Từ điển bệnh lý

Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm

Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm được coi là 1 bệnh lý tiền ung thư máu. Nói về những trường hợp bệnh nhân có các rối loạn ở tế bào gốc, dẫn đến thiếu hụt protein ở màng hồng cầu gây nên hiện tượng tế bào hồng cầu bị phá vỡ, giải phóng huyết sắc tố vào trong nước tiểu và tình trạng này xảy ra vào ban đêm.

Bệnh đái huyết sắc tố kịch phát xảy ra vào ban đêm

Bệnh đái huyết sắc tố kịch phát xảy ra vào ban đêm


Nguyên nhân Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm

Nguyên nhân bệnh 

- Đây không phải là bệnh lý di truyền mà là một bệnh lý mắc phải.

- Nguyên nhân chính là:

Khi PIGA đột biến dẫn đến mất các protein neo ở glycosylphosphatidylinositol (GPI), gồm: CD59 đây là một protein có trên bề mặt các tế bào máu với vai trò  điều hoà bổ thể => các tế bào dễ bị nhạy cảm với sự hoạt hóa bổ thể => tan máu trong lòng mạch.

Cơ chế bệnh:
- Bệnh nhân bị đái huyết sắc tố nhiều trong thời gian kéo dài dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt.

- Đái huyết săc tố kịch phát ban đêm làm rối loạn chức năng của tủy tạo máu, dẫn đến giảm số lượng bạch cầu và tiểu cầu.

- Người bệnh cũng có thể có triệu chứng huyết khối động mạch và tĩnh mạch, có thể huyết khối cả những vị trí hiếm gặp như tĩnh mạch cửa và xoang, tĩnh mạch đốt sống.


Triệu chứng Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm

Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

- Do đái huyết sắc tố nên khi đi tiểu người bệnh thấy nước tiểu sẫm màu.

- Người bệnh có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi ăn uống kém, tim đập nhanh, hồi hộp trống ngực, da xanh, miêm mạc nhợt do tình trạng thiếu máu gây nên.

Người bệnh có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi ăn uống kém, tim đập nhanh, hồi hộp trống ngực, da xanh, miêm mạc nhợt do tình trạng thiếu máu gây nên.

- Có thể có nhiễm trùng do tình trạng giảm bạch cầu

- Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu do giảm tiểu cầu

- Người bệnh có thể bị huyết khối, thường gặp huyết khối tĩnh mạch, đặc biệt khi huyết khối ở các vị trí như: Tĩnh mạch trong ổ bụng, tĩnh mạch não và tĩnh mạch phổi, gây huyết khối ổ bụng, đột quỵ nhồi máu não, nhồi máu phổi thì có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

- Rối loạn co bóp thực quản gây khó nuốt, rối loạn cương dương gây giảm chất lượng cuộc sống.

- Các dấu hiệu khác như: gan to, lách to thì thường hiếm gặp.


Các biến chứng Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm

Người bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì có thể gây nên những biến chứng sau:

- Thiếu máu do thiếu sắt.

- Tiến triển thành bạch cầu cấp.

- Huyết khối, tắc mạch các vị trí trong cơ thể.

- Nặng nề nhất là có thể tử vong.


Phòng ngừa Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm

Dự phòng huyết khối

- Được chỉ định trong trường hợp:

+ Cần dùng thuốc chống đông warfarin trong trường hợp thiếu hụt CD55 và CD59 ở bạch cầu hạt trên 50%; mục tiêu yêu cầu duy trì chỉ INR (trong xét nghiệm đông máu) từ: 2,0-3,0.

- Chống chỉ định dự phòng chống đông khi có các tình trạng sau:

+ Chưa xuất hiện huyết khối bao giờ;

+ Bệnh nhân có nguy cơ bịchảy máu liên quan đến suy tuỷ.

Điều trị huyết khối

- Tắc mạch cấp: Được điều trị bằng chống đông bằng heparin.

- Hội chứng Budd - Chiari có huyết khối: Điều trị chống đông và can thiệp mạch.

- Lưu ý: Khi người bệnh đã có tiền sử huyết khối cần phải điều trị chống kéo dài. Nếu người bệnh có giảm tiểu cầu vẫn cân nhắc dùng chống đông.

Cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm hạn chế biến chứng và nguy cơ tử vong, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.


Các biện pháp chẩn đoán Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm

- Trước đây người ta dùng xét nghiệm Test Ham Dacie và test đường để đánh giá, kết quả thường dương tính ở người bệnh. Tuy nhiên điểm hạn chế của 2 xét nghiệm này là độ đặc hiệu không cao.

- Ngày này người ta dùng xét nghiệm Đếm tế bào dòng chảy hay còn gọi là Flow cytometry để đánh giá sự thiếu hụt tế bào CD55, CD59 trên bề mặt tế bào. Qua xét nghiệm này thì cho thấy:

+ Sự thiếu hụt tế bào CD55 và CD59 (các protein GPI-A) ở các hồng cầu trong mẫu máu ngoại vi, dựa vào mức độ thiếu hụt để chia ra các thể bệnh.

+ Đánh giá sự thiếu hụt CD55 và CD59 ở các tế bào bạch cầu hạt; người bệnh sẽ có nguy cơ tắc mạch nếu sự thiếu hụt này trên 50%.

+ Bên cạnh đó, xét nghiệm đếm tế bào dòng chảy còn giúp cho bác sĩ có thể phát hiện sự thiếu hụt CD24 ,CD16, ở tế bào bạch cầu hạt và CD24, CD14 ở tế bào bạch cầu mono.

Chẩn đoán xác định

- Lâm sàng:

+ Đái huyết sắc tố.

+ Thiếu máu, nhiễm trùng, xuất huyết, tắc mạch.

- Cận lâm sàng:

+ Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: Có thiếu máu, huyết săc tố giảm, tỷ lệ hồng cầu lưới giảm, giảm số lượng bạch cầu, tiểu cầu.

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi

+ Xét nghiệm sinh hóa: LDH tăng, bilirubin huyết thanh tăng.

+ Xét nghiệm tế bào dòng chảy: có thiếu hụt CD55, CD59 trên bề mặt tế bào hồng cầu và bạch cầu.

+ Chọc tủy xương làm tủy đồ và sinh thiết tủy: có hình ảnh rối loạn sinh tủy hoặc là hình ảnh tủy giảm sinh.

Phân loại đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm

Dựa vào các tiêu chí như: mức độ tan máu trong lòng mạch, hình ảnh tủy xương, xét nghiệm đếm tế bào dòng chảy, hiệu quả điều trị mà những nhà nghiên cứu của thế giới đã đưa ra cách xếp loại đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm gồm:

- Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm cổ điển.

- Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm kết hợp tổn thương tủy xương.

- Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm không có biểu hiện lâm sàng.

Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm cổ điển

- Tiêu chí mức độ tan máu trong lòng mạch: Người bênh bị đái huyết sắc tố đại thể (bệnh nhân có thể quan sát thấy bằng mắt thường thấy nước tiểu đỏ rõ) thường xuyên và kéo dài.   

- Tiêu chí về tuỷ xương: Tủy xương tăng sinh dòng hồng cầu với hình thái bình thường hoặc gần bình thường, hiếm thấy có bất thường

- Tiêu chí về đếm tế bào dòng chảy (Flow cytometry: FC): Người bệnh có thiếu hụt CD55 và CD59 ở dòng bạch cầu hạt với tỷ lệ >50%

- Tiêu chí về kết quả điều trị Eculizumab: Người bệnh có đáp ứng với điều trị.

Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm kết hợp tổn thương tủy xương

- Tiêu chí đánh giá mức độ tan máu trong lòng mạch: Người bệnh bị đái huyết sắc tố đại thể kéo dài thường xuyên từ mức Nhẹ đến mức độ  trung bình.

- Tiêu chí tuỷ xương: người bệnh có thể bị suy tủy xương hoặc rối loạn sinh tủy.

- Tiêu chí đếm tế bào dòng chảy (Flow cytometry: FC): Tỷ lệ dòng thiếu hụt CD55 và CD59 ở dòng bạch cầu hạt với tỷ lệ dưới 50%.

- Tiêu chí về kết quả điều trị Eculizumab: Kết quả điều trị phụ thuộc vào tỷ lệ quần thể tế bào đái huyết sắc tố niệu kịch phát ban đêm.

Đái huyết sắc tố niệu kịch phát ban đêm không có biểu hiện lâm sàng:

- Tiêu chí mức độ tan máu trong lòng mạch: Không tìm thấy bằng chứng về lâm sàng hay các xét nghiệm sinh hóa về việc có tan máu  xảy ra trong lòng mạch ở người bệnh.

- Tiêu chí tuỷ xương: Người bệnh có tổn thương tủy xương như: suy tủy xương hoặc rối loạn sinh tủy kết hợp.

- Tiêu chí về đếm tế bào dòng chảy (Flow cytometry: FC): Mức độ thiếu hụt CD55 và CD59  ở dòng bạch cầu hạt là rất thấp.

- Tiêu chí đánh giá hiệu quả điều trị Eculizumab: Không có hiệu quả điều trị.


Các biện pháp điều trị Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm

Với mỗi trường hợp cụ thể có hướng điều trị khác nhau:

Đái huyết sắc tố niệu kịch phát ban đêm cổ điển

- Phương pháp được đánh giá có hiệu quả nhất là ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại.

Phương pháp được đánh giá có hiệu quả nhất là ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại

Phương pháp được đánh giá có hiệu quả nhất là ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại

- Ngoài ra thuốc điều trị nhắm đích eculizumab cũng mang lại hiệu quả tốt

- Người bệnh có thể được điều trị corticoid cách ngày trong trường hợp có tan máu nhưng hiệu quả không cao.

Đái huyết sắc tố niệu kịch phát ban đêm có giảm sinh tuỷ

- Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc ức chế miễn dịch nhằm cải thiện các tế bào máu.

Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm có suy tuỷ xương nặng

- Được điều trị theo hướng ghép tế bào gốc đồng loại hoặc điều trị ATG kết hợp cyclosporin A hoặc điều trị cyclophosphamid liều cao .

- Trường hợp người bệnh chưa đủ tiêu chuẩn nhóm suy tủy xương nặng thì nên theo dõi hoặc điều trị thuốc ức chế miễn dịch.

Điều trị cụ thể

Điều trị thiếu máu

- Người bệnh cần được đánh giá các yếu tố: Thiếu máu là do suy giảm chức năng hay tình trạng tan máu gây ra? Người bệnh có thiếu sắt không. Các tiêu chí này cần được đánh giá sớm ngay khi bắt đầu điều trị để bác sĩ có hướng xử trí tiếp.

- Điều trị thiếu máu: Người bệnh được truyền khối hồng cầu, bổ sung sắt trong trường hợp thiếu sắt.

Điều trị tan máu

Điều trị bằng Methylprednisolone, Androgen hoặc Eculizumab

- Methylprednisolone: Có thể điều trị thời gian ngắn trong 1 tuần với các trường hợpbị tan máu cấp. Một số trường hợp dự phòng phá huỷ hồng cầu thì có thể điều trị kéo dài,

- Androgen: hiệu quả không cao

- Eculizumab

- Liều dùng:

+ Liều khởi đầu: 600mg/ngày x 4 tuần Mỗi tuần 1 lần với liều.

Duy trì: 900mg/ngày, 2 tuần/lần.

- Đánh giá nồng độ eculizumab: Nên duy trì khoảng 35mG/L, trường hợp nồng độ thuốc thấp hơn thì tăng từ 900 lên 1.200mg, 2 tuần/ lần hoặc rút ngắn khoảng cách giữa các liều điều trị.

Điều trị trường hợp có tổn thương tủy xương: bác sĩ sẽ chỉ định thuốc ức chế miễn dịch cho  những trường hợp có suy tủy xương hoặc rối loạn sinh tủy xương.

Ghép tế bào gốc tạo máu

- Nếu ghép từ anh chị em ruột phù hợp HLA thì tỷ lệ đáp ứng khoảng 50 - 60%.

- Người bệnh được Chỉ định ghép tế bào gốc khi có các điều kiện sau:

+ Suy tủy xương.

+ Đái huyết sắc tố niệu kịch phát ban đêm có các biến chứng: tan máu phụ thuộc truyền máu, Huyết khối tái diễn nhiều lần nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh.


Tài liệu tham khảo:

  • Hướng dẫn chẩn đoán bệnh lý huyết học - BYT.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.