Tin tức

Top 7 thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh

Ngày 06/05/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Chắc hẳn ai cũng đã từng gặp một số vấn đề về tiêu hoá với nhiều nguyên nhân khác nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, bạn còn chần chờ gì mà không thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung thực phẩm hỗ trợ tiêu hoá vào trong thực đơn hàng ngày. Cùng tìm hiểu xem đó là những loại thực phẩm nào nhé.

1. Ai nên sử dụng thực phẩm hỗ trợ tiêu hoá?

Hệ tiêu hoá của cơ thể luôn phải liên tục hoạt động để phục vụ quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn và loại bỏ chất thải ra ngoài. Một số vấn đề tiêu hoá thường gặp như: rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, táo bón, trào ngược dạ dày,… Ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe, các vấn đề về tiêu hoá có thể khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Chính vì thế, ai cũng nên lựa chọn thực phẩm tốt cho hệ tiêu hoá để cơ thể luôn khỏe mạnh.

2. Top 7 thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh

Các loại thực phẩm có thể sử dụng trong thực đơn hàng để hỗ trợ tiêu hoá như:

2.1. Sữa chua

Sữa chua là nguồn bổ sung lợi khuẩn dồi dào cho hệ tiêu hoá, giúp cân bằng hệ vi sinh từ đó tạo nên màng bảo vệ đường ruột hiệu quả. Ngoài ra, lợi khuẩn trong sữa chua còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch giúp giảm tình trạng viêm và phòng ngừa vi khuẩn tấn công hệ đường ruột. 

Sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn đường ruột hiệu quả

Sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn đường ruột hiệu quả

Không chỉ tốt cho hệ tiêu hoá mà sữa chua còn giàu vitamin D, canxi hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương, hệ tim mạch, sức đề kháng,... Bên cạnh các loại sữa chua truyền thống, hiện nay bạn còn có thể bổ sung lợi khuẩn qua các loại sữa chua uống lên men. 

2.2. Một số loại trái cây

  • Táo chứa nhiều chất xơ hoà tan - pectin có tác dụng giúp duy trì quá trình tiêu hoá đường ruột hiệu quả hơn. Táo còn có tác dụng tăng thể tích phân và tăng nhu động ruột giúp cải thiện tình trạng táo bón. Đồng thời quercetin giúp giảm triệu chứng viêm đường ruột hiệu. 
  • Chuối chứa nhiều chất xơ pectin hỗ trợ tiêu hoá hoạt động khỏe mạnh. Chuối có khả năng tăng cường chất điện giải bị thiếu hụt khi cơ thể gặp tình trạng tiêu chảy. Thường xuyên ăn chuối cũng là phương pháp giúp hạn chế triệu chứng táo bón.

Chuối là thực phẩm hỗ trợ tiêu hoá, hạn chế táo bón

Chuối là thực phẩm hỗ trợ tiêu hoá, hạn chế táo bón

  • Đu đủ chín giàu enzyme papain hỗ trợ tiêu hoá lượng protein dung nạp vào cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng đu đủ chín giúp giảm hội chứng ruột kích thích, tăng cường tạo phân, bôi trơn đường ruột từ đó hạn chế táo bón.

2.3. Ngũ cốc

Các loại ngũ cốc như yến mạch, quinoa, kiều mạch,... không chỉ được biết đến là thực phẩm hỗ trợ ăn kiêng, giảm cân được nhiều người sử dụng mà chúng còn có lợi ích hỗ trợ tiêu hoá hiệu quả nhờ chứa nhiều chất xơ và vitamin. 

Hàm lượng chất xơ trong ngũ cốc giúp tăng cường tạo phân, từ đó cải thiện tình trạng táo bón. Trong ngũ cốc cũng chứa các hoạt chất có tác dụng tương tự probiotic giúp duy trì cân bằng hệ vi sinh có lợi trong hệ đường ruột.

2.4. Cá hồi

Cá hồi giàu axit béo omega 3 có lợi cho sức khỏe với tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm đường tiêu hoá. Đồng thời, thịt cá hồi dễ tiêu hoá giúp người bệnh dễ ăn và hạn chế đầy bụng khó tiêu. 

Cá hồi còn chứa astaxanthin chống oxy hoá, hạn chế cholesterol xấu và phát triển cholesterol tốt giúp hạn chế tích trữ mỡ thừa dễ gây mỡ nội tạng hoặc máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ. Sử dụng cá hồi 1 - 2 lần mỗi tuần, chế biến thành các món như cá hồi nướng, áp chảo, trộn salad,... để không chỉ hỗ trợ tiêu hoá mà còn đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

2.5. Gừng

Gừng là một loại thực phẩm có mặt phổ biến trong mọi gia đình. Gừng không chỉ được dùng để làm gia vị các món ăn mà đây còn là nguyên liệu có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Gừng có tính nóng phù hợp làm ấm cơ thể và chứa chất zingibain giúp xoa bóp các cơn đau co thắt khi gặp vấn đề tiêu hoá. 

Gừng giúp làm ấm cơ thể và giảm cơn đau co thắt ruột

Gừng giúp làm ấm cơ thể và giảm cơn đau co thắt ruột

Đồng thời, gừng cũng mang đến khả năng kháng viêm, giảm đau hiệu quả đối với tình trạng rối loạn tiêu hoá, đầy hơi, buồn nôn, khó tiêu,... Tuy nhiên, đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày hạn chế sử dụng gừng để tránh làm tổn thương niêm mạc đang viêm do tính cay nóng của loại gia vị này.

2.6. Kombucha

Kombucha là thức uống được lên men từ nước trà kết hợp với nấm men tạo nên lượng axit axetic có vai trò tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại. Cùng với đó, trà có chất chống viêm hiệu quả giúp làm giảm các tình trạng viêm đường ruột và kích thích sản sinh, duy trì nguồn vi khuẩn có lợi. 

Kombucha là thức uống giúp bổ sung lợi khuẩn và kháng viêm tiêu hoá

Kombucha là thức uống giúp bổ sung lợi khuẩn và kháng viêm tiêu hoá

Thức uống kombucha thường được kết hợp với các loại nước ép như táo, chanh, dâu, chanh dây hoặc gừng tạo nên loại nước giải khát ngon miệng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình lên men kombucha có chứa lượng cồn nhỏ và có ga, vì thế đối với người có tiền sử viêm dạ dày nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn sức khỏe.

2.7. Giấm táo

Bên cạnh táo thì giấm táo cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong giấm táo có chứa HCL (axit clohidric) cùng vi khuẩn có lợi, axit amin hỗ trợ tiêu hoá, phân giải chất béo, carbohydrate. Chính vì thế, không chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm cân mà giấm táo còn giúp cải thiện sức khỏe đường tiêu hoá và giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

3. Những thay đổi sinh hoạt giúp cải thiện hệ tiêu hoá

Để sở hữu hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì ngoài thực phẩm ăn uống hàng ngày thì thói quen sinh hoạt cũng góp phần quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Một số lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày để tránh các vấn đề tiêu hoá:

Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý giúp hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh hơn

Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý giúp hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh hơn

  • Ăn đủ bữa và đúng giờ để tránh rơi vào tình trạng quá đói hoặc quá no.
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh khi chế biến và sử dụng thức ăn hàng ngày.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá.
  • Uống ít nhất 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày.
  • Cân bằng các nhóm chất trong thực đơn hàng ngày.
  • Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng stress gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bất thường của cơ thể.

Có thể thấy, hệ tiêu hoá có vai trò quan trọng đối với cơ thể và cần được chăm sóc để luôn khỏe mạnh. Ngoài việc áp dụng các phương pháp hỗ trợ tiêu hoá đã được nêu ở trên, việc thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi thể trạng, được bác sĩ tư vấn thêm các thông tin khác cũng rất cần thiết. Hệ thống Y tế MEDLATEC là một đơn vị y tế uy tín bạn có thể lựa chọn để thăm khám. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.