Mục đích của việc điều trị giãn phế quản:
- Ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp;
- Điều trị các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng sống;
- Phòng tránh các biến chứng nghiêm trọng của bệnh.
Thông thường để điều trị bệnh giãn phế quản, người bệnh sẽ được dùng thuốc hoặc vật lý trị liệu. Nếu bệnh nhân bị chảy máu nhiều, hoặc giãn phế quản khu trú ở một khu vực thì có thể xem xét tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, nếu giãn phế quản nặng gây suy hô hấp thì bệnh nhân sẽ phải dùng biện pháp thở oxy.
Những nhóm thuốc được dùng trong điều trị giãn phế quản:
- Thuốc làm loãng đờm: giúp làm sạch đường thở, bệnh nhân dễ khạc đờm hơn;
- Thuốc kháng sinh: Được dùng cho các trường hợp bệnh nhân bị giãn phế quản do bội nhiễm vi khuẩn. Để kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn, kháng sinh được dùng thường là ở dạng uống. Còn kháng sinh ở dạng tiêm và liệu pháp kháng sinh sử dụng trong thời gian dài (3 tháng trở lên) thì được dùng trong trường hợp đáp ứng không tốt kháng sinh đường uống;

Thuốc kháng sinh: Được dùng cho các trường hợp bệnh nhân bị giãn phế quản do bội nhiễm vi khuẩn
- Thuốc giãn phế quản: giúp làm giãn các cơ đường thở, nhờ đó bệnh nhân sẽ dễ thở hơn. Đa phần các thuốc điều trị giãn phế quản thường ở dạng thuốc hít hoặc sương mịn. Loại thuốc này có thể được chỉ định sử dụng trước khi tiến hành phương pháp vật lý trị liệu.
Phương pháp vật lý trị liệu:
- Liệu pháp thông đờm: Làm sạch đường thở bằng cách giúp làm loãng đờm để bệnh nhân khạc ra dễ dàng. Thực hiện bằng cách vỗ tay vào ngực, lưng bệnh nhân và có thể do nhân viên y tế hoặc thành viên gia đình đã được hướng dẫn thực hiện;
- Tiến hành các bài tập phục hồi chức năng hô hấp;
- Xịt Corticoid: bác sĩ có thể kê thuốc corticoid dạng xịt để giúp bệnh nhân giảm tình trạng viêm khi bệnh nhân bị hen kèm theo cơn thở khò khè;
- Liệu pháp thở oxy: sử dụng mặt nạ thở để nâng cao nồng độ oxy trong máu, thực hiện tại nhà hoặc ở bệnh viện;
- Biện pháp phẫu thuật: thực hiện sau khi các biện pháp đã dùng không có hiệu quả. Nếu giãn phế quản ở mức nghiêm trọng, bệnh nhân có thể sẽ phải thực hiện ghép phổi, thay thế cho phần phổi bị bệnh.
Tại BVĐK MEDLATEC đã khám, chẩn đoán điều trị và hiện đang quản lý rất nhiều bệnh nhân giãn phế quản. Các bệnh nhân điều trị ngoại trú sẽ tái khám định kỳ để đánh giá lại phổi thường xuyên cũng như xử trí các vấn đề phát sinh. Nhiều bệnh nhân nặng haowjc có bội nhiễm phổi sẽ được điều trị nội trú.
Tài liệu tham khảo:
- Bệnh giãn phế quản | Vinmec