Tin tức

Địa chỉ xét nghiệm tiểu đường thai kỳ Huế mẹ bầu nên tham khảo ngay

Ngày 26/07/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Tiểu đường thai kỳ thường xảy ra trong giai đoạn phụ nữ mang thai, không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ mà còn có thể gây biến chứng nguy hiểm cho thai nhi trong bụng. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ giúp chẩn đoán và kiểm soát tình trạng này. Nếu mẹ bầu đang ở Huế và chưa lựa chọn được địa chỉ xét nghiệm tiểu đường thai kỳ Huế thì hãy tham khảo bài viết sau.

1. Giải thích nguyên nhân vì sao các mẹ lại bị tiểu đường thai kỳ? 

Bình thường trong quá trình ăn uống, tuyến tụy của cơ thể có nhiệm vụ sản xuất ra insulin - một loại hormone hỗ trợ vận chuyển glucose từ máu đi tới các tế bào khác trong cơ thể để quy đổi thành năng lượng, phục vụ cho các hoạt động sống hàng ngày. 

Tuy nhiên khi người phụ nữ mang thai, bộ phận nhau thai sẽ tiết ra loại hormone khiến glucose bị giữ lại trong máu. Nếu cơ thể người mẹ không tiết ra đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả thì sẽ khiến lượng glucose này tăng cao, từ đó dẫn đến chứng đái tháo đường thai kỳ. 

Ở giai đoạn đầu tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện rất ít triệu chứng, hầu như là không có biểu hiện gì bất thường nên các mẹ khó phát hiện ra. Đến khi lượng đường huyết trong máu tăng quá cao thì thai phụ sẽ có những dấu hiệu rõ ràng hơn, cụ thể là:

  • Thường xuyên cảm thấy khát nước;
  • Đi tiểu nhiều lần;
  • Mệt mỏi, khô miệng;
  • Vết thương trên da khó lành.

Sự thay đổi về hormone trong cơ thể khiến mẹ bầu dễ mắc tiểu đường thai kỳ

Sự thay đổi về hormone trong cơ thể khiến mẹ bầu dễ mắc tiểu đường thai kỳ

Tuy nhiên cần lưu ý rằng một số biểu hiện trên cũng thường xuất hiện trong thời gian mang thai, nên dễ bị nhầm lẫn với tiểu đường thai kỳ. Do đó ngay khi cảm thấy bất thường tốt nhất mẹ bầu nên đi khám để được kiểm tra và làm rõ nguyên nhân gây nên những triệu chứng này. 

2. Những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ 

Tương tự như tiểu đường type 1, tiểu đường type 2, tiểu đường thai kỳ cũng tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm nên mẹ bầu cần phải hết sức cảnh giác. Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt trong thời gian mang thai thì nguy cơ bệnh tiến triển thành tiểu đường type 2 sau sinh là rất cao. Mà chúng ta cũng biết rằng tiểu đường là bệnh lý mạn tính, một khi đã mắc là không thể chữa dứt điểm mà phải sống chung với nó cả đời, hàng ngày đều phải dùng thuốc và kiêng khem nghiêm ngặt trong ăn uống để không gặp phải biến chứng của bệnh.

Sau đây là những ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với sức khỏe của cả mẹ và bé:

Đối với mẹ bầu:

  • Có thể làm tăng huyết áp và nguy cơ tiền sản giật;
  • Gây đa ối khiến tử cung giãn to, gây ra các vấn đề về hô hấp và tuần hoàn cho người mẹ;
  • Nguy cơ thai lưu, sảy thai, sinh non;
  • Rủi ro gặp biến chứng băng huyết, chảy máu khi lâm bồn;
  • Rối loạn đường huyết, tăng tỷ lệ sinh mổ, hôn mê sâu sau sinh.

Đối với thai nhi:

  • Thai dừng phát triển, thai lưu;
  • Nguy cơ dị tật bẩm sinh;
  • Sau khi sinh ra trẻ có thể bị béo phì, vàng da, suy hô hấp.

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi

3. Các hình thức xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

3.1. Xét nghiệm 1 bước

Chế độ ăn uống không cân đối khiến tỷ lệ phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có chiều hướng gia tăng. Thời điểm thích hợp để các mẹ bầu thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ đó là khi thai được 24 - 28 tuần tuổi (hoặc theo chỉ định của bác sĩ đang theo dõi thai kỳ). 

Ở xét nghiệm 1 bước hay còn gọi là nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống, mẹ bầu cần phải lấy máu kiểm tra đường huyết lúc đói. Nhân viên y tế sẽ đưa cho thai phụ một cốc nước pha với 75g glucose để uống. Sau khi uống xong, mẹ bầu sẽ được nhân viên y tế lấy máu tĩnh mạch để đo đường huyết theo các mốc 1 giờ và 2 giờ sau uống glucose. Đây là nghiệm pháp được chỉ định cho trường hợp các mẹ không bị chẩn đoán mắc tiểu đường trước đó. 

Thai phụ nên thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng, khi bụng đã trải qua một đêm nhịn đói trong ít nhất là 8 giờ. Mẹ bầu được cho là mắc tiểu đường thai kỳ khi 1 trong 3 chỉ số dưới đây có giá trị như sau:

  • Đường huyết khi đói ≥ 92 mg/dL (5.1 mmol/L);
  • Đường huyết sau 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10.0 mmol/L);
  • Đường huyết sau 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8.5 mmol/L).

Nếu cả 3 chỉ số này để ở dưới mức tham chiếu thì tức là mẹ bầu không bị tiểu đường thai kỳ. 

3.2. Xét nghiệm 2 bước

Trước tiên các bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bầu thực hiện xét nghiệm thử glucose trước để xem có cần tiếp tục kiểm tra nữa hay không. Đây được gọi là xét nghiệm 2 bước.

  • Bước 1: mẹ bầu trước khi xét nghiệm không cần nhịn đói. Khi tiến hành nhân viên y tế sẽ yêu cầu thai phụ uống nước pha 50g glucose, sau đó đợi khoảng 1 giờ để đo mức đường huyết. Nếu kết quả đo có giá trị > 130 mg/L (7,2 mmol/L) thì tiếp tục chuyển sang bước 2;
  • Bước 2: mẹ bầu sẽ phải uống 250 - 300ml nước pha với 100g glucose khi bụng đói. Các mốc thời điểm đo đường huyết lần lượt là 1, 2, 3 giờ sau uống. Cứ sau 1 giờ nhân viên y tế sẽ kiểm tra đường huyết 1 lần và ghi lại kết quả thu được.

Kết quả của xét nghiệm 2 bước được cho là bất thường nếu:

  • Đường huyết lúc đói = 95mg/dL (5,3 mmol/l);
  • Đường huyết sau 1 giờ > 180 mg/dL (10,0 mmol/l);
  • Đường huyết sau 2 giờ > 155 mg/dL (8,6 mmol/l);
  • Đường huyết sau 3 giờ > 140 mg/dL (7,8 mmol/l).

Mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ

Mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ

4. Cơ sở xét nghiệm tiểu đường thai kỳ Huế

Nếu được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ thì mẹ bầu nên điều trị tình trạng này càng sớm càng tốt để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng có thể xảy ra trong giai đoạn mang thai và khi sinh nở. Do đó, người mẹ nên áp dụng các cách như thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Trong trường hợp đã tích cực thay đổi lối sống nhưng không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định cho thai phụ dùng thuốc điều trị. 

Ngoài ra, việc lựa chọn địa chỉ xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với nhiều chi nhánh trên toàn quốc, trong đó có cả MEDLATEC Thừa Thiên Huế có thể thực hiện hàng nghìn loại xét nghiệm khác nhau. Nếu các mẹ bầu đang phân vân về địa chỉ xét nghiệm tiểu đường thai kỳ Huế thì MEDLATEC là một gợi ý phù hợp. 

Bên cạnh đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi và giàu kinh nghiệm trong việc kiểm tra, xét nghiệm sàng lọc thai kỳ, MEDLATEC còn sở hữu Trung tâm Xét nghiệm quy mô lớn với hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến bậc nhất, cùng với đó là chất lượng xét nghiệm đã được khẳng định với 2 chứng chỉ kép là ISO 15189:2012 và CAP. 

Để được tư vấn kỹ hơn về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ Huế, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ theo hotline 1900 56 56 56. Địa chỉ MEDLATEC Thừa Thiên Huế: Số 33 Thạch Hãn, Phường Thuận Hòa, Thành phố Huế. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.