Tin tức

Mối quan hệ giữa căng thẳng và ung thư là gì?

Ngày 06/08/2021
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh tật, trong đó có bệnh ung thư. Nhưng bệnh nhân ung thư vì quá lo lắng về sức khỏe của mình nên tăng nguy cơ căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực. Vậy cụ thể mối quan hệ giữa căng thẳng và ung thư là gì, mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Mối quan hệ giữa căng thẳng và ung thư

Ở mức độ vừa phải, sự căng thẳng có tác dụng giúp bạn tập trung làm việc, tăng hiệu quả công việc, giúp bạn có thêm động lực để thích nghi với một môi trường mới. Tuy nhiên, nếu tình trạng căng thẳng kéo dài thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Những trường hợp bị căng thẳng trong một thời gian dài có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và sức khỏe thể chất.

Mối quan hệ giữa căng thẳng và ung thư

Căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư

Đối với những người khỏe mạnh, sự căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Còn đối với bệnh nhân ung thư, sự căng thẳng làm giảm chất lượng sống của người bệnh và đồng thời còn có thể làm giảm hiệu quả điều trị bệnh. 

Sự căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư bằng cơ chế nào?

Trước hết, bạn cần phải hiểu rõ không phải cứ bị căng thẳng là sẽ mắc bệnh ung thư, các nhà khoa học chỉ cho rằng, nếu bạn bị căng thẳng kéo dài thì nguy cơ mắc ung thư của bạn sẽ cao hơn những người luôn thoải mái, vui vẻ. 

Các chuyên gia giải thích, khi căng thẳng trong một thời gian dài, hệ miễn dịch của bạn sẽ bị suy yếu, sức khỏe thể chất sẽ giảm, kéo theo nguy cơ mắc một số bệnh lý, trong đó có bệnh ung thư. 

Thường xuyên căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có ung thư dạ dày

Thường xuyên căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có ung thư dạ dày

Thông thường những trường hợp căng thẳng lâu ngày sẽ có nguy cơ cao mắc phải những bệnh lý về đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và gây suy yếu hệ miễn dịch. Họ thường rất khó ngủ và cũng có thể gặp phải tình trạng đau đầu, thậm chí nếu không điều trị sớm có thể dẫn tới trầm cảm,…

Hơn nữa, khi bị căng thẳng, chúng ta thường có xu hướng hình thành những thói quen xấu, gây hại cho sức khỏe, chẳng hạn như ăn đêm vì quá căng thẳng, ăn các loại đồ ăn nhanh vì quá căng thẳng, rất nhiều người cho rằng ăn nhiều sẽ giúp họ thoải mái hơn, hút thuốc lá có thể giúp họ cảm thấy bớt căng thẳng, hoặc cũng có nhiều người vì quá căng thẳng, mệt mỏi nên lười vận động,… Tất cả những thói quen này đều là nguyên nhân khiến cơ thể của bạn phải đối mặt với nhiều loại bệnh tật, đồng thời giảm chất lượng sống khi họ phải điều trị bệnh ung thư. 

Căng thẳng khiến cho bệnh ung thư tiến triển nhanh hơn

Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân ung thư cần phải giữ tinh thần lạc quan để sớm đẩy lùi được căn bệnh nguy hiểm này. Ngược lại, nếu bạn không thể vui vẻ, nếu bạn thường xuyên căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực trong quá trình điều trị bệnh thì chính bạn có thể khiến cho những tế bào ung thư hoạt động mạnh mẽ hơn, khiến tình trạng bệnh có thể nghiêm trọng hơn, đẩy nhanh quá trình di căn ung thư. 

Một nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Úc cho biết, khi bệnh nhân bị căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra Adrenalin - một chất dẫn truyền thần kinh có thể khiến cho số lượng và kích thước các mạch bạch huyết ở các khối u tăng lên, từ đó đẩy nhanh nguy cơ di căn. 

Người bệnh ung thư thường quá lo lắng về sức khỏe nên có thể dẫn đến căng thẳng kéo dài

Người bệnh ung thư thường quá lo lắng về sức khỏe nên có thể dẫn đến căng thẳng kéo dài

Tình trạng ung thư khiến người bệnh căng thẳng

Khi mắc bệnh ung thư, người bệnh cũng rất lo lắng cho sức khỏe của mình và dẫn tới tình trạng căng thẳng kéo dài, thường xuyên lo âu, mệt mỏi. Họ thường suy nghĩ tiêu cực, thậm chí không muốn điều trị bệnh và đã nghĩ tới cái chết. Đối với những bệnh nhân điều trị bệnh, vì sức khỏe yếu nên sau mỗi đợt hóa trị, xạ trị, cơ thể của họ cũng mệt mỏi hơn và dễ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực. 

2. Làm sao để giải tỏa căng thẳng cho bệnh nhân ung thư?

Dù là người khỏe mạnh hay bệnh nhân ung thư thì việc giải tỏa căng thẳng vẫn luôn luôn cần thiết. Đó là cách giúp chúng ta nâng cao sức khỏe thể chất và chất lượng sống. Dưới đây là một số bí kíp giúp bệnh nhân ung thư có thể giải tỏa căng thẳng hiệu quả và nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật: 

Không nên quá cứng nhắc khi lập thời gian biểu: Người bệnh ung thư thường có xu hướng muốn làm nhiều việc hơn vì thế họ thường lên kế hoạch dày đặc với những công việc cần phải giải quyết xong trong ngày. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không nên, vì nó có thể khiến bạn mệt mỏi và căng thẳng hơn. Thay vì đó, hãy chỉ tập trung và những công việc chính và sắp xếp nó một cách khoa học. 

Tập yoga để loại bỏ căng thẳng và rèn luyện sức khỏe

Tập yoga để loại bỏ căng thẳng và rèn luyện sức khỏe

Không nên làm việc quá sức: Trong quá trình điều trị, một số bệnh nhân vẫn đi làm để đảm bảo cuộc sống. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, không nên làm việc quá sức, hãy tùy theo mức độ sức khỏe của bạn để nhận thêm việc. 

Không ngần ngại chia sẻ hoặc nhờ tới sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè. 

Sống tích cực hơn: Thay vì lo lắng, suy nghĩ tiêu cực về tình trạng bệnh của mình, bạn hãy suy nghĩ tích cực, lạc quan, hướng tới những điều tốt đẹp, ý nghĩa trong cuộc sống. 

Nếu cần, bạn có thể nhờ người thân hoặc tham khảo chế độ bảo hiểm để giảm thiểu gánh nặng chi phí điều trị bệnh. 

Thực hiện lối sống khoa học bao gồm chăm chỉ vận động (có thể tập yoga, đi dạo bộ, thiền,...), có chế độ ăn lành mạnh và ngủ đủ giấc. Bên cạnh đó, có thể dành thời gian để đọc sách, nghe nhạc, xem những bộ phim yêu thích,…

Giao tiếp nhiều hơn với mọi người để giảm căng thẳng. 

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về mối quan hệ giữa căng thẳng và ung thư và một số giải pháp giúp bệnh nhân ung thư giải tỏa căng thẳng. 

Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, chúng tôi có cung cấp dịch vụ điều trị tâm lý dành cho các đối tượng khách hàng, đặc biệt là những bệnh nhân ung thư đang gặp phải những vấn đề về căng thẳng kéo dài. Các bác sĩ có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm và những liệu pháp tâm lý chuyên sâu chắc chắn sẽ mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho người bệnh. Bạn có thể gọi đến số 1900 56 56 56 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.