ định và chỉ định tuyệt đối. Ảnh minh họa

Tại hội thảo, chuyên gia chia sẻ, thuốc chống đông được chỉ định trong các trường hợp sau: 

    + Điều trị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch cấp tính; 

    + Dự phòng thuyên tắc - huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân nội, ngoại, sản khoa... nguy cơ cao. 

      Bên cạnh đó, chuyên gia cũng lưu ý thuốc chống đông chỉ định tuyệt đối trong các trường hợp sau, cụ thể gồm: 

      • Thuyên tắc - huyết khối tĩnh mạch: 
      • Rung nhĩ (không do bệnh van tim): dự phòng đột quỵ tắc mạch; 
      • Bệnh tim thiếu máu cục bộ: hội chứng vành cấp, huyết khối trong buồng tim; 
      • Trong một số thủ thuật: thông tim, chụp động mạnh vành, lọc thận... 
      • Rung nhĩ ở bệnh nhân hẹp van hai lá do thấp 
      • Van tim nhân tạo cơ học 
      • Hẹp van hai lá do thấp: giãn nhĩ trái, huyết khối nhĩ trái/ tiểu nhĩ trái, tắc mạch hệ thống... 
      • Thuyên tắc - huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân bị hội chứng kháng phospholipid 
      • Tất cả các bệnh nhân suy thận nặng có chỉ định điều trị chống đông. 

      Vì sao nên điều trị bằng thuốc thuốc kháng vitamin K? 

      Thuốc kháng vitamin K (AVK) có lịch sử phát triển hàng trăm năm, nhưng từ đầu thế kỷ XXI thì có sự "cạnh tranh" với các thuốc thế hệ mới dòng NOACs, nay là thuốc NOACs đường uống không kháng vitamin K. Tuy nhiên, theo chuyên gia thuốc kháng vitamin K có vị trí “độc tôn” trong các trường hợp như: 

      • Rung nhĩ ở bệnh nhân hẹp van hai lá do di chứng thấp tim; 
      • Van tim nhân tạo cơ học; 
      • Hẹp van hai lá do thấp: giãn nhĩ trái, huyết khối nhĩ trái/ tiêu nhĩ trái, tắc mạch hệ thống... 
      • Thuyên tắc - huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân bị hội chứng kháng phospholipid; 
      • Tất cả bệnh nhân suy thận nặng có chỉ định điều trị chống đông. 

      Xét nghiệm di truyền - Tiêu chuẩn “vàng” cá thể hóa điều trị kháng vitamin K  

      Kháng vitamin K có tác dụng phòng ngừa huyết khối. Thuốc này dùng cũng có giá trị để theo dõi điều trị chống đông. Sử dụng thuốc chống đông nhằm mục đích cân bằng giữa nguy cơ tắc mạnh và chảy máu. Vì vậy, sử dụng thuốc chống đông cũng là một "nghệ thuật". 

      Bên cạnh những lợi ích mang lại, chuyên gia cho biết, thuốc chống đông nhóm vitamin K (AVK) còn tồn tại một số hạn chế như: cửa sổ điều trị hẹp, khởi đầu/chấm dứt tác dụng chậm, theo dõi đông máu thường quy nên thường xuyên chỉnh liều, ngoài ra có nhiều tương tác thức ăn - thuốc, hoặc tương tác thuốc - thuốc... Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. 


      Xét nghiệm di truyền giúp bác sĩ đưa ra hướng cá thể hóa điều trị kháng vitamin K 

      Chuyên gia nhấn mạnh với sự phát triển mạnh mẽ của ngành di truyền học thì thông qua xét nghiệm di truyền được xem là tiêu chuẩn “vàng” để biết được yếu tố di truyền của người bệnh có kháng vitamin K hay không, từ đó giúp bác sĩ đưa ra hướng cá thể hóa điều trị cho bệnh nhân. 

      Theo chuyên gia, việc thay đổi liều điều trị ở bệnh nhân liên quan đến hai gen chính là VKORC1 và CYP2C9, cụ thể như sau: 

      • CYP2C9: bệnh nhân mang alen*2 hoặc *3 cần liều khởi đầu thấp hơn và có nguy cơ chảy máu lớn hơn khi điều trị warfarin. 
      • VK0RC1: Các đột biến gen ngăn chặn sự chuyển đổi Vitamin - K thành hoạt động --> Vitamin - K bất hoạt không thể tương tác với các yếu tố đông máu --> cản trở quá trình đống máu --> kháng AVK. 
      • Kiểu gen CYP2C9 và VK0RC1: Xác định liều thích hợp trong khi điều trị chống đông bằng AVK để nâng cao hiệu quả và tăng sự an toàn của điều trị. 

      Chương trình Hội thảo trực tuyến số 12 của Hệ thống Y tế MEDLATEC tổ chức về chủ đề “Ứng dụng đa hình gen VKORC1 và CYP2C9 định liều thuốc chống đông cho bệnh nhân tim mạch” khép lại thành công tốt đẹp. Chủ đề này nằm trong series các chuyên đề về ứng dụng cận lâm sàng trong lĩnh vực tim mạch được phát sóng lần lượt vào thứ 6 hàng tuần, đó là các chủ đề về Ứng dụng di truyền học trong lâm sàng tim mạch (ngày 14/7), Bệnh động mạch chủ di truyền (21/7), Ứng dụng đa hình gene CYP2C19 cá thể hóa điều trị bệnh mạch vành (28/7). MEDLATEC mong rằng với những kiến thức, thông tin chia sẻ cập nhật và hữu ích được chuyên gia đầu ngành chia sẻ sẽ giúp quý đồng nghiệp trên toàn quốc trang bị cho mình kinh nghiệm, kinh nghiệm lâm sàng để vận dụng hiệu quả trong thực hành lâm sàng và nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. 

      Với thế mạnh quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm, cùng Trung tâm Xét nghiệm hiện đại nhất Việt Nam nên có đầy đủ năng lực thực hiện trên 2.000 danh mục xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu. Bên cạnh đó, Hệ thống Y tế MEDLATEC cũng được trang bị đồng bộ hệ thống máy móc hiện đại bậc nhất như máy MRI, CT, MSCT… để đáp ứng tối đa nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên toàn quốc. 

      Tiếp theo chương trình, Hội thảo trực tuyến số 13 về chủ đề: Ứng dụng hệ gen trong chẩn đoán và điều trị đại trực tràng và hội chứng đa polyp, do PGS.TS.BS Nguyễn Thị Vân Hồng, Nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai; Giảng viên bộ môn Tiêu hóa - Trường Đại học Y Hà Nội; Chuyên gia Tiêu hóa Hệ thống Y tế MEDLATEC báo cáo sẽ được phát sóng trực tiếp vào 15h00 - 16h30, chiều thứ 6 (ngày 11/8/2023), trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.  


      Hội thảo trực tuyến số 13 được phát sóng trực tiếp từ 15h00 - 16h30, chiều thứ 6 (ngày 11/8/2023), trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

      Ngay lúc này Ban tổ chức sẵn sàng tiếp nhận thông tin đăng ký tham gia chương trình Hội thảo trực tuyến số 13 tại đây. 

      Tham gia chương trình này, quý bác sĩ đồng nghiệp có ngay cơ hội nhận chứng nhận CME từ Hệ thống Y tế MEDLATEC. 

      Mọi thông tin chi tiết về hội thảo, quý bác sĩ vui lòng liên hệ Hotline: 1900 56 56 56, hoặc liên hệ cán bộ phụ trách Phạm Hoàng - ĐT: 0853134568. 


      Bình luận ()

      Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

      Lựa chọn dịch vụ

      Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

      Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

      Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

      Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

      Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.