Tin tức

Chụp CT là như thế nào? Khi nào chụp CT và chụp ở bộ phận nào?

Ngày 31/03/2024
KTV Nguyễn Huy Bách
Chụp CT là kỹ thuật mà được nhiều người quan tâm gần đây để phục vụ cho nhu cầu thăm khám bệnh. Kỹ thuật chụp CT là như thế nào mà mang lại hiệu quả cao trong việc chẩn đoán bệnh lý. Bạn hãy cùng nghiên cứu về kỹ thuật chụp CT trong bài viết dưới đây.

1. Chụp CT là như thế nào?

Để có thể lựa chọn có nên thực hiện chụp CT khi thăm khám bệnh hay không thì bạn cần hiểu rõ về chụp CT là như thế nào? Chụp CT là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh với độ chính xác cao, hình ảnh thu về rõ nét và có thể thực hiện ở nhiều bộ phận giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán bệnh lý.

máy chụp CT

Hệ thống máy chụp CT 128 dãy tại MEDLATEC

Chụp CT là phương pháp sử dụng tia X kết hợp với máy tính để tạo ra các hình ảnh cắt ngang tại vị trí cần chụp, thể hiện rõ nét cấu trúc bên trong cơ thể. Hình ảnh chụp CT có thể được tổng hợp dưới dạng 2D hoặc 3D. Chi tiết cấu trúc bên trong của bộ phận được chụp sẽ chi tiết và rõ hơn so với chụp X - quang thông thường.

Nói cách khác, chụp CT là như thế nào thì câu trả lời đó cũng gần giống phương pháp chụp X - quang nhưng tiên tiến hơn và hiệu quả hơn. Hệ thống máy chụp CT cũng khác với máy chụp X - quang. Chi phí thực hiện chụp CT cũng cao hơn so với chụp X - quang. Dù vậy, mỗi kỹ thuật đều có ưu điểm riêng và được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.

2. Khi nào cần thực hiện chụp CT?

Chụp CT là như thế nào mà hiện nay được nhiều cơ sở y tế dùng để khám chữa bệnh cho các bệnh nhân. Thực tế, chụp CT là một kỹ thuật tiên tiến hơn so với chụp X - quang. Bạn có thể hiểu nó thực hiện cũng khá giống với kỹ thuật chụp X - quang nhưng không phải bệnh nhân nào cũng cần được chụp CT.

Kỹ thuật chụp CT được thực hiện chỉ định với các đối tượng sau đây:

  • Người mắc các bệnh lý hiểm nghèo như ung thư, hay mắc các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh về tim mạch, u gan, phổi có vấn đề,...
  • Người có các vết thương hay gặp các tổn thương bên trong, chảy máu mà khó phát hiện, đặc biệt là tổn thương do tai nạn.
  • Người có các dấu hiệu bất thường liên quan đến xương khớp cần phải xem xét kỹ cấu trúc xương bên trong để chẩn đoán. Các bệnh lý thường gặp như u xương, gãy xương, trật xương khớp.
  • Khi cần xác định chính xác các khối u, các cục máu đông, khu vực nhiễm trùng hay chất lỏng dư thừa bên trong cơ thể có lây lan ảnh hưởng nhiều hay không thì cũng được chỉ định chụp CT.
  • Khi cần nắm chắc hơn tình trạng các bộ phận bên trong cơ thể trong quá trình điều trị và khôi phục sau khi sinh thiết, phẫu thuật hay trị xạ thì bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT để theo dõi.

Như vậy, việc thực hiện chụp CT cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Đây là phương pháp tiên tiến nhưng có sử dụng tia bức xạ, do vậy nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Tùy vào tình trạng sức khỏe và chẩn đoán lâm sàng bệnh lý của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định nên thực hiện chụp CT hay sử dụng phương pháp khác thay thế.

3. Các bộ phận có thể chụp CT

Bộ phận được chụp CT là như thế nào? Có phải bạn có thể thực hiện chụp CT tại tất cả các bộ phận hay không? Câu trả lời là có thể thực hiện chụp CT ở hầu hết các bộ phận trên cơ thể. Một số bộ phận hay được chỉ định chụp CT nhất như đầu, tim, phổi, bụng.

  • Chụp CT đầu:

Chụp CT đầu sẽ giúp bác sĩ nắm bắt được tình trạng sức khỏe của não bộ, hộp sọ, cấu trúc xương, xoang, hốc mắt để chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh lý. Thông thường, chụp CT đầu được chỉ định khi bạn cảm thấy nhức đầu thường xuyên, hay chóng mặt, giảm thị lực hay thính lực và bị ngất xỉu.

Thông qua kết quả chụp CT đầu, các bác sĩ sẽ chẩn đoán ra được các triệu chứng không khỏe ở trên là do một số các bệnh lý gây ra như u não, đột quỵ, nhiễm trùng não, thiếu máu não, chảy máu não, bệnh Alzheimer.

  • Chụp CT tim:

Chụp CT tim sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch và góp phần gia tăng sự hiệu quả trong việc phẫu thuật tim mạch. Chụp CT tim thường giúp phát hiện ra các bệnh lý như u tim, cơ tim phì đại, hay các tổn thương ở mạch vành.

Kỹ thuật chụp CT tim thường được chỉ định trong các trường hợp: người bị suy tim không rõ nguyên nhân, người đã đặt stent mạch vành, người thường xuyên bị đau ngực, khó thở, người có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong gia đình có người từng mắc bệnh.

  • Chụp CT phổi:

Kỹ thuật chụp CT phổi được chỉ định khi gặp các trường hợp sau: chấn thương vùng ngực nghi ngờ có tác động đến phổi, tiền sử gia đình có người ung thư phổi, người thường xuyên hút thuốc lá, người hay bị khó thở, khó nuốt, ho ra máu chưa rõ nguyên nhân, người đang mắc các bệnh liên quan đến phổi, phế quản, người làm việc trong môi trường ô nhiễm.

hình ảnh chụp CT phổiHình ảnh chụp CT phổi phát hiện ra khối u khi đi thấy đau ngực trái tại MEDLATEC

  • Chụp CT bụng:

Bệnh nhân được chỉ định chụp CT bụng khi nằm trong các trường hợp sau: phát hiện dịch ổ bụng, bị đau bụng thường xuyên không rõ nguyên nhân, sỏi thận, bị viêm ruột, tắc ruột, gặp các chấn thương ổ bụng nghi ngờ ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng, người sụt cân không rõ nguyên nhân.

Đó là các bộ phận mà rất hay được chỉ định chụp CT. Ngoài ra, nhiều bộ phận khác như xương khớp, tay chân, lưng, hông, cổ,.. cũng có thể chụp CT. Tùy thuộc vào dấu hiệu bất thường của bệnh nhân và quá trình thăm khám sàng lọc, bác sĩ sẽ nhận định bệnh nhân nên thực hiện chụp CT vùng nào cho phù hợp và hiệu quả.

4. Khi nào chụp cần thuốc cản quang?

Thuốc cản quang được sử dụng trong chụp CT là như thế nào? Đây là thuốc dùng trong chụp CT là để giúp cho hình ảnh chụp khu vực tổn thương được thể hiện rõ nét hơn. Bác sĩ sẽ dễ dàng nhìn ra được khu vực tổn thương với các vùng xung quanh, từ đó có chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

thuốc cản quang chụp CT

Thuốc cản quang hay dùng trong chụp CT.

Tuy nhiên, không phải cứ được chỉ định chụp CT là bạn cần sử dụng thuốc cản quang. Thuốc cản quang được chỉ định dùng trong chụp CT với các trường hợp sau:

  • Thực hiện chụp CT bụng.
  • Trường hợp bị viêm, áp xe.
  • Trường hợp nghi ngờ có các khối u.
  • Trường hợp nghi ngờ các bệnh lý mạch máu.
  • Trường hợp cần đánh giá vùng tái tưới máu của các tổn thương.

Trong các trường hợp này mà sử dụng thuốc cản quang, hình ảnh khu vực tổn thương sẽ có màu trắng sáng. Bác sĩ dựa vào hình ảnh thu được để tìm ra được vị trí tổn thương cũng như đánh giá được mức độ tổn thương, có lây lan rộng hay không.

Với các thông tin ở trên, chắc hẳn bạn đã nắm bắt được chụp CT là như thế nào? Bạn cũng đã hiểu được một số thông tin cơ bản về chụp CT. Để nắm rõ hơn các thông tin chi tiết về chụp CT là như thế nào, thực hiện ra sao hay cần lưu ý gì, bạn có thể đến MEDLATEC để được các chuyên gia hỗ trợ.

Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, máy móc tiên tiến hiện đại, và đặc biệt luôn đặt chữ tín chữ tâm lên hàng đầu, MEDLATEC đã giúp cho các bệnh nhân phát hiện bệnh lý sớm và điều trị thành công. Ngoài kỹ thuật chụp CT, đơn vị còn nhiều kỹ thuật tiên tiến khác phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.

Để được tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng như tình trạng bệnh lý của mình, Quý khách hàng có thể đến trực tiếp các cơ sở hoặc liên hệ qua các hình thức dưới đây để được hỗ trợ:

Tổng đài: 1900 565656 | Hoặc: 0846 248 000

Website: medim.vn. 

- Email: Info@medim.vn.

Địa chỉ cơ sở: https://medlatec.vn/he-thong-medlatec-benh-vien

Từ khoá: chụp CT

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.