Tin tức

Xét nghiệm Procalcitonin giúp chẩn đoán nhiễm khuẩn đường huyết

Ngày 05/02/2020
CN. Hoàng Văn Thanh - Trung tâm Xét nghiệm
Các tình trạng nhiễm khuẩn hay nhiễm khuẩn huyết có thể được chẩn đoán sớm thông qua các thông số về nồng độ Procalcitonin trong máu, được xác định thông qua xét nghiệm Procalcitonin. Định lượng Procalcitonin cần được theo dõi và thực hiện hàng ngày hoặc định lượng trong khoảng thời gian ngắn (8 - 12 giờ) trong trường hợp đặc biệt. 

1. Tổng quan về Procalcitonin và xét nghiệm Procalcitonin

Procalcitonin hay PCT khi gặp tổn thương nặng sẽ bị kích thích và được sản xuất bởi các tế bào C ở tuyến giáp hoặc một số tế bào khác trong cơ thể như tế bào phổi, gan, monocyte,... Procalcitonin là tiền chất của hormone calcitonin và bao gồm 116 acid amin. 

Xét nghiệm này là phương pháp đo lường nồng độ Procalcitonin trong máu để chẩn đoán và đánh giá nguy cơ, mức độ nhiễm khuẩn huyết hay sốc nhiễm khuẩn ở người bệnh. Đây được coi là một marker đặc hiệu cho nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết. 

Xét nghiệm Procalcitonin giúp chẩn đoán nguy cơ nhiễm khuẩn huyết

xét nghiệm Procalcitonin giúp chẩn đoán nguy cơ nhiễm khuẩn huyết

Tuy là một xét nghiệm tương đối mới nhưng xét nghiệm này đã được công nhận vai trò bởi FDA nên đang dần được áp dụng phổ biến hơn tại các trung tâm xét nghiệm uy tín. 

2. Chỉ định xét nghiệm Procalcitonin khi nào?

Thông thường, xét nghiệm này được chỉ định ở những bệnh nhân nặng ở khoa cấp cứu, điều trị tích cực hay những bệnh nhân bị nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết. Procalcitonin chủ yếu được định lượng từ những ngày đầu của bệnh và thường xuyên sau đó để chẩn đoán và theo dõi điều trị.

Trường hợp bệnh nhân gặp chấn thương, phẫu thuật, bội nhiễm do vi khuẩn dẫn đến các mô bị tổn thương cũng được chỉ định xét nghiệm Procalcitonin

Ngoài ra, xét nghiệm này còn được tiến hành cùng một số xét nghiệm khác như chọc dịch não tủy, công thức máu, cấy máu, CRP để chẩn đoán và loại trừ nhiễm khuẩn cấp, viêm phổi đặc biệt là đối với trẻ em sốt không rõ nguyên nhân, bệnh nhân nặng; cũng như phân biệt với các bệnh lý khác (viêm màng não,...).

Người bệnh khi thấy những biến chứng của nhiễm khuẩn huyết như buồn nôn, rét run, sốt, thở nhanh, lơ mơ, tiểu ít, mạch nhanh,... thì nên đến ngay các trung tâm xét nghiệm uy tín để được thăm khám. Các triệu chứng nặng hơn như một hoặc nhiều cơ quan bị ảnh hưởng (MOF, suy đa tạng), tụt huyết áp, viêm toàn thân,... cũng cần đặc biệt lưu ý. 

Sốt, rét run, buồn nôn có thể là biến chứng nhẹ của nhiễm khuẩn huyết

Sốt, rét run, buồn nôn có thể là biến chứng nhẹ của nhiễm khuẩn huyết

3. Ý nghĩa lâm sàng của xét nghiệm Procalcitonin

Procalcitonin là một thông số có giá trị cao trong công tác chẩn đoán và theo dõi điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, cụ thể như:

- Chẩn đoán và phân biệt tình trạng viêm không do nhiễm khuẩn và viêm do nhiễm khuẩn.

- Theo dõi người bệnh có nguy cơ cao nhiễm khuẩn (bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt, đa chấn thương, sau ghép tạng, sau phẫu thuật) để phát hiện nhiễm khuẩn cũng như các biến chứng của nhiễm khuẩn sớm nhất.

- Tiên lượng và theo dõi diễn biến của các trường hợp viêm nặng như nhiễm khuẩn sepsis, hội chứng suy chức năng đa cơ quan, hội chứng đáp ứng viêm hệ thống, viêm phúc mạc,... 

- Đưa ra phác đồ điều trị và chỉ dẫn dùng thuốc kháng sinh để điều trị viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp. 

Tùy vào từng bệnh khác nhau mà nồng độ Procalcitonin trong máu cũng có sự thay đổi nhất định:

- Nồng độ PCT < 0,5ng/mL: nhiễm khuẩn nhẹ, nhiễm virus, rối loạn tự miễn, viêm mạn.

- Nồng độ PCT từ 0,5 - 10ng/mL: viêm phổi.

- Nồng độ PCT từ 0,5 - 2ng/mL: bỏng, đa chấn thương, hội chứng đáp ứng viêm hệ thống.

- Nồng độ PCT > 2 (thường 10 - 100ng/mL): suy đa cơ quan, nhiễm khuẩn nặng. Mức độ tăng của Procalcitonin trong máu có thể phản ánh được mức độ viêm, cụ thể là khi nồng độ PCT tăng mạnh có nghĩa là nhiễm khuẩn nặng và ngược lại khi nồng độ PCT tăng vừa phải thì là nhiễm khuẩn vừa. 

- Nồng độ PCT có thể trở về bình thường vài ngày sau khi người bệnh được điều trị thành công. 

Ở bệnh nhiễm trùng phúc mạc, có thể là dấu hiệu tốt cho sự sống sót với độ đặc hiệu 91% và độ nhạy 84% nếu mức độ PCT giảm dần trong 3 ngày đầu. Cũng như vậy, đối với các bệnh nhân nhiễm khuẩn hoặc mắc hội chứng suy đa cơ quan sẽ là tiên lượng xấu nếu nồng độ PCT trong máu tăng dai dẳng và kéo dài. Đặc biệt mức độ PCT thường tăng liên tục ở bệnh nhân đang hấp hối. 

4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm Procalcitonin trong máu

- Trong một số ít các trường hợp, kết quả xét nghiệm có thể bị nhiễu do nồng độ kháng thể kháng kháng thể đặc hiệu kháng streptavidin, kháng chất phân tích hoặc ruthenium của mẫu xét nghiệm. 

- Xét nghiệm không bị nhiễu bởi tán huyết, vàng da, lipid huyết hay biotin cũng như các yếu tố thấp khớp (với nồng độ lên tới 1500 IU/ mL).

- Đối với các bệnh nhân dùng biotin liều cao (trên 5mg/ ngày), nên lấy mẫu sau khi dùng liều cuối ít nhất 8 giờ để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

- Độ phục hồi tiêu chuẩn của xét nghiệm là trong khoảng ± 15% so với giá trị ban đầu.  

5. Các trường hợp tăng mức độ PCT không do nhiễm trùng

Không phải lúc nào nồng độ PCT đo được trong máu tăng cao cũng là do bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn gây nên. Có một số bệnh lý cũng có nguy cơ dẫn đến tăng chỉ số PCT như:

- Trẻ sơ sinh (trong khoảng thời gian 48 giờ sau khi sinh).

- Sốc tim nghiêm trọng và kéo dài.

- Người mắc ung thư biểu mô tế bào C tủy ở tuyến giáp hoặc ung thư phổi tế bào nhỏ.

- Người bị phỏng nặng, gặp chấn thương nặng hoặc vừa trải qua cuộc đại phẫu thuật.

- Bất thường tưới máu cơ quang kéo dài và nghiêm trọng.

Sốc tim kéo dài và nghiêm trọng có thể dẫn đến tăng mức độ PCT trong máu

Sốc tim kéo dài và nghiêm trọng có thể dẫn đến tăng mức độ PCT trong máu

Là phương pháp hỗ trợ công tác chẩn đoán, xét nghiệm Procalcitonin cần được kết hợp với việc thăm khám lâm sàng, đánh giá tiền sử và các phát hiện khác để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Với những thông tin về xét nghiệm Procalcitonin như đã được cung cấp ở trên có thể thấy đây là một công cụ có giá trị cao trong việc chẩn đoán và phân biệt mức độ các trường hợp nhiễm khuẩn. Đây cũng là xét nghiệm đóng vai trò quan trọng là phương tiện theo dõi diễn biến bệnh và hiệu quả điều trị, từ đó giúp làm rút ngắn thời gian sử dụng kháng sinh và giảm chi phí điều trị cho người bệnh.

Hiện nay, tại Hà Nội, bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những bệnh viện hàng đầu về chất lượng với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, hệ thống trang thiết bị y tế tiên tiến. Ngoài ra, đến với MEDLATEC khách hàng còn được trải nghiệm dịch vụ khám chữa bệnh chuyên nghiệp, văn minh và toàn diện. 

Hoạt động với phương châm đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đảm bảo sẽ mang lại cho người bệnh kết quả xét nghiệm nhanh chóng và chính xác nhất. 

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.