Tin tức

Tìm hiểu các cách xét nghiệm tiểu đường và địa chỉ xét nghiệm uy tín

Ngày 06/02/2020
CN. Hoàng Văn Thanh - Trung tâm Xét nghiệm
Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường hiện ngày càng cao. Bệnh tiểu đường ban đầu không thể hiện rõ. Nhưng về lâu dài, nếu không được điều trị, bệnh sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vì thế, việc xét nghiệm tiểu đường để phát hiện kịp thời và điều trị là rất cần thiết. 

1. Bệnh tiểu đường thường gặp ở những ai?

Hiện nay ai cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao nhất vẫn là những đối tượng sau đây:

1.1. Những người béo phì

Người bị mắc bệnh béo phì chính là đối tượng đầu tiên có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bởi đây là một trong những đối tượng có nguy cơ rối loạn chuyển hóa. Chính vì thế lượng đường trong máu cao, các chỉ số về máu không bình thường. 

Bệnh tiểu đường thường gặp ở những ai? 

Bệnh tiểu đường thường gặp ở những ai? 

Không những thế, người mắc bệnh béo phì hoặc thừa cân còn có chế độ ăn không khoa học. Họ có lượng mỡ thừa nhiều và lượng đường trong máu rất cao. Nếu như vừa béo phì vừa mắc các bệnh liên quan đến đường huyết và huyết áp thì vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế, những đối tượng này cần phải đi xét nghiệm tiểu đường sớm nhất có thể.

1.2. Những người mắc bệnh gout

Đây cũng là một trong các đối tượng có nguy cơ tiểu đường cao mà nguyên nhân chủ yếu đó là do những biến chứng từ bệnh gout mà ra. Người mắc Bệnh tiểu đường do gout là giai đoạn biến chứng đã khá nguy hiểm. Vì vậy việc xét nghiệm phát hiện kịp thời sẽ giúp bạn tránh được những nguy hiểm không đáng có.

1.3. Người mắc huyết áp cao, rối loạn mỡ máu

Những người mắc bệnh huyết áp cao hoặc rối loạn mỡ máu cũng là một trong những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao. Bởi những chỉ số trong máu và huyết áp không bình thường chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lượng đường huyết bị rối loạn dẫn đến tiểu đường.

1.4. Phụ nữ bị u nang buồng trứng

Phụ nữ bị u nang buồng trứng cũng là đối tượng bị tiểu đường cao. Ngoài ra, tất cả chúng ta cho dù không thuộc các đối tượng trên đây thì cũng nên đi xét nghiệm tiểu đường để có thể phát hiện bệnh sớm nhất có thể. Không những thế, còn cần xét nghiệm tổng quan an toàn để đảm bảo sức khỏe tốt nhất nhé!

1.5. Phụ nữ đang mang thai 

Bà bầu là đối tượng tiếp theo dễ bị bệnh tiểu đường. Mặc dù các nguyên nhân chính xác vẫn chưa được chỉ ra nhưng các chuyên gia cho rằng: phụ nữ mang thai dễ bị tiểu đường là vì quá trình bài tiết các hoc-mon Lactogen, Estrogen, Progesteron, Prolactin,... Những hoc-mon này do nhau thai tiết ra, gây kháng insulin làm tăng đường máu. Trường hợp này còn có tên gọi là tiểu đường thai kỳ và thường xuyết hiện ở tuần thứ 24 - 18. 

2. Các xét nghiệm tiểu đường

2.1. Xét nghiệm dung nạp glucose đường ống

Đây là hình thức xét nghiệm dễ thực hiện, chi phí thấp. Hình thức xét nghiệm này cần được thực hiện khi người xét nghiệm nhịn ăn sau 8h tối hôm trước. Tiến hành định lượng Glucose tại 02 thời điểm: lúc đói và thời điểm 2h sau khi uống một lượng glucose để đánh giá sự chuyển hóa glucose trong cơ thể. Xét nghiệm dung nạp glucose sẽ cho ra những kết quả với từng chẩn đoán như sau:

Các hình thức xét nghiệm tiểu đường hiện nay 

Các hình thức xét nghiệm tiểu đường hiện nay 

  • Kết quả trên 200 mg/dL là bệnh nhân bị tiểu đường 

  • Kết quả từ 140 - 199 mg/dL là chỉ số của người tiền tiểu đường

  • Kết quả dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/L) người có lượng đường huyết bình thường

2.2. Xét nghiệm đường niệu (glucose nước tiểu)

Đây là hình thức kiểm tra ở đường niệu bởi thông thường thì người bình thường sẽ có thể tái hấp thu hoàn toàn lượng glucose ở phần ống thận. Ở chỉ số duy trì trung bình là 0,5 mol/24h. Nếu như trong trường hợp xét nghiệm mà lượng đường huyết trong máu là vượt quá 1.6g/L tức là người xét nghiệm đã bị mắc bệnh tiểu đường rồi. 

2.3. Xét nghiệm glucose trong máu ngẫu nhiên

Hình thức xét nghiệm là hình thức xét nghiệm ngẫu hứng không cần phải căn vào các bữa ăn hay là kiêng không hấp thụ chất nữa. Hình thức xét nghiệm này cho ra kết quả ngẫu nhiên nếu như chỉ số đường huyết cao hơn mức 180mg/dL thì tức là bạn đã bị tiểu đường do lượng đường huyết trong máu quá cao. 

2.4. Xét nghiệm đường huyết lúc đói 

Khi thực hiện xét nghiệm này thì bạn cần phải nhịn ăn ít nhất là 8 tiếng. Khi thực hiện xét nghiệm này thì định mức chỉ số sẽ được căn cứ như sau:

  • Kết quả bằng hoặc lớn hơn 126 mg/dL (7 mmol/L) cho thấy bệnh tiểu đường;

  • Kết quả từ 100 - 125 mg/dL thì bạn đã ở giai đoạn tiền tiểu đường

  • Kết quả dưới 100 mg/dL thì ở mức bình thường

2.5. Xét nghiệm HbA1c

Xét nghiệm chỉ số HbA1c là hình thức xét nghiệm trong máu không cần nhịn ăn. Xét nghiệm chỉ số này cho biết kết quả như sau:

Xét nghiệm tiểu đường bằng hình thức xét nghiệm HbA1c

Xét nghiệm tiểu đường bằng hình thức xét nghiệm HbA1c

  • Mức HbA1c từ 6,5% thì đây là chỉ số cho biết đã bị mắc bệnh tiểu đường

  • Mức HbA1c từ 5,7 - 6,4% đây là chỉ số của bệnh nhân tiền tiểu đường

  • Mức HbA1c dưới 5,7 bệnh nhân ở mức bình thường 

Đó là những hình thức xét nghiệm tiểu đường phổ biến nhất hiện nay mà bạn nên biết. Tùy vào từng thể trạng của người bệnh mà áp dụng từng hình thức xét nghiệm phù hợp nhất. 

3. Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm tiểu đường

Khi xét nghiệm bệnh tiểu đường, bạn nên lưu ý những vấn đề sau đây để việc xét nghiệm được chính xác nhất:

Những điều cần lưu ý khi đi xét nghiệm tiểu đường để kết quả chính xác nhất 

Những điều cần lưu ý khi đi xét nghiệm tiểu đường để kết quả chính xác nhất 

  • Thứ nhất cần phải nhịn đói trước khi xét nghiệm trước 8 giờ và cần phải thực hiện tốt nhất đó là vào buổi sáng. Buổi sáng không ăn gì để tiến hành xét nghiệm vào khung giờ trưa và chiều là tối nhất. 

  • Hãy tạm ngưng sử dụng các loại thuốc hạ lipid trong máu và những loại thuốc liên quan đến giảm các biến chứng của mắt. 

  • Tuyệt đối người đi xét nghiệm trước đó không được sử dụng bất cứ loại thuốc hạ đường huyết nào cả. 

Đó là những điều cơ bản nhất mà bạn cần lưu ý trước khi tiến hành thực hiện xét nghiệm bệnh tiểu đường.  Với từng hình thức khác nhau tuy có những yêu cầu xét nghiệm nhưng nhìn chung khi xét nghiệm không nên ăn nhiều và dùng các loại thuốc đặc trị thì sẽ cho kết quả chuẩn xác nhất. 

4. Địa chỉ xét nghiệm tiểu đường chuẩn nhất tại Hà Nội - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những bệnh viện cung cấp các dịch vụ xét nghiệm chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Với hơn 24 năm kinh nghiệm hình thành và phát triển. Hiện nay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã nhận được sự tin tưởng của rất nhiều bệnh nhân.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - địa chỉ xét nghiệm cho kết quả chuẩn xác nhất 

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - địa chỉ xét nghiệm cho kết quả chuẩn xác nhất 

Với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao. Không những thế, các chứng chỉ chứng nhận y khoa của bệnh viện sẽ khiến cho các bệnh nhân cảm thấy an tâm hơn. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn có Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012. 

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có các chính sách giúp hỗ trợ viện phí cho bệnh nhân rất tốt. Các công ty được nhận bảo lãnh viện phí tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đó là:

  • Bảo hiểm Bảo Việt

  • Bảo hiểm Vietinbank

  • Bảo hiểm dầu khí PVI

  • Bảo hiểm bưu điện PTIT

  • Bảo hiểm Bảo Minh

  • Bảo hiểm BIDV

  • Bảo hiểm Xuân Thành,...

Trên đây là toàn bộ những thông tin về việc xét nghiệm tiểu đường, những điều mà bệnh nhân nên lưu ý khi đi xét nghiệm. Đồng thời cũng giới thiệu đến các bạn địa chỉ xét nghiệm tiểu đường đạt chuẩn tại Hà Nội. Bạn có thể liên hệ với Hotline: 1900 56 56 56 để nhận tư vấn từ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC nhé! 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.