Tin tức

Các chỉ số thai nhi theo tuần: mối quan tâm chung của mọi mẹ bầu

Ngày 23/04/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Sự phát triển khỏe mạnh và toàn diện của con yêu trong suốt 9 tháng 10 ngày luôn là niềm mong mỏi, hạnh phúc của mẹ bầu. Vì thế, các chỉ số thai nhi theo tuần là vấn đề được các mẹ quan tâm, lo lắng. Nếu nắm bắt được các thông số này, mẹ sẽ có biện pháp kịp thời điều chỉnh để con phát triển tốt nhất. Để giải đáp băn khoăn này, mẹ bầu có thể tham khảo những thông tin được MEDLATEC chia sẻ sau đây.

1. Ý nghĩa của việc theo dõi chỉ số thai nhi theo tuần tuổi

Các chỉ số thai nhi theo tuần là kết quả phản ánh sự phát triển của thai nhi trong suốt thời gian nằm trong bụng mẹ. Những chỉ số này được quy thành dạng ký hiệu riêng, hiển thị trên kết quả siêu âm thai. Nếu mẹ hiểu và theo dõi được sự thay đổi của các con số đó qua mỗi lần siêu âm, sẽ giúp mẹ:

- Biết được thai nhi phát triển ra sao

Thai nhi có sự phát triển nhanh chóng qua từng tuần tuổi nên khi nắm được các thông số về chiều dài, cân nặng của thai nhi, mẹ sẽ có sự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để giúp con yêu phát triển tốt nhất.

- Kịp thời phát hiện bất thường

Trường hợp nếu có vấn đề bất thường, thông qua việc nắm bắt các chỉ số thai nhi theo tuần mẹ sẽ phát hiện tình trạng này để có biện pháp can thiệp sớm.

- Giảm thiểu lo lắng

Khi đã biết được các chỉ số phản ánh sự phát triển của con, mẹ bầu sẽ giảm bớt được những băn khoăn, lo lắng không nên có để thư giãn tinh thần cho một thai kỳ hạnh phúc.

Theo dõi các chỉ số thai nhi theo tuần giúp mẹ biết được sự phát triển của con yêu

Theo dõi các chỉ số thai nhi theo tuần giúp mẹ biết được sự phát triển của con yêu

2. Các chỉ số thai nhi theo tuần mẹ bầu nên quan tâm

2.1. Một số ký hiệu cơ bản về chỉ số thai nhi theo tuần

Khi theo dõi các chỉ số thai nhi theo tuần, mẹ bầu nên lưu tâm đến một số ký hiệu sau:

- Chiều dài đầu mông: CRL.

- Chiều dài xương đùi: FL.

- Tuổi thai: GA.

- Đường kính lưỡng đỉnh: BPD.

- Đường kính túi thai: GSD.

- Khối lượng thai nhi ước đoán: EFW.

- Đường kính ngang bụng: TTD.

- Đường kính phía trước và phía sau bụng: APTD.

- Chu vi đầu: HC.

- Chu vi vòng bụng: AC.

- Nước ối: AF.

- Chỉ số nước ối: AFI.

- Đường kính xương chẩm: OFD. 

- Ngày dự sinh: EDD.

2.2. Sự thay đổi chỉ số thai nhi theo từng tuần tuổi

Hiện nay, các chỉ số thai nhi theo tuần được xác định thông qua kỹ thuật siêu âm. Mẹ có thể theo dõi sự thay đổi này thông qua bảng tham khảo sau:

2.2.1. Giai đoạn thai nhi 0 - 4 tuần

Đây là thời điểm phôi thai mới phát triển và mẹ có thể nhận biết dấu hiệu mang thai qua việc chậm kinh hoặc có hiện tượng ốm nghén. Có những trường hợp phôi thai chưa di chuyển vào tử cung nên chưa xác định được việc mang thai qua siêu âm. Vì thế, giai đoạn này chưa thể theo dõi được chỉ số phát triển của thai nhi.

Sự phát triển của thai nhi qua các mốc tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi qua các mốc tuần tuổi

2.2.2. Giai đoạn thai nhi 4 - 6 tuần

Từ tuần thứ 4, thai đã vào tới tử cung nên qua siêu âm thai, bác sĩ đã đo được đường kính túi thai. Từ tuần thứ 7, bác sĩ bắt đầu đo được chiều dài đầu mông của thai nhi.

2.2.3. Giai đoạn thai nhi 7 - 20 tuần

Bước qua tuần thứ 7 là thời điểm thai nhi tới giai đoạn phát triển mới nên các chỉ số thai nhi theo tuần bắt đầu dễ dàng xác định. Đặc biệt, sang tuần thứ 13, hầu hết các chỉ số đã có thể đo được.

2.2.4. Giai đoạn thai nhi 21 - 40 tuần

Dấu mốc này thai nhi có sự phát triển nhanh chóng, các chỉ số về chiều dài, cân nặng sẽ đạt mức tối đa, các bộ phận trên cơ thể của thai nhi cũng đã hình thành đầy đủ và hoàn thiện đề chờ đón ngày chào đời.

Mẹ bầu có thể dễ dàng nắm bắt các chỉ số thai nhi theo tuần qua các lần khám thai và siêu âm. Tuy nhiên, các chỉ số được nêu chỉ có tính chất tham khảo, mẹ bầu không nên quá lo lắng tìm cách để con yêu đạt được mốc này vì nếu có biểu hiện bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp khắc phục để đảm bảo thai nhi có được sự phát triển toàn diện, an toàn. 

2.3. Cách xác định cân nặng và kích thước thai nhi theo tuần tuổi

Chỉ số cân nặng và chiều dài ước tính của thai nhi sẽ được tính toán bằng phần mềm trên máy siêu âm theo tiêu chuẩn công thức đã quy định. Thông thường, các phép đo được sử dụng gồm chu vi bụng (AC), chu vi đầu (HC), đường kính lưỡng đỉnh (BPD), chiều dài xương đùi (FL).

Phép đo chiều dài thai nhi sẽ có sự thay đổi sau 3 tháng đầu của thai kỳ. 13 tuần thai đầu, phép đo chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu đến mông (chỉ số CRL). Sau 13 tuần đầu, phép đo chiều dài của thai nhi được tính bao gồm các chỉ số theo chu vi đầu, đường kính ngang đầu, chiều dài xương đùi và chu vi bụng.

Bảng chiều cao và <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/bang-can-nang-thai-nhi-theo-tuan-theo-chuan-who-moi-nhat-danh-cho-cha-me-s195-n18498'  title ='cân nặng thai nhi'>cân nặng thai nhi</a> theo WHO

Bảng chiều cao và cân nặng thai nhi theo WHO

3. Các yếu tố có thể tác động đến chỉ số thai nhi

Những chỉ số thể hiện sự phát triển của thai nhi trên đây cũng chịu sự tác động của một số yếu tố như:

- Dinh dưỡng của mẹ

Mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ sẽ giúp thai nhi được cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển tối ưu. Điều này tạo điều kiện cho các chỉ số thai nhi theo tuần có thể đạt chuẩn.

- Bệnh lý của mẹ

Mẹ bầu có thể trạng thấp bé, gầy gò bị tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân hơn so với mẹ có thể trạng khỏe mạnh, cao lớn. Đặc biệt, trường hợp mẹ bầu bị huyết áp cao, tiền sản giật thì chất dinh dưỡng và máu nuôi thai khó đảm bảo. Hệ lụy là thai nhi dễ bị suy dinh dưỡng. Nếu mẹ bị béo phì hay tiểu đường thai kỳ thì thai nhi có khả năng bị rối loạn tăng trưởng, cân nặng vượt mức tiêu chuẩn.

- Số lượng thai

Mẹ mang đa thai thì chỉ số của thai nhi theo tuần cũng sẽ khác so với tiêu chuẩn của thai đơn.

Để theo dõi các chỉ số thai nhi theo tuần và được tư vấn chăm sóc thai kỳ toàn diện, mẹ bầu có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ Chuyên khoa Sản - phụ khoa - Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.