Tin tức
9 nguyên nhân gây đi ngoài ra máu ai cũng nên biết
- 20/04/2021 | Trẻ đi ngoài ra máu: nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
- 05/10/2020 | Đi ngoài ra máu nguy hiểm như thế nào?
- 12/06/2020 | Đi ngoài ra máu tươi: Nguyên nhân và cách chữa trị
1. Cách nhận biết tình trạng đi ngoài ra máu
Đi ngoài ra máu có thể dễ dàng nhận biết với máu màu đỏ tươi hoặc hồng tươi lẫn trong phân. Có thể lượng máu không nhiều nên khó xác nhận, xong vẫn thấy màu sắc đặc trưng trên giấy. Song có trường hợp khó phát hiện hơn là máu đen lẫn trong phân, nguyên nhân do máu chảy trước đó và lưu trữ lâu trong đường tiêu hóa, khiến chúng bị oxy hóa và mất màu đỏ đặc trưng.
Đi ngoài ra máu là dấu hiệu bất thường của đường tiêu hóa
Màu sắc của máu ra khi đi ngoài này cũng giúp bác sĩ dự đoán nguyên nhân tốt hơn. Nếu tình trạng này không xảy ra thường xuyên mà chỉ gặp khi bị táo bón, chảy máu đi kèm với đau rát do tổn thương niêm mạc thì thường không quá nguy hiểm và tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên nếu chảy máu kéo dài¸ liên tục đi kèm với triệu chứng sức khỏe khác thì cần lưu ý, có thể nguyên nhân là bệnh lý nguy hiểm hơn.
2. Bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa giải đáp 9 nguyên nhân gây đi ngoài ra máu chính yếu
Dưới đây là những nguyên nhân bệnh lý và vấn đề sức khỏe phổ biến nhất gây ra tình trạng đi ngoài ra máu.
Lỗ rò ống tiêu hóa cũng là 1 trong những nguyên nhân gây đi ngoài ra máu
2.1. Xuất hiện lỗ rò ống tiêu hóa
Vì nhiễm khuẩn hoặc nguyên nhân nào đó khiến các lỗ rò xuất hiện giữa hậu môn và da hoặc trực tràng và hậu môn thì dịch tiêu hóa, mủ và máu có thể bị rò ra ngoài lẫn với phân. Người bệnh sẽ thấy đi ngoài ra máu thường xuyên với lượng khác nhau.
Các trường hợp này cần chẩn đoán và phẫu thuật để xử lý, cùng với đó là sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
2.2. Trĩ
Trĩ là bệnh khá phổ biến hiện nay, cũng là nguyên nhân gây đi ngoài ra máu thường gặp. Nguyên nhân gây bệnh trĩ cũng khá đa dạng như: Ăn ít chất xơ, lười uống nước, stress căng thẳng kéo dài, rặn mạnh khi đi vệ sinh, táo bón mãn tính,… Bệnh trĩ dễ xuất hiện hơn ở phụ nữ mang thai hoặc người điều trị cần dùng thuốc kéo dài.
Muốn phòng ngừa và kiểm soát bệnh trĩ, người bệnh cần chú ý hơn đến thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Cùng với đó, cần kiểm tra chẩn đoán và dùng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu tình trạng chảy máu do trĩ không thuyên giảm, bác sĩ có thể phải can thiệp phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ này.
2.3. Polyp đại trực tràng
Polyp do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc đại trực tràng hình thành, đây là những khối u lồi vào trong lòng đại trực tràng. Nếu polyp xuất hiện ở lớp lót của đại trực tràng sẽ gây kích ứng, viêm và chảy máu.
Chảy máu khi đi ngoài có thể do vết nứt hậu môn
2.4. Sa trực tràng
Sa trực tràng khác với bệnh trĩ nhưng thường gây nhầm lẫn do triệu chứng bệnh khá giống nhau. Đặc điểm nhận biết là bệnh thường xuất hiện ở người cao tuổi, gây tình trạng đi ngoài ra máu đi kèm với đau bụng dưới. Bệnh sa trực tràng cần điều trị sớm để tránh biến chứng.
2.5. Viêm túi thừa
Túi thừa là một bất thường xảy ra khi thành ruột kết bị phòng lên, nó thường xuất hiện ở đoạn đại tràng sigma. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này hiện chưa được xác định rõ, song nó liên quan mật thiết với chế độ ăn uống ít chất xơ, ít rau củ quả,…
Trong quá trình tiêu hóa, túi thừa này có thể bị cọ xát dẫn tới chảy máu, máu sẽ đi ra ngoài cùng phân. Tình trạng chảy máu có thể kéo dài liên tục hoặc xảy ra gián đoạn, khi túi thừa không bị cắt bỏ thì nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng vẫn tồn tại.
2.6. Viêm dạ dày ruột
Hầu hết nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột là do vi khuẩn, một số trường hợp do virus. Không chỉ gây đi ngoài ra máu, bệnh nhân viêm dạ dày ruột trong phân thường lẫn nhiều chất nhầy. Để điều trị, bệnh nhân cần bù đủ chất lỏng, đồng thời dùng thuốc kháng virus hoặc thuốc kháng sinh tùy theo tác nhân gây bệnh là virus hay vi khuẩn.
Quan hệ tình dục không an toàn dễ lây nhiễm nhiều bệnh lý
2.7. Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn khiến bạn có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có nhiều vi khuẩn gây viêm trực tràng, viêm hậu môn gây chảy máu. Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hầu hết đều khó điều trị hoàn toàn, nguy cơ lây nhiễm cao, cần chẩn đoán và điều trị kiên trì để kiểm soát triệu chứng.
2.8. Viêm đại trực tràng
Đại tràng là đoạn cuối của ống tiêu hóa, phần gần hậu môn nhất được gọi là trực tràng, cũng là vị trí dễ bị viêm nhiễm và chảy máu nhất. Nguyên nhân gây viêm đại trực tràng rất đa dạng như: bệnh Crohn, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, hội chứng ruột kích thích, táo bón, quan hệ qua đường hậu môn,…
Viêm đại trực tràng khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát nên bệnh nhân cần điều trị kiên trì, đồng thời hạn chế yếu tố gây bệnh. Triệu chứng chảy máu do viêm đại trực tràng có thể điều trị bằng thuốc và cải thiện bằng thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
2.9. Ung thư đại tràng
Đi ngoài ra máu có thể là triệu chứng của ung thư đại tràng, khi tế bào bất thường sinh trưởng ở đây và hình thành lên khối u. Tình trạng viêm, kích thích và tổn thương niêm mạc đại tràng dễ dẫn tới chảy máu. Không ít trường hợp ung thư đại tràng phát triển từ những khối polyp.
Cẩn thận đi ngoài ra máu là dấu hiệu ung thư đại tràng
Cần cẩn thận nếu đi ngoài ra máu đi kèm với các dấu hiệu bất thường như: đau bụng, táo bón thường xuyên, thay đổi thói quen đại tiện, tiểu buốt, tiểu không tự chủ, buồn nôn, nôn ói, người mệt mỏi, sụt cân đột ngột,… Phát hiện và điều trị sớm giúp bệnh nhân ung thư đại tràng có tiên lượng tốt hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây đi ngoài ra máu, để xác định chính xác cần dựa trên triệu chứng khác cũng như kết quả chẩn đoán. Khi gặp triệu chứng bất thường này, bệnh nhân nên chủ động đi thăm khám, kiểm tra. Khi xác định được nguyên nhân, việc điều trị sẽ hiệu quả hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!