Tin tức

Xét nghiệm HbA1c và những điều cần biết trong điều trị bệnh tiểu đường

Ngày 22/04/2020
CN Vũ Thị Loan - Trung tâm xét nghiệm
Trong quá trình điều trị bệnh nhân tiểu đường, xét nghiệm HbA1c đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu giúp các bác sĩ có những định hướng để xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân. 

1. Sơ lược về chỉ số HbA1c

Chỉ số HbA1c là gì?

  • HbA1c (Hemoglobin A1c) là chỉ số đánh giá lượng đường huyết trung bình trong 2 - 3 tháng trước đó.

  • Hemoglobin là một protein chứa trong hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy đến các tế bào và cơ quan trong cơ thể. Hemoglobin gồm nhiều loại trong đó Hemoglobin A (HbA) chiếm tỉ lệ lớn nhất, khoảng 97% và HbA gồm một loại chiếm tỉ lệ tới 80% là HbA1c. Khi lưu thông trong máu, một lượng glucose sẽ liên kết với HbA để tạo thành phức hợp hemoglobin-glucose.

Hình 1: Sự hình thành HbA1c 

  • Khi kết dính với hồng cầu, glucose - hemoglobin sẽ tồn tại trong vòng đời của hồng cầu (khoảng 120 ngày). Do vậy nó giúp phản ánh lượng đường trung bình của bạn trong suốt thời gian này tính đến thời điểm hiện tại.

  • Khi lượng glucose trong máu càng tăng thì càng có nhiều glucose kết hợp với hemoglobin khiến cho nồng độ HbA1c tăng cao.

Đơn vị đo chỉ số HbA1c

  • Đo bằng tỷ lệ phần trăm (%).

HbA1c tăng 1% tương ứng nồng độ glucose trung bình trong máu tăng lên khoảng 30 mg/dL (gần 1,7 mmol/L).

Hình 2: Đơn vị đo của xét nghiệm HbA1c 

2. Xét nghiệm HbA1c có khác xét nghiệm Glucose máu không?

Nhiều người nhầm lẫn xét nghiệm HbA1c với xét nghiệm Glucose máu.

Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta cần hiểu được ý nghĩa của 2 loại xét nghiệm này.

  • Xét nghiệm Glucose máu: cho thấy lượng đường trong máu ngay tại thời điểm lấy máu.

  • Xét nghiệm HbA1c: phản ánh lượng glucose trung bình trong máu trong khoảng 8 đến 12 tuần trước thời điểm lấy máu.

Lượng đường trong máu ở một thời điểm nhất định phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau như chế độ ăn uống, tập luyện, căng thẳng hay việc sử dụng thuốc,… xung quanh thời điểm làm xét nghiệm. Vì vậy, xét nghiệm Glucose máu không thể phản ánh một cách toàn diện lượng đường trong máu một bệnh nhân tiểu đường trong một khoảng thời gian nhất định. Thay vào đó, trong điều trị và theo dõi bệnh tiểu đường, các bác sĩ khuyến cáo chỉ định thêm xét nghiệm HbA1c để cung cấp một chỉ số quan trọng với giá trị ổn định giúp theo dõi để xây dựng một phác đồ điều trị hiệu quả. 

Như vậy, xét nghiệm HbA1c không phải là xét nghiệm Glucose máu và xét nghiệm này có giá trị nhất định trong theo dõi và điều trị bệnh đái tháo đường.

Hình 3: Chỉ định xét nghiệm HbA1c - chỉ số quan trọng trong theo dõi bệnh tiểu đường

3. Cần chuẩn bị gì khi làm xét nghiệm HbA1c?

Mẫu xét nghiệm là máu tĩnh mạch của bệnh nhân. 

Với xét nghiệm glucose trong máu, bệnh nhân sẽ cần nhịn ăn trong khoảng 8 - 10 tiếng trước khi lấy máu để có thể có kết quả chính xác nhất. Trong khi đó, người bệnh thực hiện xét nghiệm HbA1c không cần nhịn ăn và chuẩn bị gì đặc biệt trước khi lấy máu.

4. Xét nghiệm HbA1c được dùng để làm gì?

Xét nghiệm HbA1c được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường. Tiền tiểu đường là khi lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường nhưng chưa đạt mức bệnh lý, cho thấy bệnh nhân đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Hình 4: Xét nghiệm HbA1c dùng trong kiểm tra tiền tiểu đường và tiểu đường

  • Trong bệnh tiểu đường, xét nghiệm HbA1c thường được sử dụng để đánh giá lượng đường trong máu của bệnh nhân đái tháo đường, từ đó theo dõi hiệu quả sau điều trị bệnh đái tháo đường để các bác sĩ lâm sàng có những hướng điều trị cho từng bệnh nhân. 

  • Các bệnh nhân đái tháo đường được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm ít nhất là 2 lần mỗi năm. Tuy nhiên tần suất thực hiện xét nghiệm còn phụ thuộc vào phác đồ điều trị và mục tiêu điều trị bệnh để đưa lượng đường trong máu xuống tới mức nào. 

  • Nồng độ HbA1c trong máu cao có thể là dấu hiệu cho thấy nguy cơ gặp phải các biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và một số bệnh lý mãn tính ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng như bệnh lý tim mạch, bệnh thận, bệnh lý thần kinh,… 

5. Ý nghĩa xét nghiệm HbA1c

Giá trị xét nghiệm

  • Giá trị HbA1c bình thường trong máu là: 4 - 5.6 %.

  • Giá trị thể hiện có nguy cơ mắc đái tháo đường hay còn gọi là tiền đái tháo đường là: 5.7 - 6.4 %.

  • Bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường khi HbA1c có giá trị từ 6.5 % trở lên. 

 

Hình 5: Mức nồng độ HbA1c trong chẩn đoán Đái tháo đường

Ý nghĩa xét nghiệm

Nồng độ HbA1c tăng trong một số trường hợp: 

  • Tăng lượng glucose trong máu.

  • Bệnh nhân mới phát hiện mắc tiểu đường hay kiểm soát đường máu kém.

  • Suy thận mạn.

  • Thiếu máu thiếu sắt.

  • Nghiện rượu.

  • Ngộ độc chì và opi.

Nồng độ HbA1c trong máu giảm khi:

  • Mất máu mạn tính.

  • Đời sống hồng cầu giảm trong bệnh hồng cầu hình liềm,…

  • Thiếu máu do xuất huyết nặng.

  • Sau cắt lách.

  • Phụ nữ có thai.

Hiện nay chỉ số xét nghiệm HbA1c được thực hiện phổ biến rộng rãi tại nhiều cơ sở y tế. Tuy nhiên để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác, phục vụ tối ưu cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh, bạn đang có nhu cầu xét nghiệm HbA1c nên tham khảo các cơ sở xét nghiệm uy tín. 

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hệ thống trang thiết bị máy móc, cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên môn cao, tay nghề vững. Bệnh viện đang thực hiện xét nghiệm này thường quy hàng ngày tại bộ phận khoa xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO:15189.

Bạn có thể đến trực tiếp các cơ sở chính ở Hà Nội để trải nghiệm dịch vụ hoặc có thể sử dụng dịch vụ lấy máu tại nhà vô cùng tiện ích của MEDLATEC không chỉ ở Hà Nội mà còn có mặt tại hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.