Tin tức

Xét nghiệm 17 - cetosteroid trong nước tiểu dùng để chẩn đoán bệnh gì?

Ngày 03/04/2020
KTV. Vũ Thị Nga - Trung tâm xét nghiệm MEDLATEC
17-cetosteroid là một nhóm các hợp chất có nguồn gốc steroid trong nước tiểu được sản xuất ở vỏ thượng thận, tinh hoàn hoặc buồng trứng. Khi có sự bất thường của kết quả xét nghiệm 17-cetosteroid đồng nghĩa với việc chức năng của cơ quan trên cơ thể cũng bị ảnh hưởng.

1. Khái niệm về 17-cetosteroid

17-cetosteroid là những chất tạo thành trong quá trình chuyển hóa các hormon giới tính nam như testosterone, androgen và các hormone khác do tuyến thượng thận sản xuất ra. Các chất này sẽ được bài tiết theo dòng nước tiểu để ra ngoài cơ thể.

Ở nam giới, 17-cetosteroid có trong nước tiểu là từ 2 nguồn gốc: 1/3 là được chuyển hóa từ testosteron ở tinh hoàn và phần còn lại là từ các hormone androgen được sản xuất ở vỏ thượng thận.

ở phụ nữ và trẻ em, phần lớn chất này được sản xuất từ các hormone androgen của vỏ thượng thận do đó lượng 17-cetosteroid trong nước tiểu của nữ thường thấp hơn của nam.

Thông qua việc định lượng 17-cetosteroid trong nước tiểu sẽ giúp đánh giá chức năng của vỏ tuyến thượng thận, tinh hoàn.

Chỉ một phần rất nhỏ 17-cetosteroid được đào thải qua nước tiểu. 17-cetosteroid trong nước tiểu được lấy từ tiền chất của glucocorticosteroids. Việc xác định nồng độ 17-cetosteroid trong nước tiểu là rất cần thiết để đánh giá hoạt động và chức năng tổng thể của vỏ thượng thận.

2. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm xét nghiệm 17-cetosteroid khi nào?

Khi bác sĩ nghi ngờ bạn có dấu hiệu rối loạn liên quan đến mức độ androgen bất thường. Đặc biệt khi có các dấu hiệu của cường androgen như: có sự phát triển các đặc tính sinh dục nam thứ phát ở nữ do tăng sản xuất androgen (hiện tượng nam hóa), rậm lông (lông mọc kiểu nam ở nữ), phát triển trứng cá, nữ đầu hói giống nam,...

Xét nghiệm cũng được chỉ định trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ có bất thường ở tuyến thượng thận: tăng sản thượng thận, u tuyến thượng thận, suy thượng thận,...

Các khối u ở tinh hoàn, buồng trứng mà nghi tăng tiết testosteron các bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm này.

Đôi khi bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm 17-cetosteroid kết hợp với xét nghiệm. Dehydroepiandrosterone (DHEA) để chẩn đoán tăng sản hoặc suy vỏ thượng thận.

Hình 1: Hiện tượng rậm lông ở nữ giới.

3. Cách lấy mẫu bệnh phẩm tiến hành xét nghiệm 17-cetosteroid

Xét nghiệm 17-cetosteroid được tiến hành trên mẫu bệnh phẩm là nước tiểu 24 giờ.

Bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bạn cách lấy mẫu nước tiểu 24 giờ.

Mẫu nước tiểu sẽ được đựng trong một thùng chứa mẫu do nhân viên y tế cung cấp và được bảo quản lạnh trong suốt quá trình thu thập mẫu. Thùng mẫu cần được chuyển ngay về phòng xét nghiệm sau khi lấy bãi nước tiểu cuối cùng để đảm bảo chất lượng kết quả xét nghiệm.

Hình 2: Mẫu bệnh phẩm nước tiểu

Một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm 17-cetosteroid nên khi đến thăm khám bạn cần mang tất cả các loại thuốc mà bạn đang dùng gần đây để được tư vấn một cách chính xác nhất.

Các thuốc có thể làm tăng 17-cetosteroid như:

  • Kháng sinh.

  • Dexamethasone.

  • Cloramphenicol.

  • Meprobamate.

  • Chlorpromazine.

  • Quinidin.

  • Phenothiazin.

  • Secobarbital.

  • Spironolactone.

Các thuốc làm giảm 17-cetosteroid như:

  • Thuốc tránh thai.

  • Estrogen.

  • Probenecid.

  • Reserpine.

  • Salicylates (sử dụng kéo dài).

  • Thuốc lợi tiểu Thiazid.

4. Giới hạn nồng độ 17-cetosteroid trong cơ thể

Bình thường, nồng độ 17-cetosteroid trong cơ thể khác nhau theo giới tính, độ tuổi, cụ thể như sau:

  • Ở nam:10 - 25 mg/24h.

  • Ở nữ: 6,0 - 15 mg/24h.

  • Ở trẻ em: Lúc mới sinh không có, bắt đầu xuất hiện khi 3 tuổi, tăng dần nhưng rõ rệt sau 10 tuổi (1 - 5mg/24h); tới 15 - 18 tuổi đạt khoảng 8mg/24h, nếu là nam thì tiếp tục tăng dần tới 21 tuổi thì đạt được như người lớn.

  • Ở người già trên 70 tuổi, lượng 17-cetosteroid thấp hơn:

nam giới là 3 - 12 mg/24h; nữ giới là 3 - 13mg/24h.

Nồng độ này thay đổi sinh lý trong một số trường hợp:

  • Tăng sau khi hoạt động mệt nhọc.

  • Giảm khi nhịn ăn.

5. Ý nghĩa xét nghiệm 17-cetosteroid

Nồng độ 17-cetosteroid tăng hay giảm là một số dấu hiệu chẩn đoán một số bệnh lý, cụ thể:

  • Tăng trong các trường hợp:

  • Cường vỏ thượng thận.

  • Tăng sản vỏ thượng thận.

  • Ung thư thượng thận.

  • Hội chứng sinh dục - thượng thận Apert - Gallais.

  • Riêng ở nam: u tế bào kẽ Leydig, dậy thì sớm, khi dùng testosteron hay HCG.

  • Riêng ở nữ: chứng nam hóa và rậm lông do tăng sản vỏ thượng thận hay do u thượng thận hoặc buồng trứng, hội chứng Stein - Leventhal, hội chứng lưỡng tính giả nam ở con gái (hội chứng Wilkin).

Hình 3: Tuyến thượng thận.

  • Giảm trong các trường hợp:

  • Suy vỏ thượng thận, bệnh Addison.

  • Viêm nhiễm cấp tính, bệnh mạn tính.

  • Thiểu năng vùng dưới đồi - yên: hội chứng Sim - monds, hội chứng Sheehan, u tuyến yên,...

  • Suy giáp.

  • Thiểu năng tinh hoàn, hội chứng Klinefelter.

  • Thiểu năng buồng trứng, hội chứng Turner.

Để chẩn đoán bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh bác sĩ thường chỉ định kết hợp xét nghiệm 17-cetosteroid niệu với xét nghiệm ACTH máu và nồng độ cortisol máu. Nếu có sự tăng cao của 17-cetosteroid niệu song song với một mức thấp của ACTH hoặc thấp hơn nồng độ cortisol máu người bệnh có khả năng mắc bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh.

Nồng độ 17-cetosteroid tăng kết hợp với nồng độ DHEAS huyết thanh tăng và androstenedione tăng gặp trong các bệnh lý về thượng thận, còn nồng độ các chất trên thay đổi có thể do nguyên nhân khác.

Để đảm bảo sức khỏe của bản thân bạn hãy đến các cơ sở uy tín để thăm khám khi cảm thấy cơ thể có vấn đề. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn là lựa chọn hàng đầu của khách hàng. Ngoài ra để giảm bớt gánh nặng về chi phí khám chữa bệnh MEDLATEC đã và đang tiếp nhận bảo lãnh viện phí cho các khách hàng có thẻ bảo hiểm của hơn 30 công ty, có thể kể đến các công ty sau: Bảo hiểm Vietinbank (VBI), Bảo hiểm nhân thọ Manulife, Bảo hiểm bưu điện PTI, Bảo hiểm BIDV (BIC), Bảo hiểm Bảo Minh, Bảo hiểm Xuân Thành, Bảo hiểm MSIG,....

Hiện tại MEDLATEC triển khai dịch vụ bảo lãnh viện phí tại 2 cơ sở:

- Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC: 42 - 44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.

- Phòng khám Đa khoa MEDLATEC: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội.

Gọi ngay đến số tổng đài 1900 565656 để được giải đáp những thắc mắc của bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.