Tin tức

Xét nghiệm ALP là gì và khi nào cần thực hiện xét nghiệm ALP

Ngày 11/07/2019
CN. Phạm Văn Ngãi, Trung tâm Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Những bệnh nhân nghi mắc bệnh về gan hay xương thường được chỉ định xét nghiệm ALP. Vậy xét nghiệm ALP thực chất là gì, thể hiện điều gì và cần lưu ý những gì khi cần xét nghiệm?

1. ALP là gì?

ALP là một loại enzyme có trong máu người, tên khoa học là Alkaline Phosphatase. Enzyme này tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, được sản sinh ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, đặc biệt là xương, gan. Mỗi cơ quan sản sinh lại quy định dạng tồn tại khác nhau của ALP.

ALP chủ yếu được sinh ra ở gan, số ít tại tủy xương, ruột, thận. Ở phụ nữ mang thai, ALP cũng được tìm thấy ở nhau thai.

Xét nghiệm ALP giúp kiểm tra các bệnh lý ở gan

ALP là loại enzyme có trong máu người

2. Xét nghiệm ALP là gì?

Xét nghiệm ALP là xét nghiệm phổ biến, thường thực hiện nhiều tại các bệnh viện và phòng khám. Xét nghiệm này sẽ giúp đánh giá, kiểm tra hàm lượng enzyme ALP có trong máu.

Nếu kết quả xét nghiệm thấy hàm lượng ALP trong máu bất thường thì rất có thể bạn đang gặp phải vấn đề ở gan hay xương. Chỉ số ALP cũng giúp bác sĩ đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng, bệnh truyền nhiễm hay khối u thận.

Ở mỗi lứa tuổi, nhóm máu và cả giới tính, giá trị ALP bình thường cũng khác nhau.

3. Ý nghĩa của chỉ số ALP

Giá trị chỉ số ALP ở người có sức khỏe bình thường là từ 64 – 306 U/L, tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và nhóm máu.

Chỉ số ALP sẽ giúp bác sĩ đánh giá được hoạt động của gan có tốt hay không, có gặp vấn đề gì về xương không… Cụ thể:

3.1. Chỉ số ALP trong kiểm tra sức khỏe gan

Khi bệnh nhân gặp phải các dấu hiệu của bệnh gan như vàng mắt, vàng da, đau bụng, nôn và buồn nôn…

Xét nghiệm ALP để kiểm tra sức khỏe của gan

Xét nghiệm ALP để kiểm tra sức khỏe gan

Bác sỹ có thể yêu cầu xét nghiệm ALP để kiểm tra gan có bị tổn thương hay mắc bệnh hay không. Từ chỉ số ALP, cũng giúp chẩn đoán bệnh xơ gan, tắc ống dẫn mật, viêm gan hay viêm túi mật.

3.2. Chỉ số ALP với sức khỏe xương

Xét nghiệm ALP được chỉ định khi nghi mắc bệnh nhuyễn xương, còi xương, Paget… Những căn bệnh này đều liên quan tới rối loạn tổng hợp xương do mất cân bằng giữa quá trình tạo và hủy xương, đều thể hiện qua chỉ số ALP. Bên cạnh đó, xét nghiệm ALP cũng đánh giá mức thiếu hụt vitamin D của cơ thể, nghĩa là khả năng có mặt khối u phát triển bất thường trong xương.

Ở phụ nữ mang thai, chỉ số ALP cũng cao hơn bình thường, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ. Nhưng nếu không phải do mang thai mà chỉ số máu ALP cao thì khả năng người đó mắc các bệnh liên quan đến sản xuất ALP, thường gặp như viêm gan, xơ gan, ung thư gan, còi xương, nhuyễn xương, ung thư xương, viêm túi mật, tắc ống dẫn mật…

Bên cạnh đó, ở 1 số trường hợp khác, chỉ số ALP trong máu cao còn thể hiện người xét nghiệm có thể gặp vấn đề về thận, tim mạch hay nguy hiểm hơn nữa là nhiễm trùng máu.

Ngược lại, khi chỉ số ALP thấp bất thường thì nhiều khả năng người đó bị thiếu trầm trọng khoáng chất, vitamin hay bị suy dinh dưỡng.

4. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm ALP?

Như đã trình bày ở trên, xét nghiệm ALP có thể giúp phát hiện và chẩn đoán các bệnh về gan và xương. Do đó, khi bác sĩ nghi bạn mắc các bệnh liên quan tới gan và xương sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm ALP.

Cụ thể, Các triệu chứng liên quan tới gan sau thường yêu cầu xét nghiệm ALP để chẩn đoán bệnh:

- Vàng da;

- Nôn và buồn nôn;

- Đau bụng.

Cơ thể có những biểu hiện bất thường như đau lưng, đau bụng cần thực hiện xét nghiệm ALP

Xét nghiệm ALP chẩn đoán bệnh về xương

Còn các triệu chứng bệnh liên quan tới các bệnh về xương sau sẽ cần xét nghiệm ALP:

- Còi xương;

- Nhuyễn xương;

- Bệnh Paget;

- Tình trạng thiếu vitamin D;

- U xương;

- Xương phát triển bất thường.

5. Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm ALP?

Hầu hết các trường hợp trước khi xét nghiệm ALP sẽ không cần phải chuẩn bị đặc biệt nào. Song tùy tình trạng sức khỏe đặc biệt của bạn, bác sĩ xét nghiệm có thể có lưu ý riêng khác nhau. Do đó, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về điều này.

Hầu hết việc ăn uống không ảnh hưởng nhiều tới nồng độ ALP trong máu Nhưng cần lưu ý: trước khi xét nghiệm 4-6h nên tránh chế độ ăn nhiều chất đạm có thể làm cho máu có nồng độ Triglycerid cao có thể làm sai lệch kết quả.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc sẽ làm thay đổi chỉ số ALP này. Do đó, hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang sử dụng thuốc trị bệnh, có thể cần ngưng sử dụng thuốc để lấy máu xét nghiệm được chính xác hơn.

Khi xét nghiệm lấy máu, bạn nên mặc áo tay ngắn để dễ dàng lấy máu hơn.

6. Quy trình thực hiện xét nghiệm ALP

Quy trình chuẩn xét nghiệm ALP được thực hiện như sau:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu và đặt lịch

Tại các bệnh viện, phòng khám hay trung tâm xét nghiệm có dịch vụ xét nghiệm ALP, bạn cần yêu cầu hoặc gửi yêu cầu từ bác sĩ điều trị về việc cần thực hiện xét nghiệm. Đơn vị xét nghiệm sẽ tiếp nhận, có thể xét nghiệm ngay sau đó hoặc cần sắp xếp lịch phù hợp.

Bước 2: Thực hiện lấy máu xét nghiệm

Quá trình lấy máu xét nghiệm ALP khá giống với các xét nghiệm máu khác.

Chuyên viên y tế sẽ thực hiện như sau:

- Quấn dải băng quanh vùng cánh tay trên để hạn chế máu lưu thông.

- Sát trùng vùng lấy máu bằng cồn.

- Tiêm kim tiêm vào tĩnh mạch.

- Gắn ống vào kim tiêm để máu chảy ra.

- Khi lấy đủ máu cần thiết, tháo dải băng quanh tay.

- Thoa bông lên vùng vừa tiêm tránh chảy máu.

- Dán băng cá nhân.

mẫu máu xét nghiệm ALP được thực hiện tại MEDLATEC

Lấy máu xét nghiệm

Bước 3: Phân tích mẫu máu

Mẫu máu sau khi được lấy sẽ được đem đi phân tích, xác định lượng ALP có trên máu, tùy theo từng bệnh viện, trung tâm mà thời gian trả kết quả khác nhau. Bạn nên thực hiện xét nghiệm ở bệnh viện lớn, uy tín để kết quả chính xác, theo đó các bác sỹ cũng đưa ra những tư vấn phù hợp.

7. Nên xét nghiệm ALP ở đâu?

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng cung cấp dịch vụ xét nghiệm ALP, nằm trong nhóm các dịch vụ xét nghiệm từ cơ bản đến đến chuyên sâu. Xét nghiệm ALP được MEDLATEC thực hiện mỗi ngày, do đó mọi người có thể đến xét nghiệm mỗi khi cần.

Với trên 23 năm kinh nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cùng đội ngũ bác sỹ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và được trang bị đồng bộ hệ thống các máy móc hiện đại, tạo được uy tín cả trong và ngoài nước.

Đặc biệt, khoa xét nghiệm của MEDLATEC đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012, đảm bảo cung cấp kết quả xét nghiệm chính xác và tin cậy.

Ưu điểm khi chọn dịch vụ xét nghiệm ALP tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC:

- Đặt lịch khám nhanh chóng, thuận tiện.

- Thủ tục và quá trình thăm khám nhanh chóng, chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian.

- Danh mục gói khám đa dạng, đầy đủ, chi tiết.

- Tiếp cận dịch vụ y tế chuyên nghiệp cùng đội ngũ chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm.

- Hệ thống trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất hiện đại, sạch đẹp.

- Mức chi phí hợp lý, phù hợp với thu nhập chung của người dân.

Bạn còn có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm ALP tại nhà, tiện lợi, tiết kiệm thời gian và chủ động hơn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.