Tin tức

Xét nghiệm Rh đối với phụ nữ có thai và trong truyền máu

Ngày 03/02/2020
Việc xác định nhóm máu trong hệ thống phân loại nhóm máu Rh là vô cùng quan trọng, có nhiều ý nghĩa trên lâm sàng cũng như được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Cũng chính vì lý do đó, các xét nghiệm Rh nên được thực hiện để giúp các công tác chẩn đoán được chính xác hơn, nâng cao được hiệu quả điều trị và dự phòng bệnh.

1. Giới thiệu về nhóm máu Rh

Có nhiều cách phân loại nhóm máu khác nhau nhưng có 2 hệ thống phân loại nhóm máu được sử dụng nhiều nhất trên lâm sàng là hệ thống nhóm máu ABO và hệ thống nhóm máu Rhesus (còn được biết đến là hệ thống nhóm máu Rh). Hệ thống nhóm máu Rh được tìm thấy được 50 loại kháng nguyên khác nhau, trong đó có 5 kháng nguyên cần chú ý đến nhất là C, c, D, E, e. 

Kháng nguyên D là kháng nguyên mạnh, có tính miễn dịch cao nên dựa vào D người ta chia thành 2 loại Rh sau: nhóm Rh+ (có kháng nguyên D) và nhóm Rh- (không có kháng nguyên D). Sau khi thực hiện các xét nghiệm Rh và kết hợp với hệ thống phân loại nhóm máu ABO, những người có nhóm máu A, B, O, AB và RH- thì gọi là A-, B-, O-, AB-; tương tự như thế đối với Rh+. Ở Việt Nam, Người có nhóm máu Rh+ chiếm đa số, người mang nhóm máu Rh- chiếm phần nhỏ, được coi là nhóm máu hiếm.

Phân loại nhóm máu theo hệ thống phân loại Rh

Phân loại nhóm máu theo hệ thống phân loại Rh

2. Việc xác định nhóm máu có ý nghĩa như thế nào?

Xác định nhóm máu theo hệ thống nhóm máu Rh có vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ được ứng dụng trong truyền máu mà còn được sử dụng trong dự phòng bất đồng nhóm máu ở phụ nữ có thai và thai nhi.

2.1. Trong truyền máu

Khi truyền máu, cần tuân thủ nguyên tắc: người có nhóm máu Rh+ có thể nhận máu của người có nhóm máu Rh+ hoặc Rh-, nhưng người có nhóm máu Rh- chỉ có thể nhận máu từ người có nhóm máu Rh-. 

Đối với người có nhóm máu Rh- và chưa từng truyền máu Rh+ thì khi truyền Rh+ sẽ không gặp phải phản ứng gì nguy trọng gì, nhưng sau 2 - 4 tuần, số lượng kháng thể chống lại Rh tăng lên và đủ làm ngưng kết hồng cầu Rh+ được truyền vào cơ thể người nhận, gây ra phản ứng rất nhẹ, khó nhận biết; sau 2 - 4 tháng thì nồng độ kháng thể chống Rh lúc này là tối đa. 

Tiếp tục truyền máu Rh+ vào người có nhóm máu Rh- lần thứ 2 có thể dẫn đến các phản ứng nghiêm trọng hơn, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Việc tuân thủ nguyên tắc trong truyền máu giúp ngăn ngừa được các nguy cơ về tim mạch và các phản ứng phản vệ của cơ thể khi nhận được các kháng nguyên lạ. 

Vì vậy, mỗi người, dù là đang bị bệnh hoặc không bị bệnh cũng nên thực hiện các xét nghiệm xác định nhóm máu, đặc biệt là xét nghiệm Rh để phòng ngừa các rủi ro không đáng có trong truyền máu.

An toàn trong truyền máu là yếu tố vô cùng quan trọng

An toàn trong truyền máu là yếu tố vô cùng quan trọng

2.2. Bất đồng nhóm máu với thai nhi

Đối với phụ nữ có thai, cần làm xét nghiệm Rh để xác định chính xác nhóm máu nào trong hệ Rh. Cần phải lưu ý trong trường hợp bất đồng nhóm máu sau:

Người mẹ mang nhóm máu Rh+, thai nhi mang nhóm máu Rh-. Khi không có bất cứ chấn thương nào thì máu của mẹ và của thai nhi sẽ không bị trộn lẫn vào nhau nhưng trong quá trình sinh nở sẽ không tránh khỏi bị chảy máu dẫn đến một số phản ứng bất lợi khi máu của hai mẹ con tiếp xúc với nhau.

Người mẹ mang nhóm máu Rh-, thai nhi mang nhóm máu Rh dương và máu của thai nhi và người mẹ tiếp xúc sẽ làm cho các kháng thể Rh hình thành. Nếu là lần đầu mang thai thì không có gì nghiêm trọng, tuy nhiên, cần dự phòng trong trường hợp mang thai lần thứ 2 mà thai nhi có nhóm máu Rh+, khi đó các kháng thể Rh được hình thành trước đó đi qua nhau thai rồi tấn công một cách nhanh chóng hồng cầu thai nhi, dẫn đến thiếu máu thai nhi và có thể dẫn đến thai chết lưu

Ngoài xét nghiệm Rh, thai phụ nên thực hiện thêm một số xét nghiệm khác hoặc sử dụng một số biện pháp khác để đảm bảo lượng kháng thể Rh trong cơ thể không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Trẻ sinh ra khi có sự bất đồng về nhóm máu với mẹ có nguy cơ bị vàng da hoặc tán huyết. Người mẹ cũng sẽ gặp nhiều bất lợi và khó khăn hơn trong các lần mang thai sau.

Nguy cơ bất đồng nhóm máu Rh thai phụ và thai nhi

Nguy cơ bất đồng nhóm máu Rh thai phụ và thai nhi

Tất cả các trường hợp trên đều cho thấy, việc thực hiện các xét nghiệm Rh là rất cần thiết đối với phụ nữ có thai và kể cả phụ nữ đang trong độ sinh đẻ, phụ nữ bị thai lưu, sảy thai trước đó mà chưa tính đến nguy cơ gây ra bởi bất động nhóm máu Rh. Nhóm máu Rh- hay Rh+ là do di truyền vì vậy trẻ có thể mang một trong hai nhóm máu của bố hoặc mẹ. Do đó, các cặp vợ chồng trẻ cũng nên thực hiện xét nghiệm này trước khi có ý định có con.

Mỗi người ai cũng nên thực hiện xét nghiệm Rh để biết được chính xác nhóm máu của mình, đề phòng các trường hợp cần hiến máu, truyền máu, đặc biệt đối với phụ nữ có thai. Xét nghiệm này cũng là một trong những xét nghiệm quan trọng trong tiền hôn nhân ở thời đại hiện nay.

3. Nên thực hiện xét nghiệm Rh ở đâu?

Ngày nay, để thực hiện xét nghiệm Rh khá đơn giản và có được kết quả rất nhanh chóng. Tại bệnh viện đa khoa MEDLATEC có đầy đủ các phương tiện kỹ thuật, máy móc hiện đại, đảm bảo chất lượng yêu cầu của Bộ Y tế để có thể dễ dàng thực hiện được nhiều loại xét nghiệm khác nhau. Người bệnh có thể yên tâm về tính chính xác trong kết quả của xét nghiệm.

Người bệnh không nhất thiết là phải đến các cơ sở khám chữa bệnh để làm xét nghiệm Rh, vì bệnh viện đa khoa MEDLATEC có dịch vụ làm xét nghiệm tại nhà, giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí đi lại, thời gian, công sức mà vẫn có thể nhận được kết quả xét nghiệm một cách nhanh nhất và chính xác nhất.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.