Tin tức

Xét nghiệm đường máu và những thông tin cần biết

Ngày 25/12/2019
BS. Phan Thanh Nguyên, Trung tâm xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Tiểu đường là căn bệnh thường gặp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó người trung niên và cao tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất tại nước ta. Tiểu đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, thậm chí là nguyên nhân dẫn đến tử vong. Để phát hiện tiểu đường kịp thời và kiểm soát bệnh, xét nghiệm đường máu là việc rất cần được tiến hành. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ về kỹ thuật thăm khám này chưa?

1. Xét nghiệm đường máu là gì?

Xét nghiệm đường máu không còn xa lạ với nhiều người, nhất là những người đang mắc bệnh tiểu đường. Xét nghiệm đường máu hay còn gọi là xét nghiệm đường huyết chính là việc định lượng lượng Glucose có trong máu. Và Glucose và là năng lượng chính trong cơ thể con người. 

Xét nghiệm đường máu giúp phát hiện chính xác bệnh tiểu đường

Xét nghiệm đường máu giúp phát hiện chính xác bệnh tiểu đường

Xét nghiệm đường trong máu nhằm mục đích phát hiện và theo dõi bệnh tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Chúng ta có thể tạm hiểu, tiểu đường là tình trạng khiến lượng đường trong máu tăng cao. Nguyên nhân là do sự thay đổi nồng độ insulin không ở mức bình thường hoặc giảm sự nhạy cảm với insulin ở mô đích. Từ đó dẫn đến sự thay đổi của nồng độ đường trong máu và gây nên những biến chứng nguy hiểm. 

2. Xét nghiệm đường máu có những loại nào?

Xét nghiệm đường máu là phương pháp chính xác để phát hiện và kiểm soát bệnh tiểu đường. Xét nghiệm đường trong máu chia thành nhiều loại. Cụ thể hơn:

Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Đây là xét nghiệm được tiến hành sau khi nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng, bệnh nhân không ăn uống gì, ngoại trừ nước lọc. Xét nghiệm đường trong máu lúc đói là xét nghiệm đầu tiên để chẩn đoán tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Giống với tên xét nghiệm bạn có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào trong ngày. Xét nghiệm không yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn và có thể tiến hành nhiều lần trong ngày. Trong trường hợp nồng độ đường trong ngày không ổn định thì cần được kiểm tra và thăm khám kỹ càng hơn.

Xét nghiệm đường máu có nhiều loại

Xét nghiệm đường máu có nhiều loại

Nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống: Đây là xét nghiệm tiểu đường và rối loạn dung nạp đường huyết. Mẫu máu được lấy sau khi uống chất lỏng có chứa đường. Xét nghiệm dung nạp Glucose đường uống thường được áp dụng chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.

Xét nghiệm HbA1c máu: Xét nghiệm nhằm mục đích đo lượng đường ở dạng kết hợp với hồng cầu trong máu. Về thực chất xét nghiệm HbA1c máu có thể sử dụng để chẩn đoán tiểu đường. Bên cạnh đó, lượng HbA1c còn có th dùng để đánh giá nồng độ đường trung bình trong máu trong thời gian dài, cho biết người bị tiểu đường có đang kiểm soát bệnh tốt hay không. Và chúng còn được gọi là đường huyết ước đoán. 

3. Chuẩn bị trước khi làm xét nghiệm đường huyết

Tùy thuộc vào từng loại xét nghiệm mà người bệnh cần chuẩn bị trước một số vấn đề. Cụ thể hơn:

  • Nếu làm xét nghiệm đường huyết đói không được ăn hoặc uống trong 8 tiếng trước khi xét nghiệm. Nếu quá khát bạn có thể uống nước lọc. Đó chính là lý do bạn nên thực hiện loại xét nghiệm này vào buổi sáng. Hoặc gọi điện đến bệnh viện để đặt lịch cụ thể và chính xác để xét nghiệm.

  • Đối với xét nghiệm lượng đường trong máu bất kỳ, người bệnh có thể ăn uống.

  • Stress nghiêm trọng là lý do làm cho lượng đường trong máu tăng tạm thời. Thế nên, người bệnh cần chú ý luôn giữ cho tình thần thoải mái vui vẻ để kết quả xét nghiệm chính xác hơn.

Nồng độ Glucose trong máu có thể không chính xác bởi nhiều yếu tố

Nồng độ Glucose trong máu có thể không chính xác bởi nhiều yếu tố

Song song với đó, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng. Bao gồm: thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, thảo dược,… Vì trên thực tế có nhiều loại thuốc có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm đường máu. Ví dụ:

  • Acetaminophen

  • Corticosteroids

  • Steroids

  • Thuốc lợi tiểu

  • Thuốc viên tranh thai

  • Liệu pháp hormone

  • Aspirin

  • Thuốc chống loạn thần kinh không điển hình

  • Lithium

  • Epinephrine

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng

  • Thuốc ức chế imao

  • Phenytoin

  • Những thuốc nhóm sulfonylurea.

4. Cách đọc chỉ số xét nghiệm đường máu

4.1. Chỉ số Glucose của người bình thường là bao nhiêu?

Trong máu của mỗi chúng ta luôn tồn tại một lượng Glucose nhất định. Glucose nắm giữ vai trò là năng lượng cho mọi hoạt động. Và chỉ số Glucose của người bình thường là:

  • Chỉ số Glucose đạt 90 - 130 mg/dl (tức 5 - 7,2 mmol/l) lúc đói, cách bữa ăn gần nhất tối thiểu 8 tiếng. 

  • Chỉ số Glucose dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l) ở thời điểm sau ăn khoảng 1 tiếng.

  • Chỉ số Glucose đạt từ 100 - 150 mg/l (tức 6 - 8,3 mmol/l) ở thời điểm sau ăn 2 tiếng.

4.2. Chỉ số Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?

Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường chỉ số Glucose sẽ có sự khác biệt. Kết quả này có thể cao hoặc thấp hơn khi so với những người bình thường.

Trường hợp 1: Đo chỉ số Glucose lúc đói kết quả là 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên thì chứng tỏ đã bị tiểu đường. Tuy nhiên cần đo lần hai để có kết quả chính xác hơn. Vì đôi khi các các chỉ số đo được cũng có sự thay đổi và không đồng nhất. Trong trường hợp chỉ số đo được  dưới 110 mg/dl nên đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ tư vấn.

Hãy nhờ bác sĩ chuyên khoa đọc kết quả xét nghiệm

Hãy nhờ bác sĩ chuyên khoa đọc kết quả xét nghiệm

Trường hợp 2: Chỉ số Glucose đo được lúc đói trong khoảng 110 - 126 mg/dl thì rơi vào trường hợp rối loạn dung nạp đường huyết lúc đói. Hay nói cách khác, đây chính là giai đoạn tiền tiểu đường. Trên thực tế, có khoảng 40% những người có chỉ số Glucose như trên bị tiểu đường sau 4 đến 5 năm. Nói cách khác thì đây là giai đoạn tiền tiểu đường. Có khoảng 40% người có chỉ số Glucose như này sẽ mắc bệnh tiểu đường trong 4 - 5 năm sau. 

Vì vậy, trong mọi tình huống chúng ta không nên chủ quan, xét nghiệm kiểm tra đường máu khi có nghi ngờ. Song song với đó, nên kiểm tra tại cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn và đưa ra hướng điều trị đúng ngay từ đầu. Nhờ vậy người bệnh sẽ không phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường.

5. Xét nghiệm đường máu tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Xét nghiệm đường máu là xét nghiệm quan trọng nhằm mục đích phát hiện và theo dõi tiểu đường. Trong nhiều trường hợp, người bệnh có tiến hành xét nghiệm nhưng không cho kết quả chính xác vì những lý do khác nhau.  Để tránh tình trạng trên, khi có nhu cầu xét nghiệm người bệnh hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở bệnh viện uy tín tại Hội Nội được nhiều người lựa chọn. Đến nay, bệnh viện đã có trên 23 năm kinh nghiệm, quy tụ đội ngũ nhân viên y tế có năng lực chuyên môn và tận tâm với công việc. Đặc biệt, bệnh viện sở hữu hệ thống xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Vui lòng liên hệ tổng đài MEDALTEC 1900.56.56.56 để được tư vấn cụ thể và đặt lịch xét nghiệm đường máu.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.