Tin tức

Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh trĩ nội

Ngày 30/10/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Hiện nay trĩ nội là căn bệnh nhiều người mắc phải, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đồng thời gây ra sự bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Trong bài viết dưới đây, MEDLATEC sẽ giúp bạn nắm được thông tin liên quan bao gồm: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh căn bệnh này.

1. Thông tin tổng quan về bệnh trĩ nội

Khi tĩnh mạch ở hậu môn của người bệnh bị giãn quá mức và phình to ra sẽ gây bệnh trĩ nội. Ở giai đoạn đầu búi trĩ sẽ chỉ là một khối thịt, tuy nhiên sau một thời gian bệnh phát triển, khối thịt thừa này sẽ to dần hơn và sa ra ngoài.

Tình trạng sẽ nặng hơn nếu người bệnh rặn khi đi vệ sinh, ứ đọng máu sẽ tiếp tục và dẫn đến phình to, giãn tĩnh mạch tạo ra các búi trĩ trong lòng ống hậu môn. Càng già và có tuổi, cấu trúc liên kết sẽ trở nên suy yếu khiến búi trĩ tụt dần ra khỏi hậu môn người bệnh, gây ra trĩ nội.

Trĩ nội ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng nên người bệnh khó phát hiện. Tuy nhiên sau một thời gian búi trĩ to dần lên, gia tăng về kích thước sẽ khiến người bệnh gặp phải một số vấn đề như khó chịu, đau rát, chảy máu sau khi đi đại tiện.

Người mắc bệnh trĩ ở giai đoạn đầu thường chỉ tình tình cờ phát hiện khi thăm khám. Bệnh trĩ ảnh hưởng lớn tới cuộc sống, sinh hoạt, làm giảm năng suất học tập và làm việc. 

Khi tĩnh mạch ở hậu môn của người bệnh bị giãn quá mức và phình to ra sẽ gây bệnh trĩ nội

Khi tĩnh mạch ở hậu môn của người bệnh bị giãn quá mức và phình to ra sẽ gây bệnh trĩ nội

2. Các giai đoạn phát triển 

Trĩ nội được chia ra làm 4 giai đoạn khác nhau, mỗi cấp độ sẽ có những biểu hiện cụ thể. 

Giai đoạn 1

Đây là cấp độ nhẹ nhất của bệnh. Ở giai đoạn này búi trĩ còn nhỏ và nằm sâu trong ống hậu môn, vì vậy người bệnh không thể sờ hoặc nhìn thấy. Người bệnh thường đi đại tiện ra máu. Máu có thể ra kèm với phân, có màu đỏ tươi. 

Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, gây thiếu máu, đuối sức, choáng váng.

Giai đoạn 2

Lúc này búi trĩ đã to hơn, lồi và sa xuống, bạn có thể thấy thập thò ở hậu môn mỗi khi đi đại tiện nhưng sau đó thì co lại. 

Giai đoạn này người bệnh không chỉ bị đi đại tiện ra máu mà còn gây đau rát ở vùng hậu môn. 

Giai đoạn 3

Búi trĩ đã phát triển to và dày, sẫm màu, cứng và thô, lòi ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện. Nhiều khi chỉ cần ho, chạy, hắt hơi cũng khiến búi trĩ lòi ra ngoài. Lúc này búi trĩ không tự động co lại mà chỉ khi dùng tay đẩy mới có thể vào trong được. 

Giai đoạn cuối

Bệnh trĩ nội ở giai đoạn cuối có hiện tượng sa ra ngoài, giãn lỏng cơ hậu môn và thường bị chảy dịch. Người bệnh sẽ có cảm giác ngứa, khó chịu và đau đớn ở vùng hậu môn. 

Nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị sớm có thể gây ra các biến chứng như: thiếu máu, đau hậu môn, tắc mạch, nghẹt gây phù nề, vùng kín và hậu môn nhiễm khuẩn gây ra bệnh,…

Nếu không kịp thời phát hiện bệnh trĩ nội và chữa trị sớm có thể gây ra các biến chứng

Nếu không kịp thời phát hiện bệnh trĩ nội và chữa trị sớm có thể gây ra các biến chứng

3. Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. 

Mang thai

Bệnh trĩ nội xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai, đó là do trong giai đoạn này các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng bị phình giãn ra. 

Lão hóa theo tuổi tác

Tuổi tác cùng là một trong những nguyên nhân gây trĩ nội mà không phải ai cũng biết. Theo thời gian, các cơ ở hậu môn sẽ dần suy yếu. Đó là lý do tại sao những người trưởng thành từ 45 tuổi trở nên có tỷ lệ mắc cao hơn. 

Căng thẳng, mệt mỏi

Căng thẳng mệt mỏi là nguyên nhân gây bệnh trĩ nội mà ít người nghĩ đến. Theo đó khi bạn rơi vào trạng thái này sẽ sản sinh ra một loại chất gây áp lực cho toàn bộ cơ thể. Từ đó khiến cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, ức chế, làm mức co giãn ở vùng hậu môn giảm đi, từ đó tạo điều kiện búi trĩ hình thành.

Ngồi nhiều

Với nhân viên văn phòng, lái xe,… là những người có đặc thù công việc phải ngồi nhiều, vì vậy đậy các đối tượng này nguy cơ mắc bệnh cao. Nguyên nhân là do ngồi nhiều trong thời gian dài sẽ khiến hậu môn bị áp lực, lượng máu lưu thông chậm. Ngoài ra, cơ hậu môn không có độ đàn hồi, cơ thắt hậu môn kém dẫn tới suy yếu và tĩnh mạch phải chịu nhiều áp lực. Theo thời gian lâu dần sẽ hình thành nên búi trĩ. 

Uống ít nước

Nước rất quan trọng đối với cơ thể con người, khi uống đủ giúp tuần hoàn máu lưu thông tốt, hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Tuy nhiên khi cơ thể thiếu nước sẽ gây ra các vấn đề về tiêu hóa, da, phân cứng hơn khiến đại tiện khó khăn và dễ gây ra bệnh trĩ. 

Uống ít nước sẽ gây ra các vấn đề về tiêu hóa, da, phân cứng hơn khiến đại tiện khó khăn và dễ gây ra bệnh trĩ

Uống ít nước sẽ gây ra các vấn đề về tiêu hóa, da, phân cứng hơn khiến đại tiện khó khăn và dễ gây ra bệnh trĩ

Các nguyên nhân khác

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như ăn ít chất xơ, thói quen nhịn đại tiện, uống nhiều rượu bia, vận động nặng,… cũng gây bệnh trĩ nội. 

4. Cách phòng tránh hiệu quả

  • Tránh sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể như rượu bia, đồ uống có ga, thức ăn cay nóng, đồ tái sống,…

  • Tăng cường và bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ vào bữa ăn hàng ngày như rau xanh, hoa quả,… để giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. 

  • Thực hiện thói quen uống nhiều nước mỗi ngày, khoảng 2 lít để tránh táo bón, giúp phân mềm khi đi đại tiện. 

  • Thường xuyên tập luyện thể dục, chơi các môn thể thao để rèn luyện sức khỏe, kích thích nhu động ruột, hạn chế tình trạng táo bón. 

  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi dễ gây ra các vấn đề về tiêu hóa. 

  • Khi đi vệ sinh không nên rặn mạnh, xây dựng thói quen đi vệ sinh đúng giờ, không nên nhịn. 

Nên hạn chế đồ ăn cay nóng tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Nên hạn chế đồ ăn cay nóng tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Số người mắc bệnh trĩ nội hiện nay đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Đây là tình trạng đáng báo động bởi bệnh không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn đe dọa sức khỏe. Vì vậy bạn nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể phòng tránh và điều trị kịp thời, hiệu quả. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ giải đáp hãy liên hệ với MEDLATEC theo số điện thoại 1900.56.56.56 để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.