Tin tức

Phình động mạch chủ bụng điều trị như thế nào và cách phòng ngừa

Ngày 23/04/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Động mạch chủ bụng được xem là động mạch lớn nhất trong cơ thể con người, động mạch chủ vận chuyển máu giàu oxy và dẫn máu đi từ tim tới các bộ phận khác. Vậy phình động mạch chủ là gì? Phình động mạch chủ bụng điều trị như thế nào? Là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

1. Thế nào là phình động mạch chủ bụng?

Động mạch chủ đi qua bụng được gọi là động mạch chủ bụng, động mạch này chia ra nhiều mạch nhỏ khác để dẫn máu tới hai chi dưới. Động mạch chủ bụng có 3 nhánh chính là động mạch mạc treo tràng trên, động mạch mạc treo tràng dưới và động mạch thân tạng.

Bệnh phình động mạch chủ luôn là mối lo ngại của người già sau 65 tuổi

Bệnh phình động mạch chủ luôn là mối lo ngại của người già sau 65 tuổi

Bệnh thường do khối chứa đầy máu hình thành khi thành động mạch trở nên yếu và phình ra. Khối máu này sẽ phình lớn và có nguy cơ vỡ đe dọa tới tính mạng con người.

Nguyên nhân gây nên bệnh phình động mạch chủ bụng là:

  • Huyết áp tăng: động mạnh chủ giãn ra cùng với sự suy yếu thành động mạch gây nên do áp lực từ máu tác động lên thành mạch chủ.
  • Nhiễm trùng động mạch do nấm và vi khuẩn lâu trong cơ thể và các bệnh lý mạch máu như bệnh mô liên kết, mạch máu bị viêm.
  • Tổn thương do tai nạn lao động, tai nạn xe cộ tác động lên thành mạch.
  • Sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia. Thuốc lá chứa nhiều nguy cơ gây phình động mạch chủ bụng, khói thuốc làm yếu thành mạch, làm cho mạch phình nhanh và dễ vỡ hơn. Nam giới sử dụng rượu bia, thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những nhóm người còn lại.
  • Những người trên 60 tuổi sức khỏe suy yếu, mạch máu chịu áp lực của máu trong thời gian dài và chế độ sinh hoạt không lành mạnh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Nếu trong gia đình có người từng bị phình động mạch chủ bụng thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh theo tính di truyền.

2. Triệu chứng nhận biết

Ở giai đoạn đầu, bệnh phình động mạch chủ bụng thường không có các dấu hiệu rõ ràng. Người bệnh thường nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh thông thường khác. Chính vì vậy mà bệnh rất khó phát hiện, làm cho động mạch phình lên nhanh và có nguy cơ vỡ gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Người bệnh thường gặp phải các vấn đề trong giai đoạn khối phình động mạch chủ bụng đang trong quá trình phát triển nhanh:

  • Bệnh nhân đau mỏi lưng.
  • Vùng bụng xung quanh rốn đập mạnh, khó chịu.
  • Đau liên tục ở vùng bụng.

Các triệu chứng báo hiệu bệnh đang trở nặng, bệnh nhân cần tới bệnh viện ngay

  • Da trở nên nhợt nhạt, chân tay tê cứng, lạnh và đổ mồ hôi liên tục.
  • Đau đầu, chóng mặt, mê man thậm chí ngất xỉu.
  • Nhác ăn, đầy bụng, khó thở, buồn nôn và nôn.
  • Tăng dần mức độ đau ở ổ bụng, chân và lưng.

<a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/nguyen-nhan-va-giai-phap-khac-phuc-khi-bi-dau-bung-tren-ron-s195-n19995'  title ='Đau bụng'>Đau bụng</a> liên miên không thuyên giảm là dấu hiệu phổ biến của bệnh

Đau bụng liên miên không thuyên giảm là dấu hiệu phổ biến của bệnh

3. Chẩn đoán

Bệnh phình động mạch chủ bụng thường được phát hiện giai đoạn đầu khi bạn chủ động thăm khám định kỳ 6 tháng. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh thông qua các xét nghiệm hoặc phương pháp sau:

  • Chụp CT: đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng tia X để chụp cắt ngang hình ảnh của các bộ phận ở trong bụng. Hình ảnh chụp được sẽ bao gồm cả động mạch chủ. 
  • Chụp MRI sẽ cho ra hình ảnh bên trong vùng bụng bao gồm cấu trúc các bộ phận.
  • Siêu âm: phương pháp này sẽ cho hình ảnh rõ nét và chính xác cấu trúc mạch ở trong bụng, được các bác sĩ sử dụng rất phổ biến.

4. Phình động mạch chủ bụng điều trị như thế nào?

Phình động mạch chủ bụng điều trị như thế nào vẫn là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân bởi những hệ lụy mà bệnh gây ra. Nếu mạch phình nhỏ, biểu hiện không rõ bạn có thể thăm khám bác sĩ để kiểm soát mức độ phát triển của bệnh cũng như hạn chế các bệnh đi kèm như cao huyết áp. 

Nếu bệnh trở nặng, đau bụng âm ỉ, khó chịu liên tục, tốc độ phát triển của bệnh nhanh, khó kiểm soát, bác sĩ cần có những biện pháp loại bỏ và ngăn ngừa nguy cơ vỡ thành mạch. 

Tùy vào kích thước của khối phình, độ tuổi của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ lựa chọn những phương pháp phù hợp để điều trị bệnh:

  • Đặt stent động mạch chủ: đây là một phương pháp phẫu thuật nội soi hạn chế xâm lấn, bệnh nhân chỉ cần gây tê và bác sĩ luồn ống thông từ động mạch ở bẹn đến động mạch chủ cần điều trị. Sau đó, một đoạn stent graft được đưa vào để loại bỏ phình động mạch chủ bụng. 
  • Phẫu thuật cắt khối phình động mạch chủ: sau khi được cắt bỏ, bác sĩ sẽ thay đoạn động mạch được cắt bằng mạch máu nhân tạo. Điều chú ý là bệnh nhân phải gây mê suốt ca mổ và mất thời gian lâu để hồi phục hoàn toàn.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần thăm khám theo lịch để kiểm tra liệu vết thương đã lành chưa, chỗ phình có bị rò rỉ không, stent có nằm đúng vị trí trong động mạch không và phát hiện các biến chứng từ sớm.

Hiện có nhiều phương pháp giúp hạn chế tối đa biến chứng của bệnh phình động mạch chủ bụng

Hiện có nhiều phương pháp giúp hạn chế tối đa biến chứng của bệnh phình động mạch chủ bụng

5. Cách phòng ngừa bệnh phình động mạch chủ bụng

Có rất nhiều phương pháp phòng ngừa bệnh phình động mạch chủ đơn giản thông qua điều chỉnh thói quen sống hàng ngày tới duy trì lịch thăm khám định kỳ hằng năm:

  • Bỏ thuốc lá và tránh xa khu vực nhiều khói thuốc. 
  • Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, nhiều chất xơ, ít dầu mỡ, đường và gia vị mặn. Lựa chọn các thực phẩm tốt cho sức khỏe như ngũ cốc nguyên hạt, sữa hạt, trái cây, rau củ, cá, thịt gà. 
  • Giữ chỉ số huyết áp ở mức bình thường và chỉ số cholesterol ở mức cho phép đối với bệnh nhân bị tăng huyết áp cần tuân thủ điều trị.
  • Duy trì chế độ tập luyện và đi ngủ đúng giờ. Tập luyện một ngày từ 1 tiếng sẽ giúp cơ thể bạn có một hệ miễn dịch khỏe mạnh và cải thiện các vấn đề tim mạch.

Như vậy, bài viết trên đã chỉ ra bệnh phình động mạch chủ bụng điều trị như thế nào, các dấu hiệu nhận biết bệnh và phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Thông qua chế độ ăn và thói quen sống hằng ngày, bạn sẽ kiểm soát được sức khỏe, cân nặng và chỉ số huyết áp, giúp duy trì sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, việc thăm khám định kỳ mỗi 6 tháng và điều trị kịp thời khi có các dấu hiệu ban đầu là vô cùng quan trọng để tăng hiệu quả chữa bệnh. Một địa chỉ uy tín để bạn có thể thăm khám và điều trị bệnh phình động mạch chủ bụng đó là Hệ thống Y tế MEDLATEC. 

Đây là chuỗi bệnh viện, phòng khám đã có kinh nghiệm hoạt động gần 30 năm với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, nhân viên y tế chuyên nghiệp, tận tụy, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, đầy đủ các dòng máy hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh như: máy siêu âm, máy chụp X-quang, máy chụp CT, máy chụp MRI,... mang lại kết quả chính xác, giúp hỗ trợ tối đa cho bác sĩ trong khâu chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và cơ sở vật chất hiện đại

Hệ thống Y tế MEDLATEC với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và cơ sở vật chất hiện đại

Đặc biệt, MEDLATEC có công nghệ chụp MSCT được sử dụng phổ biến trong phình động mạch chủ. Nhờ chụp MSCT, bác sĩ sẽ dễ dàng phát hiện các vị trí, mức độ tổn thương, đánh giá các biến chứng có thể xảy ra đối với bệnh nhân và có định hướng cũng như phương pháp điều trị phù hợp.

Để được tư vấn thêm về dịch vụ hoặc đặt lịch khám tại bệnh viện, bạn có thể liên hệ đến số tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.

Từ khoá: chụp msct huyết áp

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.