Tin tức

Viêm phế quản mạn tính và những điều cần biết

Ngày 06/08/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Ly
Viêm phế quản mạn tính là một trong những bệnh về hô hấp điển hình hiện nay. Vậy bệnh như thế nào được gọi là mạn tính, nguyên nhân, triệu chứng ra sao? Bài viết dưới đây, các bác sĩ đến từ Chuyên khoa hô hấp, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc trên.

1. Tìm hiểu về bệnh Viêm phế quản mạn tính 

viêm phế quản mạn tính là gì?

Phế quản là một bộ phận của hệ hô hấp và đảm nhiệm chức vụ vận chuyển khí từ bên ngoài vào phổi. Viêm phế quản mạn tính là một loại bệnh lý tắc nghẽn phổi do tình trạng các ống phế quản có hiện tượng bị viêm, tiết dịch đờm khiến người bệnh có biểu hiện ho khạc liên tục từ 3 tháng đến 1 hoặc 2 năm.

Phế quản bị viêm gây ra tình trạng tắc nghẽn phổi do dịch nhầy tiết ra nhiều

Phế quản bị viêm gây ra tình trạng tắc nghẽn phổi do dịch nhầy tiết ra nhiều

Tiến triển và đối tượng mắc bệnh

Tùy thuộc vào thời gian, giai đoạn phát bệnh, mức độ nhiễm bệnh của từng cơ thể mà bệnh ở thể cấp tính hay mạn tính.Viêm phế quản ở giai đoạn mạn tính là tình trạng bệnh phát triển từ cấp tính phát hiện trễ hoặc không có biện pháp can thiệp kịp thời. Trường hợp bệnh cấp tính chỉ diễn ra trong 1 - 2 tuần, còn mạn tính thì bệnh kéo dài dai dẳng và liên tục gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động sinh hoạt bình thường của người bệnh. 

Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng với các độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất thường rơi vào nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Điều này khá nguy hiểm bởi đôi khi, nhiều bậc cha mẹ chỉ nghĩ đến các bệnh thông thường nên thường có xu hướng bỏ qua, đặc biệt là ở trẻ chưa biết nói, triệu chứng của trẻ chỉ thông qua quan sát của người lớn. Trong khi đó những trẻ bị mắc bệnh cần phải nhanh chóng có sự can thiệp và điều trị dứt điểm nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm khác về đường hô hấp. 

2. Nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản xuất phát từ đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh viêm phế quản, trong số đó phải kể đến các yếu tố bao gồm: 

Virus, vi khuẩn 

Nhiễm virus hay vi khuẩn là nguyên nhân được xếp hàng đầu gây ra bệnh viêm phế quản hiện nay. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng nhanh chóng phát triển và nhân lên với số lượng lớn. Các chủng vi khuẩn như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn hay liên cầu khuẩn,... dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Nhất là những trường hợp cơ thể người có sức đề kháng yếu, chúng sẽ di chuyển và khu trú ở mũi, họng, hoạt động mạnh mẽ, tăng tiết độc lực và gây ra các tình trạng viêm đường hô hấp trong đó có phế quản. 

Môi trường 

Bụi bẩn, hóa chất, rác thải bốc mùi hôi thối, xác chết động vật vứt lung tung, khói thuốc lá, công trường xây dựng,... khiến cho môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm nghiêm trọng và phát sinh các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt là môi trường không khí, tạo điều kiện để mầm bệnh sinh sôi nảy nở và xâm nhập vào cơ thể thông qua hoạt động hô hấp. 

Không khí ngày càng bị ô nhiễm chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ mắc các bệnh đường hô hấp gia tăng

Không khí ngày càng bị ô nhiễm chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ mắc các bệnh đường hô hấp gia tăng

Các yếu tố khác 

Yếu tố cơ địa có vai trò quan trọng trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh. Những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ chiến thắng được sự tấn công của mầm bệnh gây viêm phế quản mạn tính. Khi các tác nhân như bụi bẩn, vi khuẩn, virus,... khi xuất hiện trong cơ thể, cơ chế miễn dịch sẽ nhanh chóng hoạt động để tiêu diệt mầm bệnh. Do đó mà khi hàng rào bảo vệ của cơ thể đủ mạnh thì không có loại tác nhân nào có thể gây bệnh được cả. 

Bên cạnh đó thì một số bệnh lý khác cũng có thể là nguyên nhân gây thứ phát sang viêm phổi như các ổ viêm xoang, viêm họng hạt hay viêm tai giữa là phổ biến nhất. 

3. Viêm phế quản có những biểu hiện ra sao?

Hầu hết các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp đều có các biểu hiện gần giống nhau khiến người bệnh khó phân biệt được rõ ràng. Chính vì vậy mà người bệnh cần phải có sự quan sát kỹ lưỡng và tốt nhất là nên đến cơ sở y tế để kiểm tra khi có các biểu hiện như: 

  • Ho khạc liên tục, ho có đờm, các cơn ho có thể đến đột ngột khi thay đổi tư thế hoặc ho kéo dài theo từng cơn, đi kèm với đó là các cơn đau tức ngực, rát họng, khó thở. 

Ho là biểu hiện đặc trưng của các bệnh về đường hô hấp trong đó có viêm phế quản

Ho là biểu hiện đặc trưng của các bệnh về đường hô hấp trong đó có viêm phế quản

  • Sốt nhẹ là trường hợp hay gặp ở bệnh nhân bị viêm phế quản mạn tính, người bệnh có thể sốt từ 38 - 390C, thường xuất hiện vào buổi chiều tối. 

  • Dịch mũi tiết nhiều gây chảy nước mũi liên tục, các chất cặn bã hay chất thải của ổ viêm vón cục và theo dịch nhầy có thể gây tịt mũi, khiến hoạt động hít thở của người bệnh gặp khó khăn. 

  • Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân còn có biểu hiện lồng ngực co rút, đau tức, khó thở, cơ thể tím tái do thiếu oxy. 

4. Điều trị bệnh viêm phế quản mạn tính cần sử dụng các loại thuốc gì? 

Điều trị

Hiện nay có nhiều cách khác nhau để điều trị bệnh viêm phế quản mạn tính hiệu quả. Phổ biến nhất trong Tây y bao gồm: 

Sử dụng các loại thuốc đặc trị triệu chứng

Hầu hết ở giai đoạn khởi phát, bệnh nhân thường được chỉ định các loại thuốc nhằm điều trị các triệu chứng như sốt, ho,... Thuốc long đờm, giảm đau, hạ sốt, kháng viêm hay thuốc chống tắc nghẽn phế quản,... sẽ được kê toa với liều lượng và thời gian sử dụng khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể. 

Tùy vào mỗi trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ cho chỉ định phối hợp các loại thuốc khác nhau

Tùy vào mỗi trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ cho chỉ định phối hợp các loại thuốc khác nhau

Thuốc kháng sinh 

Các loại kháng sinh sẽ được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị nhiễm khuẩn. Tùy vào mức độ nguy hiểm và chủng độc lực gây bệnh khác nhau mà bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh sao cho phù hợp. Một số loại thường được sử dụng như Augmentin, Benzylpenicillin,... Ngoài ra còn có sử dụng thuốc chống virus trong trường hợp virus tấn công đường hô hấp. 

Lưu ý khi bị bệnh

Nhằm hỗ trợ cho việc điều trị cũng như phòng tránh bệnh hiệu quả thì người bệnh nên lưu ý một số điểm sau: 

  • Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh sau khi đã được thăm khám và có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc trong bất kỳ trường hợp nào. 

  • Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất có cơ thể, tăng cường bổ sung vitamin và các loại khoáng chất để hỗ trợ hệ miễn dịch, uống nhiều nước và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. 

  • Hạn chế các vận động thể lực mạnh, không ăn đồ cay nóng, uống nước lạnh, nước đá, các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...

  • Làm việc và thường xuyên tập các bài tập về hít thở ở những nơi có không khí trong lành, thoáng mát. 

  • Thường xuyên vệ sinh mũi, vòm họng bằng nước muối sinh lý hay nước muỗi pha loãng tối thiểu 1 lần trong ngày. 

Viêm phế quản mạn tính có thể được đẩy lùi nhanh chóng nếu bệnh nhân áp dụng đúng phương pháp. Nếu bạn còn có những thắc mắc cần hỗ trợ về căn bệnh này thì có thể liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa hô hấp tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC của chúng tôi. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị bệnh hô hấp, các chuyên gia của bệnh viện đảm bảo sẽ giải quyết tất cả các vấn đề sức khỏe của bạn. Liên hệ ngay đến hotline: 1900 565656 để đặt lịch khám với bác sĩ bạn nhé!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.