Tin tức

Bệnh trĩ ngoại và cách điều trị an toàn, hiệu quả

Ngày 24/03/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Bệnh trĩ ngoại không chỉ gây ra những vấn đề về sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Cảm giác không thoải mái, ngứa ngáy, đau đớn khi bị bệnh khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm sút. Nội dung chia sẻ dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể về bệnh trĩ ngoại và cách điều trị an toàn.

1. Nguyên nhân bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại xuất hiện thường là do kết quả của các yếu tố sau:

- Ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ

Thói quen ngồi hoặc đứng lâu một chỗ có thể tạo ra áp lực lên các đám tĩnh mạch ở vùng hậu môn và gây ra bệnh trĩ ngoại. Điều này thường xảy ra ở những người làm công việc văn phòng, yêu cầu người lao động phải ngồi nhiều giờ liền mà không có sự nghỉ ngơi thích hợp.

Ngồi làm việc quá lâu một chỗ trong thời gian dài làm tăng nguy cơ bị trĩ ngoại

Ngồi làm việc quá lâu một chỗ trong thời gian dài làm tăng nguy cơ bị trĩ ngoại

- Chế độ ăn uống

Thường xuyên trong chế độ ăn uống thiếu chất xơ là nguyên nhân phổ biến gây ra táo bón. Tình trạng này kéo dài làm tăng áp lực trong ruột cộng thêm việc ngồi rặn lâu do táo bón khi đi đại tiện góp phần vào sự phát triển của bệnh trĩ ngoại. Ngoài ra, hàng ngày, nếu uống ít nước cũng khiến phân trở nên cứng hơn và khó đi qua ruột, theo thời gian sẽ gây táo bón và hình thành trĩ ngoại.

- Di truyền

Một số người có khả năng mắc bệnh trĩ ngoại cao hơn do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người bị bệnh trĩ ngoại, khả năng mắc bệnh của cá nhân đó có thể cao hơn so với người không có tiền sử gia đình.

- Một số vấn đề về sức khỏe

Mắc các bệnh như: tiểu đường, béo phì, viêm ruột,... cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại.

- Tập thể dục hoặc thường xuyên hoạt động quá sức

Thường xuyên thực hiện các hoạt động thể dục thể thao không đúng cách hoặc làm việc nặng cũng có thể tạo ra áp lực lên các đám tĩnh mạch ở vùng hậu môn và dẫn đến bệnh trĩ ngoại.

2. Nhận diện triệu chứng bệnh trĩ ngoại và cách điều trị hiệu quả

2.1. Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại thường có những triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh:

Người bị trĩ ngoại thường gặp khó khăn khi đại tiện, đi ngoài ra máu

Người bị trĩ ngoại thường gặp khó khăn khi đại tiện, đi ngoài ra máu

- Có búi trĩ ở ngoài hậu môn

Một trong những triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh trĩ ngoại là sự xuất hiện của các búi trĩ màu đỏ như mẩu thịt thừa ở xung quanh hậu môn. Ban đầu, búi trĩ có kích thước nhỏ, có thể tự co lại sau khi đại tiện. Một thời gian sau, khi búi trĩ to hơn, người bệnh phải dùng tay ấn búi trĩ vào bên trong ống hậu môn. Đến giai đoạn nặng thì không thể đẩy búi trĩ vào trong được nữa.

- Đau rát khó chịu

Người bệnh thường cảm thấy đau rát và khó chịu ở vùng hậu môn, nhất là sau khi đi ngoài hoặc sau khi ngồi lâu. Ban đầu cảm giác đau thường nhẹ nhàng hoặc cảm giác như có vật cứng đang đè lên hậu môn khiến người bệnh cảm thấy không thoải mái. Búi trĩ càng lớn thì tình trạng đau rát càng tăng, nhất là khi đi đại tiện.

- Chảy máu ở hậu môn

Đây cũng là triệu chứng rất điển hình ở bệnh trĩ ngoại. Người bệnh có thể bị chảy máu khi đi ngoài, máu thường ở trên bề mặt phân hoặc dính vào giấy vệ sinh.

- Ngứa ngáy và có cảm giác kích thích

Ngứa ngáy và cảm giác kích thích ở vùng hậu môn sẽ gây nên cảm giác khó chịu cho người bệnh. Điều này khiến cho họ không tập trung được vào công việc hay học tập, chất lượng cuộc sống cũng giảm sút.

Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh trĩ ngoại và cách điều trị bệnh được thực hiện hiệu quả ngay từ đầu là giải pháp để kiểm soát các triệu chứng bệnh. 

2.2. Cách điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại được bác sĩ đưa ra dựa trên mức độ bệnh và thể trạng sức khỏe của từng bệnh nhân:

2.2.1. Điều trị bằng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Đây là phương pháp được áp dụng ở bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu. Lúc này, do búi trĩ mới hình thành nên kết hợp dùng thuốc và thay đổi chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống có thể khắc phục triệu chứng, kiểm soát tiến triển của búi trĩ.

Người bệnh nên chọn địa chỉ y tế uy tín để được chẩn đoán đúng bệnh trĩ ngoại và cách điều trị tốt nhất

Người bệnh nên chọn địa chỉ y tế uy tín để được chẩn đoán đúng bệnh trĩ ngoại và cách điều trị tốt nhất

Bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc bôi da kết hợp với thuốc uống hàng ngày để mang lại hiệu quả trị bệnh trĩ cao nhất. Đối với giai đoạn đầu của bệnh trĩ ngoại và cách điều trị bằng thuốc thường sẽ sử dụng một số loại thuốc như:

- Thuốc chống viêm, giảm phù nề.

- Thuốc giảm đau.

- Thuốc làm mềm phân.

- Thuốc nhuận tràng.

- Thuốc tăng sức bền thành mạch.

Việc sử dụng các loại thuốc này cần chỉ định và tuân thủ đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. 

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần có những thay đổi về thói quen ăn uống, sinh hoạt để giúp cải thiện triệu chứng trĩ ngoại như:

- Tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn.

- Uống nhiều nước.

- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày với các môn thể thao nhẹ nhàng.

- Không ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ, cách mỗi giờ làm việc nên đứng lên đi lại vài phút để không tạo áp lực lên hậu môn.

- Hình thành thói quen về giờ cố định trong ngày để đi đại tiện.

- Dùng bông mềm hoặc khăn ướt để lau sạch hậu môn khi đi đại tiện.

2.2.2. Điều trị bằng ngoại khoa

Trĩ ngoại nằm bên ngoài hậu môn, là nơi tập trung nhiều cơ quan thụ cảm nên việc điều trị ngoại khoa - thường là phẫu thuật, hầu như chỉ được thực hiện khi các phương pháp nội khoa không hiệu quả và búi trĩ đã tiến triển nặng.

Nếu tìm hiểu bệnh trĩ ngoại và cách điều trị, người bệnh có thể thấy rằng, hiện nay, có 4 phương pháp phẫu thuật cắt trĩ ngoại đang được áp dụng là:

- Cắt trĩ ngoại bằng PPH: dùng máy kẹp bên trong niêm mạc trực tràng để cắt bỏ búi trĩ.

- Cắt trĩ ngoại bằng phương pháp Longo: dùng máy cắt búi trĩ sau đó khâu kéo búi trĩ về bình thường và khâu tĩnh mạch nuôi búi trĩ để cho búi trĩ tự rụng.

- Cắt trĩ ngoại bằng phẫu thuật Milligan Morgan: cắt bỏ búi trĩ ngoại sau đó khâu niêm mạc da lại để tránh tình trạng tổn thương ống hậu môn.

- Đốt sóng cao tần HCPT: dùng sóng cao tần có nhiệt độ trong khoảng 70 - 80 độ C để ngăn chặn mạch máu đến nuôi búi trĩ sau đó tiến hành cắt bỏ búi trĩ.

Bác sĩ sẽ căn cứ trên tình trạng bệnh trĩ ngoại và cách điều trị phù hợp với từng bệnh nhân để đưa ra chỉ định cụ thể. Người bệnh nên thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để đảm bảo chẩn đoán đúng và điều trị an toàn, tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang áp dụng thành công nhiều phương pháp phẫu thuật cắt trĩ, trong đó thường được sử dụng nhất là phương pháp Longo do tính ưu việt, ít tái phát và biến chứng của nó. Đây cũng là địa điểm uy tín về phẫu thuật cắt trĩ được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng.

Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám, điều trị trĩ ngoại an toàn, hiệu quả, có thể liên hệ đặt lịch cùng bác sĩ Chuyên khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.