Tin tức

Chỉ số nhịp tim như thế nào là bình thường?

Ngày 22/04/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Nhịp tim là một trong các chỉ số quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán được các bất thường trong cơ thể. Chính vì vậy mà nhịp tim tăng cao hay giảm xuống đột ngột có thể là dấu hiệu nhận biết các bệnh lý nguy hiểm bạn đang mắc phải. Vậy các chỉ số nhịp tim nói lên điều gì? Thế nào là nhịp tim bình thường?

1. Nhịp tim là gì?

Nhịp tim được hiểu là số lần tim đập trong một phút. Trong quá trình đó tim sẽ đưa máu có chứa oxy đi tới các cơ quan trong cơ thể và vận chuyển máu thiếu oxy trở lại phổi. Nhịp tim của người bình thường sẽ thay đổi trong quá trình vận động căng thẳng, nghỉ ngơi, ốm đau, tuổi tác. 

Chỉ số nhịp tim biến đổi dựa theo độ tuổi và mức độ vận động của mỗi người

Chỉ số nhịp tim biến đổi dựa theo độ tuổi và mức độ vận động của mỗi người

Ngoài ra, trung bình một đời người, tim sẽ đập khoảng 3 tỉ lần. Mỗi chu kỳ tim thực hiện co bóp một lần trong tất cả các buồng tim, khoảng thời gian giữa 2 lần co bóp của 1 buồng tim được coi là 1 chu kỳ, thường nhịp co bóp của tâm thất trái được xác định để tính chu kỳ nghe nhịp tim.

2. Chỉ số nhịp tim của người khỏe mạnh

Chỉ số nhịp tim có vai trò quan trọng trong việc nhận biết các dấu hiệu bất thường và chẩn đoán một số vấn đề sức khỏe. 

  • Một người trưởng thành bình thường có chỉ số nhịp tim dao động trong khoảng 60-100 lần mỗi phút. Lúc nghỉ ngơi, nhịp tim của những người vận động viên thể lực, người thường xuyên làm việc tay chân và hoạt động thể lực thường ở mức 60 lần/phút.
  • Một trẻ em hiếu động có chỉ số nhịp tim cao do trẻ vận động nhiều. Nhịp tim của trẻ lứa tuổi này có thể lên tới 200 lần/phút. Trẻ sơ sinh có nhịp tim cao nhất và các chỉ số nhịp tim giảm dần theo độ tuổi. 
  • Người già có chỉ số nhịp tim thấp do ít vận động, nhiệt độ, cảm xúc và sự lão hóa của cơ thể. Những người trên 65 tuổi có nhịp tim trung bình khoảng 60-75 lần/phút. 
  • Những người vận động ở cường độ cao, đặc biệt là vận động viên, người làm việc tay chân có chỉ số nhịp tim lên tới 220 lần/phút. 

Độ tuổi

Nhịp tim (lần/phút)

Trẻ sơ sinh

100-160

Dưới 5 tháng tuổi

90-150

6 tháng -12 tháng tuổi

80-140

1-3 tuổi

80-130

4-5 tuổi

80-120

6-10 tuổi

70-110

11-14 tuổi

60-105

15-20 tuổi

60-100

Trên 20 tuổi

50-80

3. Chỉ số nhịp tim như thế nào được xem là bất thường?

Nhịp tim biến đổi theo thể trạng, cảm xúc, bệnh lý và thói quen hoạt động của từng người. Tuy nhiên trong trường hợp nhịp tim đột ngột thay đổi, bạn cần nghỉ ngơi và thăm khám bác sĩ để xác định các thay đổi xảy ra trong cơ thể.

Tim đập nhanh

Tim đập nhanh trên 100 lần/phút được gọi là tim đập nhanh. Tim đập nhanh đột ngột, tim đập thình thịch không đều, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu là dấu hiệu bất thường cảnh báo những vấn đề sức khỏe nguy hiểm. 

Theo dõi sức khỏe thường xuyên nếu tình trạng tim đập nhanh tiếp diễn liên tục

Theo dõi sức khỏe thường xuyên nếu tình trạng tim đập nhanh tiếp diễn liên tục

Nhịp tim trở nên nhanh hơn trong khi tập thể dục hoặc vận động mạnh nhưng cũng có thể tăng lên khi cơ thể đang bị nhiễm trùng hoặc bị rối loạn nhịp tim. Nguyên nhân gây ra tim đập nhanh là:

  • Cơ thể căng thẳng, thiếu máu, mệt mỏi, hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, uống quá lượng cafein cho phép. 
  • Vận động với cường độ cao.
  • Mất nước, gặp tác dụng phụ của thuốc.

Tim đập chậm

Tim đập 60 lần/phút được gọi là nhịp tim đập chậm. Một số vận động viên, người khỏe mạnh cũng có nhịp tim tương đương 60 lần/phút. Tuy nhiên, nếu nhịp tim trở nên chậm đi kèm với mệt mỏi, chóng mặt và ngất xỉu thì bạn cần thăm khám bác sĩ ngay để theo dõi sức khỏe và chẩn đoán các vấn đề đang gặp phải.

Yếu tố dẫn tới nhịp tim đập chậm:

  • Mất cân bằng điện giải.
  • Độ tuổi.
  • Gặp tác dụng phụ của thuốc.
  • Sử dụng thuốc chặn adrenaline.

4. Cách đo nhịp tim

Công nghệ ngày càng phát triển, máy móc trở nên hiện đại hơn. Người bệnh thường được gắn các máy theo dõi nhịp tim 24h, 72h, hoặc tự trang bị máy theo dõi nhịp tim đeo bên mình khi chúng ta vận động và tập thể dục.

Một số cách để đo các chỉ số nhịp tim là:

  • Dùng ngón tay ấn lên động mạch.
  • Dựa vào động mạch cổ tay.
  • Đếm nhịp tim trong vòng 30 giây hoặc 1 phút, cách làm này không được phổ biến.

5. Thăm khám bác sĩ khi có dấu hiệu nhịp tim bất thường 

Nhịp tim có thể theo đổi theo thói quen sinh hoạt và vận động hằng ngày của bạn, nhưng bạn nên đi khám ngay nếu gặp phải những trường hợp dưới đây:

  • Tức ngực, đánh trống ngực, khó thở.
  • Nhịp tim trở nên cao bất thường hoặc bất ngờ giảm xuống.
  • Chóng mặt, đau đầu, ngất xỉu, kiệt sức.

Thay đổi bất thường trong chỉ số nhịp tim có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm

Thay đổi bất thường trong chỉ số nhịp tim có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm

Để phòng ngừa những nguy cơ gây ảnh hưởng tới các chỉ số nhịp tim, bạn cần quan tâm tới chế độ sinh hoạt hàng ngày. Sau đây là những cách duy trì nhịp tim theo độ tuổi mà bạn cần biết:

Đối với trẻ em

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi, không nên tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh và đồ ngọt.
  • Động viên trẻ tham gia các môn thể thao rèn luyện sức khỏe.
  • Có kế hoạch tiêm phòng và thăm khám sức khỏe định kỳ cho trẻ từ nhỏ.

Đối với thanh thiếu niên và trung niên

  • Cần có chế độ ăn uống và tập luyện khoa học.
  • Tránh thức đêm quá nhiều.
  • Hạn chế chất kích thích, đồ uống có gas, cà phê, bia rượu.
  • Thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ.
  • Cân bằng giữa cuộc sống và công việc, cần dành thời gian để thư giãn và giải trí.

Đối với người già

  • Cân bằng các dưỡng chất thông qua chế độ ăn.
  • Vận động nhẹ nhàng: đi bộ, đạp xe…
  • Dành thời gian nghỉ ngơi
  • Điều trị sớm các bệnh lý mãn tính và hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc.
  • Thăm khám sức khỏe 6 tháng/lần.

Như vậy, các chỉ số nhịp tim là thông tin cơ bản để các bác sĩ tìm ra những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trong cơ thể bạn. Những người có nhịp tim bất thường nên thường xuyên theo dõi sức khỏe để tìm ra các phương pháp chữa trị kịp thời tránh để bệnh trở nặng đe dọa tới tính mạng. 

Một trong những địa chỉ uy tín giúp bạn tầm soát và thăm khám sức khỏe đó là Hệ thống Y tế MEDLATEC. MEDLATEC luôn chú trọng đầu tư vào nguồn lực với đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại đạt chuẩn quốc tế như máy Holter điện tim, Siêu âm Doppler Tim, Holter huyết áp,... nhằm hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe khách hàng và đưa ra hướng điều trị hiệu quả.

MEDLATEC có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ tận tâm, giàu kinh nghiệm trong điều trị các bệnh tim mạch

MEDLATEC có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ tận tâm, giàu kinh nghiệm trong điều trị các bệnh tim mạch

Quý khách có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên tư vấn thêm về dịch vụ hoặc đặt lịch khám tại MEDLATEC nhanh chóng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.