Tin tức

Viêm phế quản phổi: Nguyên nhân và đối tượng nhiễm bệnh

Ngày 18/11/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Bệnh viêm phế quản phổi là gì? Để biết được căn bệnh này nguy hiểm như thế nào, bạn có thể theo dõi bài chia sẻ sau đây. Hiểu được nguyên nhân gây bệnh cùng những đối tượng dễ bị ảnh hưởng sẽ giúp bạn biết cách phòng bệnh tốt hơn. 

1. Khái niệm bệnh viêm phế quản phổi

Phế quản chính là hệ thống đường dẫn khí kết nối từ khí quản cho đến vùng phế nang (tên gọi khác là nhu mô phổi). Phần phế quản lớp sẽ phân ra thành nhiều nhánh dẫn khí nhỏ và chúng được gọi là tiểu phế quản. Khi kết hợp với những phế nang sẽ tạo thành phổi. Các phế nang chính là nơi thực hiện quá trình trao đổi oxy và cả carbon dioxide giữa phổi và các mạch máu.

Viêm phế quản phổi là bệnh lý gì?

Viêm phế quản phổi là bệnh lý gì?

Viêm phế quản phổi chính là một dạng bệnh lý nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của vùng phế quản lẫn vùng phế nang ở bên trong cơ quan này. Bệnh nổi bật với tình trạng viêm khu trú từng mảng nằm ở xung quanh vùng phế quản. Chúng có thể tác động đến một hoặc nhiều hơn các thùy phổi trong cùng một lúc.

Những người mắc bệnh sẽ bị suy yếu các chức năng trao đổi khí ở phổi. Do đó, những vấn đề liên quan đến hô hấp cũng sẽ xảy ra. Với một số tình trạng nghiêm trọng hơn, bệnh có thể trở thành các ổ áp xe (tức là những túi có chứa mủ) nằm ở bên trong phần nhu mô phổi.

Thêm vào đó, vấn đề nhiễm trùng khi không được kiểm soát một cách hợp lý sẽ lan rộng đến nhiều vùng lân cận khác như khoang màng phổi hoặc gây nên chứng nhiễm trùng huyết. Và lâu dần chúng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ các bộ phận khác trên cơ thể. Viêm phế quản phổi thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi và người già trên 65 tuổi.

2. Những nguyên nhân gây bệnh phổ biến là gì?

Một trong những nguyên nhân của bệnh viêm phế quản phổi chính là do những vi khuẩn gây ra. Điển hình trong đó có thể điểm qua một vài cái tên như vi khuẩn Staphylococcus aureus, vi khuẩn Klebsiella pneumoniae, vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B, vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, vi khuẩn Acinetobacter baumannii,...

Bệnh xuất hiện chủ yếu do các loại vi khuẩn

Bệnh xuất hiện chủ yếu do các loại vi khuẩn

Bên cạnh đó, bệnh còn có thể do các loại virus hoặc do các vi nấm với tỷ lệ khá thấp. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm mà chúng mang lại cao hơn nhiều so với các vi khuẩn. Viêm phế quản phổi do vi nấm Aspergillus fumigatus đã được phát hiện và điều trị khá lâu trước đây. Thời gian qua, tác nhân virus gây ra đại dịch toàn cầu là SARS-CoV-2 cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm phế quản phổi với những biến chứng nguy hiểm. Cả hai loại này đều có thể khiến cho tình trạng viêm phế quản phổi trở nên nguy hiểm và nghiêm trọng hơn.

Những nguyên nhân gây bệnh rất dễ lây rộng với đường lây chính là hệ hô hấp. Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi có thể tạo ra rất nhiều những hạt nhỏ li ti có chứa các tác nhân gây bệnh lẫn ở trong không khí. Từ đó, những người khác ở trong cự ly gần có thể bị nhiễm bệnh khi hít phải những tác nhân gây bệnh này.

Sau khi hít phải những giọt dịch có mầm bệnh, chúng sẽ cư trú ở các khu vực như mũi họng hoặc ở hầu họng. Dần dần chúng sẽ đi sâu hơn vào đường hô hấp và đi đến vùng phế quản, phế nang rồi dần hình thành bệnh. Những triệu chứng của bệnh cũng có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công vào những tác nhân viêm của bệnh.

3. Những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh

Một số đối tượng có khả năng nhiễm bệnh cao khiến cho các tác nhân gây bệnh nguy hiểm có điều kiện phát triển nhanh chóng hơn, cụ thể:

Nhóm đối tượng nào dễ bị viêm phế quản phổi?

Nhóm đối tượng nào dễ bị viêm phế quản phổi?

  • Các bạn nhỏ dưới 2 tuổi là những người dễ bị nhiễm bệnh nhất.

  • Những người trên 65 tuổi.

  • Những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc uống rượu bia quá nhiều trong thời gian dài.

  • Những người sử dụng thuốc kháng sinh thời gian trước đó với nguy cơ cao có thể bị viêm phế quản phổi.

  • Những người vừa làm phẫu thuật hoặc gặp những chấn thương nặng trong thời gian gần đây.

  • Những người bị chứng nhiễm trùng hô hấp trên, ví dụ như bệnh cảm lạnh hoặc bệnh cúm có thể chuyển sang thành chứng viêm phế quản phổi.

  • Người có tiền sử mắc phải các bệnh lý có liên quan đến hô hấp mạn tính điển hình như chứng COPD, chứng xơ nang hoặc giãn phế quản và hen phế quản.

  • Những người có tiểu sử về các loại bệnh lý khác ví dụ như đái tháo đường, suy tim hoặc chứng suy gan.

  • Những người có vấn đề về chứng suy giảm hệ miễn dịch ví dụ như nhiễm HIV hoặc mắc phải các căn bệnh như rối loạn tự miễn.

  • Những người hiện tại đang điều trị các bệnh khác thông qua những loại thuốc có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch (ví dụ hóa trị ung thư, các loại thuốc chống thải ghép hoặc thuốc corticosteroid).

Những đối tượng này cần phải sử dụng những biện pháp nhằm phòng ngừa và tránh tình trạng nhiễm trùng. Nhất là khi bạn phải tiếp xúc trực tiếp với người bị viêm phế quản phổi vì chúng rất dễ lây nhiễm bệnh.

4. Bệnh viêm phế quản phổi nguy hiểm như thế nào?

Viêm phế quản phổi nếu không được điều trị kịp thời theo phác đồ của bác sĩ thì có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Nhất là ở các đối tượng như trẻ em, người cao tuổi và những người có sức đề kháng yếu. Vì vậy, bệnh lý này có thể gây nên hiện tượng suy hô hấp và có thể khiến cho tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa.

Đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh

Đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh

Những người mắc phải căn bệnh này nếu không điều trị đúng cách có thể gặp phải một số dạng biến chứng như sau:

  • Suy hô hấp: Chúng sẽ xuất hiện khi quá trình trao đổi oxy hoặc carbon dioxide ở phổi có dấu hiệu suy giảm. Một số trường hợp cần phải sử dụng thêm máy thở để hỗ trợ.

  • Hội chứng suy hô hấp cấp có thể tiến triển ở những người trưởng thành (ARDS): Đây là một dạng suy hô hấp ở cấp độ nặng và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

  • Nhiễm trùng huyết: Những tác nhân gây bệnh có thể đi vào trong máu và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng huyết. Từ đó, các bộ phận khác trong cơ thể có thể bị tổn thương và dẫn đến tình trạng suy đa tạng và khiến tính mạng bị ảnh hưởng.

  • Áp xe phổi: Chứng viêm phổi nếu không được điều trị sẽ khiến cho nguy cơ hình thành nên những túi mổ (hoặc các ổ áp xe) ở bên trong phổi xuất hiện.

Nhìn chung, chứng viêm phế quản phổi có thể để lại khá nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho những bệnh nhân dưới 5 tuổi bị tử vong. Chính vì vậy, bạn cần phải thật cẩn trọng, thường xuyên thăm khám định kỳ để hạn chế tối đa những biến chứng và ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của mình và những người thân xung quanh. Cơ sở y tế lý tưởng bạn có thể tham khảo là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Bệnh viện quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành cùng Trung tâm Xét nghiệm được đầu tư những trang thiết bị hỗ trợ hiện đại nhất, đạt chuẩn ISO 15189:2012 và CAP. Ngoài ra, MEDLATEC còn tự hào với hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh hiện đại như MRI, CT, X-quang,...; Chính vì những lý do này mà trong những năm qua, MEDLATEC vẫn luôn là địa chỉ y tế uy tín được nhiều người tin tưởng và lựa chọn.

Ngay khi có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, Quý khách có thể liên hệ với bệnh viện thông qua số điện thoại 1900 56 56 56 để đặt lịch thăm khám sớm, tổng đài viên của Bệnh viện sẽ hỗ trợ tư vấn và đặt lịch khám cho quý khách 24/7.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.