Tin tức

Bác sĩ giải đáp: Khi nào cần bổ sung vitamin B2?

Ngày 16/11/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Vitamin B2 rất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể, việc thiếu hụt dưỡng chất này có thể gây nhiều vấn đề sức khỏe như: đau nửa đầu, tăng tốc độ lão hóa da, tóc, đục thủy tinh thể,… Vì thế, mỗi người cần bổ sung vitamin B2 đủ nhu cầu từ thực phẩm và nguồn chế phẩm nếu cần thiết.

1. Bổ sung Vitamin B2 bao nhiêu là đủ?

Vitamin B2 có mặt trong mỗi tế bào của cơ thể người, tham gia vào quá trình chuyển hóa dưỡng chất trong thực phẩm thành năng lượng sử dụng. vitamin B2 cũng như các vitamin nhóm B khác có đặc điểm là: tan trong nước, cơ thể không tổng hợp được, không dự trữ được, lượng dư thừa sẽ đào thải ra ngoài qua nước tiểu.

<a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/nhung-thuc-pham-bo-sung-vitamin-b2-hieu-qua-nen-an-hang-ngay-s51-n20485'  title ='Bổ sung vitamin B2'>Bổ sung vitamin B2</a> có ở trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên

Vitamin B2 có trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên

Vì thế bắt buộc hàng ngày, con người cần bổ sung vitamin B2 từ thực phẩm hoặc bằng chế phẩm bổ sung. Tuy nhiên bổ sung vitamin B2 từ thực phẩm vẫn được khuyến khích là phương pháp lâu dài vừa đảm bảo sức khỏe, vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khác.

1.1. Lượng vitamin B2 khuyến cáo hàng ngày

Mỗi đối tượng tùy theo độ tuổi, mức phát triển hoặc tình trạng sức khỏe, bệnh lý mà nhu cầu sử dụng vitamin B2 là khác nhau. Cụ thể như sau:

Trẻ em

Trẻ em cần lượng vitamin B2 hàng ngày theo khuyến cáo từng độ tuổi như sau:

- Trẻ sơ sinh nhỏ hơn 6 tháng tuổi: Bổ sung 300 mcg mỗi ngày.

- Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi: Bổ sung 400 mcg vitamin B2 mỗi ngày.

- Trẻ từ 1 - 3 tuổi: Bổ sung 500 mcg vitamin B2 mỗi ngày.

- Trẻ từ 4 - 8 tuổi: Bổ sung 600 mcg vitamin B2 mỗi ngày.

Trẻ em cần cung cấp lượng vitamin B2 vừa đủ theo nhu cầu

Trẻ em cần cung cấp lượng vitamin B2 vừa đủ theo nhu cầu

Trẻ trai và nam trưởng thành

- Trẻ trai từ 9 - 13 tuổi: Cần bổ sung 900 mcg vitamin B2 mỗi ngày.

- Nam giới từ 14 tuổi trở lên: Bổ sung 1.2 mg mỗi ngày.

Trẻ gái và nữ trưởng thành

- Bé gái từ 9 - 13 tuổi: Bổ sung 900 mcg vitamin B2 mỗi ngày.

- Bé gái từ 14 - 18 tuổi: Bổ sung 1.0 mg vitamin B2 mỗi ngày.

- Nữ từ 19 tuổi trở lên: Bổ sung 1.1 mg vitamin B2 mỗi ngày.

Đối tượng đặc biệt khác

- Với phụ nữ mang thai, cần bổ sung: Bổ sung vitamin B2 mỗi ngày lớn hơn 1.4 mg.

- Phụ nữ cho con bú: Bổ sung vitamin B2 1.6 mg mỗi ngày.

1.2. Những đối tượng cần tăng cường bổ sung vitamin B2

Với người bình thường, vitamin B2 từ thực phẩm đã đủ cung cấp theo nhu cầu cơ thể cần. Tuy nhiên các đối tượng sau cần bổ sung nhiều hơn, đôi khi nguồn thực phẩm không đảm bảo cung cấp đủ nên cần bổ sung cả từ nguồn dược phẩm.

Người nghiện rượu

Những người uống nhiều rượu, cơ thể giảm khả năng hấp thu vitamin B2 đến 50%. Vì thế những đối tượng này cũng cần bổ sung vitamin B2 lượng cao gấp 5 - 10 lần bình thường.

Người nghiện rượu thường bị giảm hấp thu vitamin B2

Người nghiện rượu thường bị giảm hấp thu vitamin B2

Bệnh nhân đang điều trị

Cơ thể sẽ giảm khả năng hấp thụ vitamin B2 trong trường hợp bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm hoặc sốt rét. Vì thế cần cung cấp lượng vitamin B2 nhiều hơn đảm bảo đủ cho cơ thể sử dụng.

Vận động viên tập luyện chuyên nghiệp

Những vận động viên thường phải tập luyện thể thao với tần suất cao, vì thế cơ thể cũng cần hoạt động, cần sử dụng nhiều năng lượng hơn người bình thường. Các đối tượng này sẽ cần cung cấp lượng vitamin B2 cao hơn khuyến cáo bình thường khoảng 15 lần, đặc biệt là nữ giới.

2. Nguyên nhân, dấu hiệu thiếu vitamin B2

Các trường hợp cần bổ sung tăng cường vitamin B2 là khi cơ thể cần bổ sung lượng nhiều hơn, cơ thể thiếu hụt hoặc cần điều trị bệnh.

2.1. Thiếu hụt vitamin B2 - nguyên nhân chính

Thiếu hụt vitamin B2 có thể do những nguyên nhân sau:

- Chế biến hoặc bảo quản thực phẩm không đúng cách làm hao hụt vitamin B2 và cung cấp không đủ cho cơ thể.

- Nhu cầu cơ thể cao ở những giai đoạn đặc biệt hoặc bệnh lý và chế độ ăn không cung cấp đủ: giai đoạn dậy thì, mang thai, cho con bù, người mắc bệnh và điều trị bằng thuốc.

- Cơ thể giảm hấp thu: Do tiêu chảy kéo dài hoặc người cao tuổi.

 <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/nguyen-nhan-chinh-dan-den-co-the-bi-thieu-vitamin-b2-s51-n20542'  title ='thiếu vitamin B2'>thiếu vitamin B2</a> thường gây nhiều vấn đề về da

Thiếu vitamin B2 thường gây nhiều vấn đề về da

2.2. Dấu hiệu thiếu vitamin B2 điển hình

Những dấu hiệu thiếu vitamin B2 tương đối lành tính và có thể nhận biết như:

Xuất hiện thương tổn da

Điển hình nhất là bị viêm da, bị nứt kẽ ở mặt (thường gặp nhất là tai, đuôi lông mày).

Triệu chứng ở mắt

Sợ ánh sáng, thường xuyên chảy nước mắt, mặt bị xung huyết, đục giác mạc,… Việc thiếu vitamin B2 thường biểu hiện cùng lúc với thiếu vitamin nhóm B do việc hấp thu những dưỡng chất này của cơ thể có liên quan mật thiết với nhau.

Xuất hiện dấu hiệu rối loạn gan

Thiếu vitamin B2 ảnh hưởng đến chức năng gan với các rối loạn như: hạ đường máu, hôn mê, co giật, đột tử, rối loạn tri giác,…

Biểu hiện chậm lên cơ ở tuổi thành niên hoặc trưởng thành

vitamin B2 ảnh hưởng đến sự phát triển cơ, ảnh hưởng từ nhẹ là cơ kém phát triển đến nặng hơn cơ không cử động được. Ngoài ra có thể ảnh hưởng đến cơ tim kém, không tạo được co rút.

Phụ nữ mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi

Phụ nữ mang thai thiếu vitamin B2 hoặc rối loạn chuyển hóa vitamin B2 nếu không bổ sung liều cao sẽ gây những rối loạn nguy hiểm cho thai nhi và trẻ khi sinh ra như: biến dạng xương, giảm trương lực, đột tử,…

 Phụ nữ mang thai cần bổ sung tăng cường vitamin B2

Phụ nữ mang thai cần bổ sung tăng cường vitamin B2

3. Khi nào cần bổ sung vitamin B2?

Bổ sung vitamin B2 từ chế phẩm cần thiết trong các trường hợp sau:

3.1. Điều trị thiếu vitamin B2 hoặc dự phòng

Cho các trường hợp thiếu vitamin B2 do cung cấp hoặc rối loạn hấp thu, thường bổ sung kèm với các loại vitamin B khác.

3.2. Điều trị rối loạn chuyển hóa

Các bệnh bất thường chuyển hóa có thể điều trị với vitamin B2 như: hạ đường máu, rối loạn bệnh cơ, hội chứng gan,…

3.3. Bổ sung tăng cường cho các đối tượng có nhu cầu cao.

Đối tượng cần bổ sung lượng vitamin B2 cao hơn như: Vận động viên thể dục, người nghiện rượu, người cao tuổi, người kém hấp thu,…

Ngoài ra, vitamin B2 cũng được bổ sung khi cần điều trị một số bệnh về da liễu.

4. Hướng dẫn bổ sung vitamin B2 đúng cách

Có nhiều cách bổ sung vitamin B2 như:

4.1. Đường uống

vitamin B2 thường dưới dạng viên nén liều cao, nên chia thành từng liều dùng kết hợp với thức ăn để tăng hấp thu.

4.2. Đường tiêm

vitamin B2 tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch được chỉ định trong trường hợp không dùng được đường uống như: rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu,…

bổ sung vitamin B2 theo cách nào, người bệnh cũng cần lưu ý tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng, uống không đúng thời điểm làm giảm hiệu quả.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.