Từ điển bệnh lý

Hen phế quản : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Hen phế quản

Hen phế quản (suyễn) là một bệnh lý đường hô hấp có thể gặp cả ở người lớn và trẻ em. Bệnh được phát hiện là do cơ thể con người phản ứng với các tác nhân dị ứng nguyên, do di truyền hoặc các tác động khác từ môi trường bên ngoài. Hiện nay hen suyễn đang có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới.

Hen phế quản

Bệnh hen phế quản gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt cũng như các hoạt động về thể lực của người bệnh. Mặc dù không thể chữa khỏi hen suyễn dứt điểm nhưng việc tuân theo các quy tắc điều trị giúp ích rất nhiều trong việc hạn chế và kiểm soát các triệu chứng do bệnh gây nên. 

Các con số đáng lưu ý liên quan đến bệnh hen phế quản:

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến năm 2025 số trường hợp mắc hen phế quản có thể lên đến 400 triệu người; Hàng năm có khoảng 250,000 người trên khắp thế giới tử vong do hen phế quản.

Theo thống kê, chi phí để điều trị cho bệnh nhân mắc hen phế quản chiếm từ 1% - 3% trên tổng chi phí dành cho y tế tại hầu hết các nước.

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc căn bệnh này ở người trưởng thành là 4,1% nhưng chỉ có khoảng 29,1% trong số này là được điều trị bằng liệu pháp dự phòng hen phế quản. Đối tượng người trên 80 tuổi chiếm tỷ lệ mắc hen phế quản cao nhất (11,9%), và nhóm mắc thấp nhất là tầm 21 - 30 tuổi (1,5%). (Số liệu từ Báo cáo “Dịch tễ học và tình hình kiểm soát hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam năm 2010”).

Hen phế quản gây ra khó chịu cho người bệnh

Hen phế quản gây ra khó chịu cho người bệnh

Hen phế quản (suyễn) là một bệnh lý đường hô hấp có thể gặp cả ở người lớn và trẻ em. Bệnh được phát hiện là do cơ thể con người phản ứng với các tác nhân dị ứng nguyên, do di truyền hoặc các tác động khác từ môi trường bên ngoài. Hiện nay hen suyễn đang có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới.

Bệnh hen phế quản gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt cũng như các hoạt động về thể lực của người bệnh. Mặc dù không thể chữa khỏi hen suyễn dứt điểm nhưng việc tuân theo các quy tắc điều trị giúp ích rất nhiều trong việc hạn chế và kiểm soát các triệu chứng do bệnh gây nên. 

Các con số đáng lưu ý liên quan đến bệnh hen phế quản:

- Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến năm 2025 số trường hợp mắc hen phế quản có thể lên đến 400 triệu người; Hàng năm có khoảng 250,000 người trên khắp thế giới tử vong do hen phế quản.

- Theo thống kê, chi phí để điều trị cho bệnh nhân mắc hen phế quản chiếm từ 1% - 3% trên tổng chi phí dành cho y tế tại hầu hết các nước.

- Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc căn bệnh này ở người trưởng thành là 4,1% nhưng chỉ có khoảng 29,1% trong số này là được điều trị bằng liệu pháp dự phòng hen phế quản. Đối tượng người trên 80 tuổi chiếm tỷ lệ mắc hen phế quản cao nhất (11,9%), và nhóm mắc thấp nhất là tầm 21 - 30 tuổi (1,5%). (Số liệu từ Báo cáo “Dịch tễ học và tình hình kiểm soát hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam năm 2010”)


Nguyên nhân Hen phế quản

Hiện nay vẫn chưa thực sự rõ ràng về nguyên nhân gây ra bệnh hen phế quản. Các chuyên gia cho rằng là do sự phối hợp giữa yếu tố di truyền và yếu tố môi trường gây ra bệnh. Có thể là do phơi nhiễm với các dị nguyên khiến các triệu chứng của bệnh hen phế quản khởi phát trên lâm sàng.

Các yếu tố khởi phát khiến cho cơ thể phản ứng lại, từ đó gây nên một số bất thường về đường hô hấp như viêm phế quản, tăng tiết dịch nhầy và co thắt phế quản,...

Có nhiều yếu tố gây hen khác nhau, tùy theo từng bệnh nhân có thể kể đến như sau:

  • Người bệnh bị căng thẳng, cảm xúc mạnh
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp do virus, vi khuẩn

Nhiễm khuẩn đường hô hấp do virus, vi khuẩn

  • Tập luyện thể lực hoặc lao động gắng sức
  • Không khí lạnh
  • Do hạt bụi, hóa chất độc hại hoặc khói thuốc lá bay trong không khí
  • Người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản
  • Bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc như: aspirin, ibuprofen, ức chế beta, naproxen
  • Các loại thức ăn người bệnh ăn phải cũng có thể gây phản ứng hen như: bia, rượu, trái cây sấy khô, tôm,...

Triệu chứng Hen phế quản

Triệu chứng của bệnh thay đổi tuỳ vào từng bệnh nhân. Có những trường hợp sẽ phải đối mặt thường xuyên với các cơn hen, nhưng cũng có người thì các triệu chứng hen suyễn sẽ tới sau khi vận động thể lực.

Một số biểu hiện lâm sàng của hen phế quản đó là:

  • Thở nhanh, thở dốc, thở rít và khò khè. Biểu hiện thở rít còn xuất hiện vào buổi đêm
  • Có cảm giác đau ngực hoặc bị bóp nghẹt

Có cảm giác đau ngực hoặc bị bóp nghẹt

  • Khi trải qua cơn khó thở, phổi có biểu hiện ran rít, ran ngáy rải rác
  • Bệnh nhân bị ho, khạc đờm, nặng hơn thì bị nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Rối loạn giấc ngủ, khó thở gây ra tiếng ngáy

Tần suất của các cơn hen phế quản sẽ ngày càng dày đặc khi bệnh diễn tiến ngày một nặng hơn. Bệnh nhân sẽ thở một cách nặng nề hơn trước, khi ấy cần cho bệnh nhân sử dụng thuốc cắt cơn đường hít thường xuyên. 

Các dấu hiệu của cơn hen phế quản nặng người bệnh cần hết sức lưu ý bao gồm:

  • Các triệu chứng của bệnh đột nhiên xuất hiện ngay cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi hoặc vận động nhẹ
  • Bị thở rít, thở dốc tiến triển nhanh chóng hơn, nặng nề hơn so với bình thường
  • Sau khi đã sử dụng các thuốc bằng đường hít nhằm giãn phế quản tác dụng nhanh tại nhà như albuterol nhưng triệu chứng bệnh vẫn không thuyên giảm

Các biến chứng Hen phế quản

Các triệu chứng của bệnh hen phế quản về cơ bản là cũng có thể kiểm soát được. Tuy nhiên căn bệnh này cũng để lại những biến chứng nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần phải theo dõi hơi thở hàng ngày cũng như tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Trong trường hợp bệnh nhân kiểm soát triệu chứng kém, có thể xảy ra những vấn đề như sau:

  • Căng thẳng, lo âu, có thể bị trầm cảm
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, không có sức hay hứng thú làm việc gì
  • Nhiễm trùng phổi (hoặc viêm phổi)
  • Nếu bị nặng thì sẽ gây phiền phức lớn tới đời sống sinh hoạt của người bệnh như ngủ không ngon, hạn chế hoạt động thể lực, cản trở công việc hàng ngày
  • Khi cơn hen nặng ập tới rất dễ phải nhập viện
  • Trẻ em bị hen không kiểm soát tốt sẽ có khả năng bị chậm phát triển
  • Biến chứng do tác dụng phụ của các thuốc điều trị hen phế quản
  • Cơn hen nặng có thể đe doạ tính mạng bệnh nhân

Đường lây truyền Hen phế quản

Hen phế quản là bệnh về đường hô hấp nên nhiều người nghĩ rằng bệnh có thể lây qua tiếp xúc giữa người với người. Tuy nhiên, tác nhân gây nên bệnh lại không phải do virus, vi khuẩn hoặc các ký sinh trùng nên hen suyễn hoàn toàn không phải là bệnh truyền nhiễm. Do đó việc tiếp xúc thân mật như bắt tay, sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt với người bị bệnh hen phế quản sẽ không khiến cho người khác cũng bị lây bệnh.

Hen phế quản có căn nguyên từ di truyền 

Hen phế quản có căn nguyên từ di truyền 

Như đã đề cập trước đó, căn nguyên gây bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền và tác nhân môi trường bên ngoài, cho thấy hen phế quản là loại bệnh mang tính di truyền và trên thực tế cho thấy có trường hợp nhiều thành viên trong cùng một gia đình đều bị mắc bệnh hen phế quản.


Đối tượng nguy cơ Hen phế quản

Có những yếu tố nguy cơ được xác định là có khả năng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản. Khi đã chỉ ra được các yếu tố này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc làm giảm các triệu chứng cũng như thay đổi lối sống tích cực hơn.

Các yếu tố có khả năng làm tăng khả năng mắc hen phế quản đó là:

  • Người bệnh mắc chứng thừa cân, béo phì

Người bệnh mắc chứng thừa cân, béo phì

  • Có thói quen hút thuốc lá (cả chủ động và thụ động - hay phải tiếp xúc với khói thuốc lá từ người khác)
  • Có người thân bị mắc bệnh hen
  • Đã có tiền sử bị dị ứng: viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng,...
  • Các bé gái có tỷ lệ mắc hen suyễn thấp hơn các bé trai. Nhưng đến tầm tuổi 20, tỷ lệ bị hen suyễn lại tương đương nhau giữa 2 giới và sau 40 tuổi trở đi thì phụ nữ chiếm tỷ lệ bị hen suyễn nhiều hơn đàn ông
  • Tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố môi trường như khói bụi, các hoá chất dùng trong xây dựng, nông nghiệp.

Phòng ngừa Hen phế quản

Hiện không có biện pháp để phòng tránh mắc căn bệnh này, chỉ có các phương pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh hoặc dự phòng các cơn hen, ví dụ như sau:

  • Tiến hành tiêm vắc xin phòng cúm
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với nguyên nhân gây hen
  • Tự nhận diện sự thay đổi bất thường trong khi thở, dự báo trước của cơn hen, thở rít, thở dốc để phòng bị thuốc khi cần dùng khẩn cấp
  • Thăm khám, điều trị sớm các cơn hen suyễn để bệnh không trở nên nghiêm trọng và để lại biến chứng

Thăm khám, điều trị sớm các cơn hen suyễn

  • Tuân theo phác đồ điều trị. Không tự ý ngưng thuốc hoặc đổi thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ
  • Xuất hiện cơn hen nặng cần gặp bác sĩ ngay
  • Nếu người bệnh phải tăng tần suất dùng loại thuốc dạng hít để cắt cơn nhanh thì phải hết sức lưu ý vì điều này cho thấy bệnh vẫn chưa được kiểm soát tốt.

Các biện pháp chẩn đoán Hen phế quản

Để chẩn đoán các ca hen suyễn, thường cần phải kết hợp giữa thông tin tiền sử bệnh, khám lâm sàng và thực hiện các loại xét nghiệm cận lâm sàng.

Các thông tin này sẽ giúp bác sĩ phân biệt được triệu chứng của hen phế quản với các bệnh lý về đường hô hấp khác như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Dưới đây là tên một số các xét nghiệm cận lâm sàng thường được chỉ định thực hiện để chẩn đoán bệnh, bao gồm: 

- Chụp X - quang phổi: nhằm phát hiện ra biến chứng hoặc các bệnh lý khác

- Hô hấp ký: kiểm tra thể tích và tốc độ khí thở sau khi bệnh nhân hít thở sâu để đánh giá mức độ hẹp phế quản. Các chỉ số hô hấp ký cơ bản như sau:

  • PEF (Peak Expiratory Flow): lưu lượng đỉnh
  • VC (Vital Capacity): thể tích khí toàn bộ
  • FVC (Forced Vital Capacity): toàn bộ thể tích khí trong một lần thở khi thở ra gắng sức 
  • FEV1 (Forced expiratory volume in one second): thể tích thở ra trong giây đầu. Thông qua hô hấp ký có thể đánh giá và xác định được bệnh nhân thuộc kiểu rối loạn thông khí nào. Hầu như những người bị hen suyễn thường có kiểu rối loạn thông khí tắc nghẽn, chỉ số thể hiện sẽ là: FEV1 giảm, giảm chỉ số Tiffeneau FEV1/VC, VC và FVC cũng có thể giảm; Sau khi test giãn phế quản có biểu hiện hồi phục - chỉ số FEV1 tăng trên 12% hoặc tăng 200ml khi so sánh với thời điểm trước khi làm test.
  • Đo lưu lượng đỉnh (PEF): chỉ số PEF giảm chứng minh chức năng phổi đang bị suy yếu, hen phế quản có xu hướng nặng dần
  • Thực hiện các xét nghiệm miễn dịch để tìm ra các nguyên do gây hen phế quản như:
  • Xác định nồng độ IgE
  • Test da: dùng để phát hiện các yếu tố khiến bệnh nhân bị hen phế quản như lông thú cưng, phấn hoa, mạt nhà,...

Chụp X - quang phổi nhằm phát hiện ra biến chứng hoặc các bệnh lý khác

Để chẩn đoán hen phế quản đôi khi khá dễ nếu có triệu chứng điển hình, nhưng cũng nhiều khi là khó khăn nếu người bệnh chỉ có những triệu chứng mơ hồ, không điển hình. Chính vì vậy, nếu có nghi ngờ hen phế quản, bạn cần phải tới những cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bệnh viện Medlatec có đội ngũ bác sĩ dày dạn kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, xét nghiệm chính xác sẽ chẩn đoán và điều trị tốt nhất cho bệnh nhân hen phế quản.


Các biện pháp điều trị Hen phế quản

Thực tiễn cho thấy hen suyễn khó có thể điều trị được dứt điểm, tuy nhiên các triệu chứng thì có thể kiểm soát được, điều này đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của bệnh đến đời sống sinh hoạt người bệnh.

Các mục tiêu điều trị hen suyễn bao gồm:

  • Nhận diện, xác định và phòng tránh các yếu tố gây khởi phát các cơn hen
  • Cần lựa chọn đúng thuốc điều trị để đảm bảo đẩy lùi được cơn hen, kiểm soát được triệu chứng bệnh

Những loại thuốc được chỉ định dùng trong điều trị hen phế quản:

  • Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn (SABAS): tác dụng làm giãn phế quản và cắt cơn hen
  • Thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài (LABAS): có tác dụng giống với nhóm thuốc SABAS. Tuy nhiên tác dụng trong thời gian lâu hơn nhằm kiểm soát cơn hen phế quản 
  • Thuốc kháng Leukotriene: thuốc này ít có tác dụng phụ, được chỉ định dùng cho hen nhẹ và phối hợp với các thuốc khác
  • Thuốc Omalizumab (Xolair): dùng cho các trường hợp hen dị ứng do giảm lượng igE tự do
  • Thuốc corticoid dạng hít: loại thuốc này được sử dụng phổ biến trong việc điều trị hen có tác dụng giảm viêm phế quản do các tác nhân dị ứng gây nên
  • Thuốc corticosteroid dạng uống: Có tác dụng ngắn, cắt cơn hen nhanh nhưng lại có nhiều tác dụng phụ nếu dùng lâu dài
  • Thuốc Theophylline: tác dụng giúp làm giãn phế nang và phế quản, hiện ít được sử dụng
  • Liệu pháp miễn dịch: giải mẫn cảm cho bệnh nhân đối với các tác nhân gây dị ứng

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc kiểm soát triệu chứng hen phế quản nêu trên, người bệnh cũng cần chú ý đến thói quen sinh hoạt hàng ngày, thay đổi lối sống tích cực hơn. Tránh xa các dị nguyên gây bệnh để việc điều trị có hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng xấu của bệnh.


Tài liệu tham khảo:

  • Ngày hen toàn cầu năm 2020-những cái chết do hen phế quản đã quá đủ | Nghành Y Tế Thành Phố HCM
  • Hen suyễn: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị | Hệ thống Vinmec
  • Hen suyễn có phải bệnh lây truyền không? | Hệ thống Vinmec
  • Hen suyễn (hen phế quản) | Hellobacsi

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.