Tin tức

Ung thư tái phát và đối tượng thường mắc ung thư trở lại

Ngày 25/08/2021
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Sau khoảng thời gian điều trị thành công, nhiều người vẫn thường mắc ung thư trở lại. Tế bào ung thư tái phát này có thể xuất hiện trên chính cơ quan ban đầu, hoặc di căn sang những cơ quan khác. Vậy những đối tượng nào dễ bị tái phát ung thư và phải ngăn ngừa tình trạng này như thế nào? Cùng tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây.

1. Ung thư tái phát là gì

Ung thư là căn bệnh đến nay vẫn chưa có một loại thuốc nào để điều trị dứt điểm. Đôi khi tưởng đã điều trị khỏi nhưng nó vẫn có khả năng tái phát trở lại, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Khi điều trị, bất cứ người bệnh nào cũng mong muốn điều trị căn nguyên gây ung thư, loại bỏ hoàn toàn những tế bào ung thư ác tính, không để chúng có cơ hội tái phát. Tuy nhiên, một số tế bào ung thư có khả năng sinh tồn và phát triển trở lại nên dù bác sĩ đã nỗ lực loại bỏ thì chúng vẫn có nguy cơ tái phát.

Những tế bào ung thư tái phát này có thể xuất hiện ở cơ quan phát hiện ung thư nguyên phát hoặc ở một cơ quan khác. Đặc trưng của chúng là sẽ không phát triển trong một thời gian, sau đó sẽ nhân lên không kiểm soát làm ung thư tái phát trở lại.

Những tế bào ung thư có thể tái phát ở cơ quan cũ hoặc di căn sang cơ quan khác

Những tế bào ung thư có thể tái phát ở cơ quan cũ hoặc di căn sang cơ quan khác

Có vài trường hợp khi ung thư tái phát, người bệnh sẽ mắc một loại ung thư khác không liên quan với ung thư nguyên phát. Y học gọi đây là ung thư nguyên phát thứ hai. Cách tái phát của tế bào ung thư như vị trí, thời gian xuất hiện mà đặc điểm của sự tái phát sẽ khác nhau như tái phát cục bộ (tái phát tại cơ quan cũ), tái phát khu vực (tái phát gần cơ quan cũ) và tái phát xa (tái phát ở một cơ quan khác).

Khi bị tái phát ung thư, người ta sẽ gọi tên như ung thư nguyên phát. Chẳng hạn, nếu bạn bị ung thư vú, chúng tái phát ở gan thì vẫn được gọi là ung thư vú hay ung thư vú di căn (tức lan sang một bộ phận khác trong cơ thể).

2. Nguyên nhân thường mắc ung thư trở lại

Nguyên nhân phổ biến nhất giải thích cho thường mắc ung thư trở lại là do phương pháp điều trị trước không triệt để, không tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư. Tuy nhiên, việc tiêu diệt hoàn toàn trên thực tế là rất khó bởi những tế bào ác tính rất nhỏ, không thể phát hiện qua xét nghiệm và không thể tiêu diệt dù đã dùng phương pháp điều trị tích cực vẫn có thể tiến triển thành khối u.

Các chuyên gia y tế cho rằng nếu một bệnh nhân không có dấu hiệu của bệnh trong suốt một năm thì có thể họ đã bị tái phát ung thư. Nó không chỉ tái phát một lần mà có thể tái phát nhiều lần, đôi khi không thể biết mất vĩnh viễn.

Nhiều bệnh nhân rất suy sụp, sợ hãi, lo lắng khi biết tin mình mắc ung thư trở lại. Tuy nhiên các bạn nên khuyên họ đừng quá lo lắng bởi hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị ung thư tái phát đồng thời hỗ trợ tâm lý cho họ đối mặt với căn bệnh thế kỷ này.

Nhiều bệnh nhân suy sụp khi biết mình mắc ung thư trở lại

Nhiều bệnh nhân suy sụp khi biết mình mắc ung thư trở lại

3. Ai thường mắc ung thư trở lại

Bác sĩ thường khó có thể dự đoán ai sẽ tái phát ung thư và vì sao lại tái phát. Tuy nhiên, họ có thể dự đoán được là ai có nguy cơ cao nếu bệnh tiến triển phức tạp. Từ đó sẽ đưa ra phát đồ trình điều trị ban đầu phù hợp để ngăn ngừa tái phát ung thư.

Ngoài ra, một số loại ung thư dễ tái phát theo thống kê như:

  • 7/10 trường hợp ung thư buồng trứng sẽ tái phát.

  • ½ số người ung thư đại trực tràng dù đã phẫu thuật vẫn có thể tái phát sau 3 năm.

Với sự phát triển của y học ngày nay, một số xét nghiệm di truyền sẽ có khả năng dự đoán xem những căn bệnh như ung thư vú, ung thư ruột kết hay khối u ác tính có tái phát trở lại hay không.

Thường mắc ung thư trở lại là ung thư vú

Thường mắc ung thư trở lại là ung thư vú

4. Đối mặt với ung thư trở lại

Số người thường mắc ung thư trở lại chiếm một tỷ lệ khá cao trong số những bệnh nhân mắc ung thư đã chữa trị thành công. Khi ung thư tái phát trở lại, hãy đối mặt giống cách đã vượt qua ung thư nguyên phát.

Chữa trị ung thư tái phát như thế nào?

Không giống như ung thư nguyên phát, khi tái phát trở lại, không phải chúng đều đáp ứng như liệu trình điều trị ban đầu. thực tế, việc điều trị ung thư tái phát còn phụ thuộc vào loại ung thư, mức độ tiến triển, vị trị ung thư.

Trường hợp ung thư tái phát ngay trên cơ quan cũ, bệnh nhân có thể phẫu thuật hoặc xạ trị. Nhưng trong trường hợp đã di căn thì có thể sẽ cần đến những phương pháp điều trị toàn thân như hóa trị liệu, liệu pháp sinh học, miễn dịch.

Ngoài ra, người bị ung thư tái phát cũng có thể tham gia các thử nghiệm lâm sàng nhằm tìm ra phương pháp điều trị tiềm năng hơn.

Làm gì khi bị ung thư trở lại

Khi biết mình đã bị ung thư trở lại, một số trường hợp có thể còn bối rối hơn khi biết mình mắc bệnh lần đầu tiên. Lúc này, trước hết cần chuẩn bị tinh thần thật tốt và vượt qua nó như cách bệnh nhân đã vượt qua lần đầu. Ở lần tái phát, bệnh nhân cũng có thể dùng những kinh nghiệm đã điều trị trước đây, từ đó có được sự chuẩn bị tốt hơn cho thử thách lần này.

Một điều quan trọng là phải am hiểu về căn bệnh mình đang mắc phải. Điều này sẽ giảm bớt rất nhiều lo lắng, căng thẳng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng hãy chuẩn bị cho những tác dụng phụ có thể xảy ra bất cứ lúc nào đồng thời liên lạc với bác sĩ, bệnh viện mình từng chữa trị để nhận được sự tư vấn thích hợp.

Lần điều trị này cũng sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn cái gì sẽ tốt cho cơ thể mình. Bên cạnh đó hãy tự theo dõi cơ thể để kịp thời báo cho bác sĩ khi có những dấu hiệu bất thường. Để tránh căng thẳng, người bệnh có thể tập thể dục nhẹ nhàng, thiền, dành thời gian cho người thân, bạn bè,…

Thiền là một cách giảm căng thẳng khi ung thư tái phát

Thiền là một cách giảm căng thẳng khi ung thư tái phát

Nếu đau đớn kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày thì người bệnh nên nhờ những bác sĩ chuyên môn giúp đỡ. Bệnh nhân có thể vượt qua nhờ những phương pháp như đối mặt với cảm xúc, kiểm soát triệu chứng và tác dụng phụ. Ngày nay cũng có rất nhiều nhóm hỗ trợ vấn đề này cả trực tiếp lẫn cộng đồng trực tuyến. Bệnh nhân có thể tham gia để chia sẻ cảm xúc, học hỏi kinh nghiệm,…

Ung thư là căn bệnh thế kỷ, gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống người bệnh và gia đình họ. Thay vì lo lắng, hoảng sợ, hãy học cách sống chung và vượt qua nó. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ tin cậy để theo dõi, kiểm tra sức khỏe và điều trị các bệnh lý, bao gồm cả những trường hợp thường mắc ung thư trở lại. Nếu có vấn đề cần tư vấn, bạn có thể liên hệ qua số điện thoại 1900.56.56.56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.