Từ điển bệnh lý

Cơn hen phế quản nặng ở người lớn : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Cơn hen phế quản nặng ở người lớn

Hen phế quản là một trong những căn bệnh phổ biến và có xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ. Theo các báo cáo từ bộ y tế cho thấy rằng, cứ 10 đứa trẻ thì sẽ có 1 trẻ có nguy cơ mắc bệnh hen phế quản, hay còn gọi là suyễn. Tình trạng hen phế quản thông thường sẽ được chia thành 2 dạng chính là: Hen phế quản ngoại sinh (nguyên nhân do dị ứng, thường xuất hiện ở trẻ em) và hen phế quản nội sinh (nguyên nhân do bị nhiễm trùng, thường xuất hiện ở người lớn trên 30 tuổi).

Cơn hen phế quản nặng ở người lớn

Cơn hen phế quản nặng ở người lớn

Tình trạng người lớn xuất hiện các cơn hen phế quản nặng khi cơ thể bắt đầu có những dấu hiệu ảnh hưởng lớn đến chất lượng sinh hoạt cá nhân: Cảm giác ngực bị tức nặng, khó thở, thở rít, đo lưu lượng đỉnh dưới 60% so với giá trị lý thuyết (GINA, 2006). Tình trạng này thường bắt gặp ở những người có tiền sử bị hen hoặc những người đang bị hen suyễn nhưng không được phát hiện và điều trị.


Nguyên nhân Cơn hen phế quản nặng ở người lớn

Trường hợp xuất hiện các cơn hen phế quản nặng ở người lớn có thể bắt nguồn từ những bệnh nhân có tiền sử bị hen suyễn hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh. Nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh này thường là:

- Người bệnh bị hen phế quản từ trước mà không được kiểm soát tốt, người bệnh không tuân thủ điều trị hoặc bỏ trị.

Người bệnh bị hen phế quản từ trước mà không được kiểm soát tốt hoặc không điều trị có thể xuất hiện các cơn hen phế quản nặng

Người bệnh bị hen phế quản từ trước mà không được kiểm soát tốt hoặc không điều trị có thể xuất hiện các cơn hen phế quản nặng

- Các bệnh nhân bị dị ứng hay nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hoặc viêm đường hô hấp dưới do các loại vi khuẩn, virus. Tình trạng viêm này sẽ kích hoạt bệnh hen sẵn có và làm nặng thêm tình trạng bệnh.

- Tiếp xúc với các dạng dị nguyên có mặt ngay trong nhà như lông động vật nuôi, gián gây hại, đồ đạc bị nấm mốc, mạt bụi nhà, một số loại hóa chất độc hại,...

- Người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên khi đi ra ngoài môi trường: một số loại phấn hoa, nấm mốc, các loại thực phẩm lên men, hương khói, bụi từ đường phố, xe cộ,...

- Một số ngành nghề đòi hỏi người bệnh cần tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất, than, bụi bông,... đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.

- Môi trường bị ô nhiễm không khí từ các chất thải công nghiệp, phương tiện giao thông, các hóa chất, khí độc,...

- Hút thuốc lá không chỉ gây ra bệnh hen suyễn mà còn ảnh hưởng đến hầu hết tất cả những hệ cơ quan có liên quan đến hô hấp. Những người hít phải khói thuốc lá cũng có nguy cơ xuất hiện các cơn hen phế quản nặng.


Triệu chứng Cơn hen phế quản nặng ở người lớn

- Triệu chứng bệnh hen suyễn kinh điển là cơn khó thở điển hình với khó thở từng cơn, thường xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc với yếu tố dị nguyên hoặc khó thở nửa đêm, gần sáng. Sau cơn khó thở bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Cơn hen phế quản nặng ở người lớn cũng sẽ có triệu chứng tương tự như vậy nhưng mức độ khó thở sẽ nặng hơn và khó kiểm soát hơn, đồng thời nhịp thở cũng sẽ nhanh hơn ( > 30 lần/phút). Hơi thở khò khè, phổi có ran rít, co kéo cơ hô hấp, tím môi, ngọn chi,... Cơn hen phế quản nặng có thể kéo dài và đáp ứng kém với thuốc giãn phế quản thông thường.

Triệu chứng bệnh hen suyễn kinh điển là cơn khó thở điển hình với khó thở từng cơn

Triệu chứng bệnh hen suyễn kinh điển là cơn khó thở điển hình với khó thở từng cơn

- Triệu chứng khó thở có thể tăng lên nếu người bệnh nằm xuống hay cố gắng hoạt động.

- Khả năng nói chuyện cũng sẽ bị hạn chế.

- Nhịp tim có thể tăng nhanh lên > 120 nhịp/ phút.

- Huyết áp thay đổi bất thường (có thể tăng hoặc giảm đột ngột)

- Mạch đảo 20mmHg

- Một số trường hợp người bệnh còn bị toát mồ hôi toàn thân, cơ thể tím tái và tinh thần kích thích, vật vã, không ổn định.

Các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện đột ngột và có nguy cơ chuyển biến nghiêm trọng trong khoảng thời gian khá ngắn (từ 2 - 6 tiếng). Chính vì vậy, nếu người bệnh không được kịp thời xử lý sẽ rất dễ ảnh hưởng đến tính mạng.


Các biến chứng Cơn hen phế quản nặng ở người lớn

Trường hợp bệnh nhân gặp phải cơn hen phế quản nặng ở người lớn mà không được xử lý kịp thời và đúng cách sẽ rất nguy hiểm. Nhiều khả năng người bệnh sẽ mắc phải một số biến chứng như:

- Nhịp thở từ nhanh chuyển sang thở chậm, thậm chí có trường hợp bị ngưng thở và cần máy trợ thở nếu không sẽ dẫn tới tử vong do suy hô hấp.

- Bệnh nhân có nguy cơ mắc phải các bệnh lý khác như: Bệnh trung thất, nhiễm khuẩn bệnh viện, rối loạn nước-điện giải,...

- Hạ huyết áp khi thiếu Oxy máu khiến người bệnh bị ngất xỉu, thần trí bị rối loạn,...

Trường hợp bệnh nhân gặp phải cơn hen phế quản nặng ở người lớn mà không được xử lý kịp thời và đúng cách sẽ rất nguy hiểm

Trường hợp bệnh nhân gặp phải cơn hen phế quản nặng ở người lớn mà không được xử lý kịp thời và đúng cách sẽ rất nguy hiểm

- Người bệnh cũng có thể gặp phải tình trạng bị thở nghịch (thở từ bụng và ngực luân phiên nhau).

- Phổi người bệnh có thể gặp phải tình trạng ngừng hoạt động (chỉ di động rất nhẹ, lồng ngực dãn căng nhưng không xẹp xuống, đã mất dần tiếng thông khí của phổi,...)


Đối tượng nguy cơ Cơn hen phế quản nặng ở người lớn

Bệnh hen phế quản là một căn bệnh về đường hô hấp thường xảy ra nhiều ở trẻ em và một số trường hợp xuất hiện ở những người trưởng thành trên 30 tuổi. Vì vậy những đối tượng có nguy cơ cơn hen phế quản nặng là những đối tượng không kiểm soát được cơn hen hoặc có thể gặp trong những trường hợp sau:

- Nhóm những người có tiền sử bị bệnh hen phế quản, đã từng đặt ống nội khí quản hay đã từng phải điều trị bệnh với máy thở.

- Bệnh nhân bị hen phế quản đã phải đi cấp cứu nằm viện để xử lý bệnh do những cơn hen nặng.

Bệnh nhân bị hen phế quản đã phải đi cấp cứu nằm viện là đối tượng có nguy cơ cao 

Bệnh nhân bị hen phế quản đã phải đi cấp cứu nằm viện là đối tượng có nguy cơ cao 

- Một số người bệnh tâm thần hoặc đang sử dụng thuốc an thần có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn bình thường.

- Những người đang có tình trạng bị hen phế quản nhưng chủ quan không khám và điều trị.

- Những người có tiền sử bị dị ứng (thức ăn, bụi, phấn hoa, lông động vật,...).

- Những người đã và đang hút thuốc lá hoặc làm việc nơi có quá nhiều khói thuốc lá.

- Nhóm bệnh nhân từng bị tràn khí màng phổi, viêm phổi, xẹp phổi,...

- Những bệnh nhân đang sử dụng thuốc cường beta-2 và tăng liều lượng thuốc lên cao hơn bình thường.


Phòng ngừa Cơn hen phế quản nặng ở người lớn

Phòng ngừa bệnh trở nặng

  • Người mắc bệnh hen phế quản dạng mạn tính cần theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên, tuần thủ hướng dẫn từ bác sĩ điều trị và phát hiện sớm tình trạng bệnh có nguy cơ trở nặng.
  • Những đối tượng có nguy cơ bị cơn hen phế quản nặng cần hạn chế tối đa các tác nhân dễ làm tăng nguy cơ bị bệnh như: Thuốc lá, thuốc lào, các hóa chất độc hại hay khói bụi từ chất thải công nghiệp.

Hạn chế sống tại những nơi ô nhiễm môi trường, các hóa chất độc hại hay khói bụi từ chất thải công nghiệp

Hạn chế sống tại những nơi ô nhiễm môi trường, các hóa chất độc hại hay khói bụi từ chất thải công nghiệp

  • Phát hiện và điều trị sớm tình trạng hen phế quản dạng cấp tính.
  • Chủ động tránh xa các dị nguyên có thể gây hen phế quản, đặc biệt là những người đang có vấn đề về hệ hô hấp.

 


Các biện pháp chẩn đoán Cơn hen phế quản nặng ở người lớn

Các bác sĩ sẽ khám lâm sàng và cận lâm sàng để xác định người bệnh đang gặp phải trường hợp bệnh như thế nào. Một số phương pháp chẩn đoán cũng sẽ được các bác sĩ lựa chọn thực hiện khi nghi ngờ người bệnh đang gặp phải trường hợp bệnh nào.

Phân biệt cơn hen phế quản nặng và tình trạng tràn khí màng phổi:

- Trong tràn khí màng phổi, bệnh nhân có thể có tình trạng khó thở đột ngột và kèm theo các cơn đau tức ngực nhiều. Những triệu chứng này thường xuất hiện ở một bên phổi. Các cơn hen thường xuất hiện từ từ trong khoảng 48 giờ mới trở nặng.

- Chụp X-quang hoặc chụp CT phổi đều có thể phân biệt được bệnh.

Chụp X-quang hoặc chụp CT phổi đều có thể phân biệt được bệnh

Chụp X-quang hoặc chụp CT phổi đều có thể phân biệt được bệnh

Phân biệt cơn hen phế quản nặng và cơn hen tim:

- Bệnh nhân bị hen tim sẽ bị khó thở một cách đột ngột, có tiền sử bị huyết áp cao hoặc mắc các bệnh lý về tim mạch.

- Các triệu chứng kèm theo tương tự như tình trạng bệnh về tim mạch.

Phân biệt cơn hen phế quản nặng và viêm phổi:

- Bệnh nhân viêm phổi có hội chứng nhiễm trùng như sốt cao và có khạc đờm màu xanh, vàng, hội chứng hô hấp như ho, khạc đờm, khó thở nhưng tình trạng khó thở thường xuất hiện ở giai đoạn sau nếu bệnh không được điều trị tốt. Nghe phổi thường có rale ẩm hoặc rales nổ.

- Có thể xác định bệnh bằng phương pháp chụp X-quang, xét nghiệm máu, xét nghiệm đờm.

Phân biệt cơn hen phế quản nặng và nhồi máu phổi:

- Ở bệnh nhân bị nhồi máu phổi thì các triệu chứng sẽ xuất hiện nặng hơn, nghiêm trọng và gây nguy hiểm cao hơn cho người bệnh. Ngoài triệu chứng khó thở, đau tức ngực thì người bệnh còn bị ho khạc ra cả máu.

- Bác sĩ nghi ngờ bệnh thì sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp chẩn đoán như: Điện tâm đồ, chụp X-quang và chụp MSCT, xét nghiệm D-Dimer

Phân biệt cơn hen phế quản nặng và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:

- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường bị nhầm với bệnh hen phế quản, nhất là ở giai đoạn đầu của bệnh.

- Tình trạng bệnh này thường xuất hiện ở những bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lào, thuốc lá hay tiếp xúc với khói bụi độc hại trong nhiều năm, bệnh nhân thường là những người lớn tuổi và sẽ có các triệu chứng khác với hen phế quản như: Ho khạc đờm kéo dài, khó thở thường xuyên, tăng lên khi gắng sức, nghe phổi sẽ có hiện tượng giảm thông khí, ran nổ, ran ẩm, ran rít,...

- Có thể thực hiện chụp X-quang phổi, đo chức năng hô hấp cps test hồi phục phế quản cùng một số xét nghiệm đặc hiệu để phân biệt bệnh.


Các biện pháp điều trị Cơn hen phế quản nặng ở người lớn

Ngay khi người bệnh tìm tới các cơ sở y tế thì việc các bác sĩ phải xác định nhanh tình trạng bệnh nhân gặp phải là cơn hen phế quản nặng hay ở dạng đang nguy kịch.

Một số phương pháp thường được thực hiện đối với bệnh nhân gặp phải cơn hen phế quản nặng ở người lớn:

- Sử dụng một số loại thuốc giãn phế quản như: Thuốc cường beta-2 (formoterol, Salbutamol hoặc terbutalin) dạng phun hít xịt hoặc khí dung,... 

- Thuốc Corticoid cũng có thể được chỉ định sử dụng ở dạng uống (Prednisolon 40-60 mg), và ở dạng tiêm (hydrocortison 100 mg, methylprednisolon 40 mg)

Các thuốc điều trị cơn hen phế quản nặng cần sự cho phép chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa 

Các thuốc điều trị cơn hen phế quản nặng cần sự cho phép chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa 

- Một số loại thuốc khác cũng có thể được sử dụng để xử lý tình trạng hen phế quản nặng như Aminophylin 5 mg/kg tỉ lệ cơ thể người bệnh (tiêm chậm trong vòng 20 phút) hoặc thuốc Adrenalin 0,3 mg tiêm trực tiếp dưới da. Cả 2 loại thuốc này đều có kết quả tương đối tốt thế nhưng 

- Trường hợp người bệnh vẫn gặp khó khăn trong việc thở có thể sử dụng máy trợ thở.

Lưu ý: Quá trình thực hiện máy trợ thở cho bệnh nhân thường khí dung qua mặt nạ cho người bệnh mỗi lần 20 phút, nếu trường hợp bệnh nhân đã trải qua 3 lần khí dung nhưng vẫn không đỡ khó thở thì cần phải kết hợp truyền tĩnh mạch cho người bệnh. Thuốc Terbutaline ống 0,5 mg sẽ được pha trong dung dịch natri clorid 0,9% và truyền trực tiếp vào tĩnh mạch người bệnh, tốc độ truyền ban đầu không được quá 0,5mg/giờ và sẽ tăng tốc độ sau mỗi 15 phút.


Tài liệu tham khảo:

  • Cơn hen phế quản nặng ở người lớn | Thuocchuabenh
  • Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn | Tạp chí Sức khỏe
  • Phác đồ xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn | Dieutri
  • Hen phế quản là gì? | Bệnh hen

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.