Tin tức

U tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh hồi phục?

Ngày 16/08/2019
ThS. BS Hoàng Thị Năng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng các phương pháp y học, chăm sóc và bảo dưỡng chức năng tuyến giáp bằng chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng tiếp nhận hóa trị cũng như nâng cao hiệu quả điều trị. Vậy, u tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

1. U tuyến giáp kiêng ăn gì?

Sản phẩm từ đậu nành không lên men

Theo kết quả nghiên cứu và phân tích, các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ… có chứa một số hợp chất làm giảm khả năng hấp thu i-ốt vào cơ thể, gây cản trở khả năng tạo hormones của tuyến giáp. Tuy nhiên, các sản phẩm làm từ đậu nành đã lên men như tương miso hay tempeh lại có tác dụng rất tốt đối với người bệnh.

U tuyến giáp không nên ăn sản phẩm từ đậu nành không lên men

U tuyến giáp không nên ăn sản phẩm từ đậu nành không lên men

Các loại rau họ cải

Khi lên thực đơn u tuyến giáp kiêng ăn gì, bạn nên bổ sung các loại rau họ cải vào “danh sách đen” bởi rau họ cải chứa nhiều chất Isothiocyanates, có khả năng cản trở các hoạt động của tuyến yên.

Các thức ăn chế biến sẵn

Thức ăn chế biến sẵn hay đồ ăn nhanh là nhóm thực phẩm bệnh nhân u tuyến giáp cần tránh xa. Bởi, thực phẩm chế biến sẵn thường chứa một lượng calo rỗng, đậu tương hay chất phụ gia… đều không có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, nhóm thực phẩm này còn chứa hàm lượng chất béo cao, khi dung nạp vào cơ thể sẽ làm giảm việc sản xuất thyroxin của tuyến giáp, thậm chí giảm tác dụng của các loại thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Nội tạng động vật

Các cơ quan nội tạng động vật như thận, tim, gan… đều chứa nhiều axit lipoic - một axit béo có thể phá vỡ hoặc làm gián đoạn quá trình hoạt động của tuyến giáp nếu người bệnh tiêu thụ quá nhiều. Thậm chí, axit lipoic còn có thể tác động lên bất kỳ loại thuốc tuyến giáp nào mà người bệnh đang điều trị. Vì vậy, khi trả lời câu hỏi bệnh nhân u tuyến giáp kiêng ăn gì, nhóm thực phẩm này nên được liệt kê hàng đầu.

U tuyến giáp không nên ăn nội tạng động vật

U tuyến giáp không nên ăn nội tạng động vật

Thực phẩm gluten

Gluten là một loại protein thường được tìm thấy trong các sản phẩm làm từ lúa mì, lúa mạch như bánh mỳ, bánh quy, bánh ngọt, làm các món ăn chay... Các sản phẩm chứa gluten gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, gây ra phản ứng miễn dịch tự động, có thể làm tình trạng u tuyến giáp trở nên nghiêm trọng hơn.

U tuyến giáp nên kiêng các thực phẩm có chứa nhiều chất bột, đường

U tuyến giáp không nên ăn thực phẩm nhiều bột và đường

Chất xơ và đường

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất xơ rất có lợi cho hệ tiêu hóa, nhưng đối với những người mắc bệnh u tuyến giáp, việc dung nạp chất xơ quá thường xuyên có thể ngăn cản sự hấp thu thuốc của cơ thể. Mặc dù vậy, người bệnh nên hạn chế ăn chứ không nên hoàn toàn loại bỏ.

Đường và các chất tạo ngọt là là tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc chuyển hóa đường thành năng lượng, từ đó khiến người bệnh tăng cân hoặc thậm chí dư thừa cân nặng khiến hoạt động của tuyến giáp bị hạn chế. Vậy nên, nếu thắc mắc u tuyến giáp kiêng ăn gì, hãy hạn chế chất xơ và loại bỏ đường ra khỏi thực đơn hàng ngày nhé!

2. U tuyến giáp kiêng ăn gì: Một số lưu ý khác

Ngoài những nhóm thực phẩm trên, người mắc bệnh u tuyến giáp cũng cần tìm hiểu thêm các loại thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hấp thụ thuốc quá nhanh hoặc quá chậm.

Theo các bác sĩ, người bệnh không nên uống thuốc điều trị u tuyến giáp với các thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm của sữa, hoặc uống cùng thời điểm với thuốc canxi sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.

Các thực phẩm từ cà phê cũng làm giảm đi tác dụng của thuốc điều trị u tuyến giáp

Người có u tuyến giáp không nên uống cà phê

Ngoài ra, cà phê hoặc các chế phẩm làm từ cà phê cũng làm giảm tác dụng của thuốc điều trị tuyến giáp. Bệnh nhân tuyến giáp nên uống thuốc lúc đói, tốt nhất vào buổi sáng và có thể ăn sáng khoảng 1 tiếng sau đó.

3. Bệnh u tuyến giáp nên ăn gì?

Những người mắc các bệnh u tuyến giáp thường mất nhiều thời gian điều trị để cân bằng lại hormone, cải thiện chức năng tuyến giáp. Do đó, bên cạnh việc tìm hiểu u tuyến giáp kiêng ăn gì, bệnh nhân cũng nên tìm hiểu thêm các loại thực phẩm người mắc bệnh u tuyến giáp nên ăn để thúc đẩy quá trình điều trị đạt hiệu quả sớm hơn.

Dưới đây là một số thói quen ăn uống có lợi cho bệnh nhân u tuyến giáp:

  • Nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu i-ốt tự nhiên như tảo biển, cá biển, cua, ghẹ... để sản sinh ra các hormone cần thiết.

  • Nên ăn các thức ăn chứa ít chất béo, các thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, bột ngũ cốc, nước hoa quả…

  • Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, giúp hạn chế tâm lý ngại ăn, tăng cường dưỡng chất tránh tình trạng suy nhược cơ thể.

  • Chọn các loại thực phẩm giàu protein để cung cấp calo, năng lượng đảm bảo cho sự phát triển bình thường của cơ thể.

  • Nên ăn các đồ ăn nấu chín kỹ và không quá nóng.

  • Không ăn đồ sống, tái, chần.

  • Nên uống nhiều nước giúp giảm thúc đẩy quá trình trao đổi chất, bổ sung thức ăn có chứa nhiều chất xơ như rau xanh, sinh tố, nước ép trái cây để tránh bị táo bón, cải thiện hệ tiêu hóa và sức khỏe đường ruột.

Các loại hạt rất tốt cho người có khối u ở tuyến giáp

Trên đây là một số lưu ý trong việc điều trị u tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn và người thân trong quá trình điều trị bệnh và hồi phục sức khỏe. Nếu vẫn còn chưa rõ về chế độ ăn uống, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để có một kế hoạch ăn uống tốt nhất nhé!

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, bạn cũng có thể tham gia gói tầm soát, kiểm tra chức năng tuyến sàng lọc các bệnh lý về tuyến giáp của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng với sự đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín thực hiện đầy đủ các xét nghiệm kiểm tra và điều trị các bệnh liên quan đến tuyến giáp một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.