Tin tức

Chạy thận nhân tạo là gì? Bệnh nhân cần lưu ý điều gì khi chạy thận

Ngày 25/09/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chạy thận nhân tạo là một trong những phương pháp điều trị thường được chỉ định với bệnh nhân suy thận. Khi chức năng thận bị suy giảm đến một mức độ nhất định, bệnh nhân cần phải chạy thận thường xuyên nhằm cải thiện tình hình sức khỏe và duy trì sự sống. Để hiểu thêm về phương pháp điều trị này, bạn đọc có thể tham khảo qua những nội dung được MEDLATEC đề cập ngay sau đây.

1. Chạy thận nhân tạo là gì?

Thận là cơ quan quan trọng trong việc lọc bỏ chất thải và chất độc ở trong máu ra ngoài cơ thể mà không làm ảnh hưởng đến những bộ phận khác. Khi các chức năng thận bị suy yếu, khả năng lọc máu cũng sẽ dần kém hơn. Kéo theo đó, các chất độc và chất thải sẽ bị tích tụ lại ở trong cơ thể, chúng tác động và có thể gây nên tình trạng rối loạn ở các cơ quan khác. Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh. 

Chạy thận nhân tạo giúp cải thiện sức khỏe đối với những bệnh nhân suy thận

Chạy thận nhân tạo giúp cải thiện sức khỏe đối với những bệnh nhân suy thận

Những trường hợp bệnh nhân bị suy thận, bị tổn thương thận cấp tính hoặc thận bị chấn thương thì chạy thận nhân tạo chính là phương pháp phổ biến thường được áp dụng. Ở kỹ thuật này, máu của bệnh nhân sẽ được đưa đến một bộ lọc khác ở ngoài cơ thể. Bộ lọc này sẽ hoạt động tương tự như thận để làm sạch máu. Sau khi hoàn tất quá trình này, máu sạch sẽ được đưa lại vào trong cơ thể của người bệnh. 

Quá trình chạy thận có thể được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín hoặc ngay tại nhà của bệnh nhân. Tùy vào mức độ suy thận và những tổn thương ở cơ quan này, tần suất chạy thận sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp. Hầu hết các trường hợp, bệnh nhân cần phải kiên trì chạy thận thường xuyên cho đến khi bệnh lý được kiểm soát ổn định. 

2. Chạy thận nhân tạo có tốt không?

Bất cứ phương pháp điều trị nào cũng sẽ tồn tại những ưu điểm và nhược điểm nhất định, việc chạy thận cũng không ngoại lệ. 

2.1. Ưu điểm

Đối với bệnh nhân suy thận, chạy thận sẽ mang lại những lợi ích như sau:

Chạy thận giúp lọc bỏ các chất thải và chất độc dư thừa ra khỏi cơ thể

Chạy thận giúp lọc bỏ các chất thải và chất độc dư thừa ra khỏi cơ thể

  • Thay thế cho chức năng thận đang bị suy giảm, từ đó giúp loại bỏ các độc tố và cặn bã ra khỏi máu; phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 
  • Chạy thận sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống đối với những trường hợp bị suy thận nặng thông qua việc loại bỏ những triệu chứng của bệnh như: thường xuyên mệt mỏi, ngứa ngáy, đau ngực,...
  • Kiểm soát được tình hình sức khỏe của bệnh nhân khi nồng độ ion và nước ở trong cơ thể được cân bằng. Thêm vào đó, huyết áp của người bệnh cũng sẽ được duy trì ổn định hơn. 
  • Với các bệnh nhân suy nhận thì đây chính là biện pháp tạm thời, giúp cơ thể ổn định trong khi chờ đợi được ghép thận. 

2.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì chạy thận nhân tạo cũng tồn tại một số nhược điểm như:

Bệnh nhân có thể gặp phải một vài phản ứng phụ khi chạy thận

Bệnh nhân có thể gặp phải một vài phản ứng phụ khi chạy thận

  • Có nguy cơ bị nhiễm trùng đối với những trường hợp có sử dụng catheter hoặc những thiết bị khác có liên quan đến chạy thận. 
  • Phương pháp này đôi khi cũng làm xuất hiện những vấn đề liên quan đến mạch máu gồm: tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim hoặc tắc nghẽn mạch,...
  • Một số trường hợp có thể xuất hiện những phản ứng mẫn cảm hoặc bị dị ứng với những hoạt chất được sử dụng khi chạy thận.
  • Quá trình chạy thận có thể khiến tâm lý và tinh thần của người bệnh bị ảnh hưởng. Từ đó, bệnh nhân thường có cảm giác bất an, căng thẳng và suy nghĩ nhiều hơn. 

3. Quy trình chạy thận nhân tạo như thế nào?

Quy trình chạy thận sẽ bao gồm các bước cụ thể như sau:

3.1. Chuẩn bị 

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cân nặng, nhịp tim, huyết áp,... của người bệnh trước khi thẩm tách máu. Sau đó, bác sĩ sẽ chèn hai kim tiêm vào cánh tay ở vị trí tĩnh mạch và cố định tại chỗ để bắt đầu thẩm tách máu. 

Ở ống kim thứ nhất, máy lọc sẽ lấy máu để lọc bỏ những chất chải và chất độc ra khỏi máu. Sau khi hoàn tất quá trình lọc, máu sạch sẽ được đưa vào cơ thể thông qua ống kim còn lại. 

Bác sĩ sẽ điều chỉnh tốc độ thẩm tách máu, nồng độ thuốc và những chỉ số khác trước khi lọc máu. Điều này sẽ giúp quá trình lọc máu được ổn định và cũng giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn khi điều trị. 

Việc chuẩn bị tốt giúp quá trình chạy thận ổn định và hiệu quả hơn

Việc chuẩn bị tốt giúp quá trình chạy thận ổn định và hiệu quả hơn

3.2. Theo dõi và giám sát

Trong khoảng thời gian thực hiện chạy thận, bệnh nhân sẽ chờ cho quá trình lọc máu được hoàn tất. Lúc này, nhịp tim hoặc huyết áp của người bệnh có thể có những dao động nhỏ do các chất lỏng dư thừa được đưa ra bên ngoài. Chính vì vậy, trong suốt thời gian chạy thận, bác sĩ sẽ theo dõi và kiểm tra các chỉ số thường xuyên để đảm bảo việc chạy thận được ổn định nhất. 

3.3. Kết thúc

Sau khi quá trình lọc máu hoàn tất, bác sĩ sẽ lấy kim ra khỏi tĩnh mạch và dán băng y tế để ngăn chảy máu. Sau đó, bệnh nhân sẽ nghỉ tại chỗ và có thể về nhà hoạt động bình thường. 

Để sức khỏe được kiểm soát ổn định, bệnh nhân suy thận cần phải duy trì biện pháp chạy thận nhân tạo định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. 

4. Người bệnh cần lưu ý gì sau khi chạy thận?

Để việc chạy thận đạt hiệu quả tốt nhất và hạn chế các phản ứng phụ khác có thể làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, bệnh nhân cần lưu ý đến một vài vấn đề như sau:

4.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với những bệnh nhân chạy thận. Một thực đơn hợp lý sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn và tăng cường hiệu quả của quá trình điều trị. Bệnh nhân có thể trao đổi với bác sĩ điều trị hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một thực đơn phù hợp dựa vào sở thích và tình hình sức khỏe hiện tại. 

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cần được xây dựng dựa trên sức khỏe của bệnh nhân

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cần được xây dựng dựa trên sức khỏe của bệnh nhân

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần phải thường xuyên kiểm tra các chỉ số như protein, chất lỏng, nồng độ kali, natri,... để đảm bảo sự ổn định cũng như có những điều chỉnh về dinh dưỡng (nếu cần thiết). 

4.2. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Song song với quá trình chạy thận, bệnh nhân cũng cần phải sử dụng thuốc uống kê đơn của bác sĩ đúng theo chỉ định. Nếu bệnh nhân có xuất hiện bất dấu hiệu bất thường hoặc phản ứng nào với thuốc thì phải liên hệ ngay với bác sĩ để có phương pháp xử lý kịp thời. 

Bệnh nhân phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát tình trạng bệnh

Bệnh nhân phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát tình trạng bệnh 

Trên đây là một vài thông tin về phương pháp chạy thận nhân tạo đang được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Chạy thận tuy là phương pháp đem lại hiệu quả tốt cho bệnh lý suy thận nhưng khiến người bệnh tốn nhiều thời gian, chi phí điều trị. Vì vậy, việc phòng ngừa các bệnh lý về thận từ sớm là điều cần thiết. Tốt nhất, nếu nhận thấy thận có dấu hiệu bất thường, bạn nên đi thăm khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tiết niệu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ đến số điện thoại 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Từ khoá: huyết áp nhịp tim

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.