Tin tức

Chụp cắt lớp vi tính hay chụp CT là gì? Quy trình chụp cắt lớp vi tính hay chụp CT thế nào?

Ngày 30/12/2023
KTV Nguyễn Huy Bách
Chụp cắt lớp vi tính (CT) đang được sử dụng rộng rãi trong ngành y tế nhằm phát hiện nhanh, xử lý và phân tích sâu các tình huống khẩn cấp. Chụp cắt lớp vi tính (CT) cũng được sử dụng trong việc tầm soát các bệnh lý khó phát hiện bằng các phương pháp thông thường. Vậy chụp cắt lớp vi tính (CT) là gì? Quy trình chụp thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Chụp cắt lớp vi tính (CT) là gì?

Chụp cắt lớp vi tính (CT) là kỹ thuật hiện đại đang được sử dụng nhiều trong các cơ sở y tế. Đây là kỹ thuật kết hợp máy tính với các tia X để thu thập các hình ảnh cơ quan bên trong cơ thể theo lát cắt ngang. Các hình ảnh thu được từ kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CT) sẽ chi tiết, rõ nét hơn và hiển thị được đầy đủ các mô mềm, mạch máu, cấu tạo xương của các bộ phận có cấu tạo phức tạp.

 Chụp cắt lớp vi tính

Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT) ổ bụng

Quá trình chụp cắt lớp vi tính (CT) được thực hiện bởi máy chuyên dụng. Người bệnh sẽ được chỉ định nằm trên một chiếc máy, máy dò và tia X sẽ quét qua bộ phận được chỉ định chụp và lưu giữ lại hình ảnh. Hình ảnh gửi đến máy tính và được xử lý tổng hợp lại thành các hình ảnh cắt lát ngang của cơ thể thể hiện được đầy đủ cấu tạo bên trong.

Quá trình chụp cắt lớp vi tính (CT) diễn ra nhanh chóng và không gây đau đớn. Thông qua các hình ảnh chi tiết thu được từ kỹ thuật này các bác sĩ sẽ đưa ra được những chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây bệnh.

2. Những đối tượng được chỉ định chụp cắt lớp vi tính (CT)

Mặc dù kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CT) rất tốt và cho kết quả chính xác, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện. Bác sĩ sẽ chỉ định chụp cắt lớp vi tính (CT) đối với các đối tượng thuộc các trường hợp sau:

  • Người bệnh có các vấn đề liên quan xương khớp như bị gãy, vỡ xương hay các tổn thương sâu bên trong xương.
  • Người mắc các bệnh phức tạp như ung thư, bệnh lý tim mạch, bệnh liên quan đến phổi, hay các bệnh liên quan các bộ phận nội tạng khó quan sát.
  • Người đang có các tổn thương bên trong, đặc biệt là nghi ngờ chảy máu bên trong sau khi gặp tai nạn.
  • Cần xác định vị trí các tổn thương như khối u, máu đông, vị trí nhiễm trùng ở người bệnh.
  • Tham khảo cho các quá trình đưa ra phác đồ điều trị phù hợp như sinh thiết, phẫu thuật hay trị xạ.
  • Dùng để kiểm tra lại kết quả của các phương pháp điều trị khác có hiệu quả hay không.

3. Quy trình thực hiện chụp cắt lớp vi tính (CT)

Khi đi chụp cắt lớp vi tính (CT), bệnh nhân sẽ được trải qua các giai đoạn như sau:

3.1. Giai đoạn trước khi chụp cắt lớp vi tính (CT)

Trước khi tiến hành chụp cắt lớp vi tính (CT), các bác sĩ sẽ tiến hành khám sàng lọc trước đối với bệnh nhân để đưa ra các chỉ định tốt nhất. Tùy thuộc vào vị trí được chỉ định chụp mà các bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng chất cản quang hay là không. Thuốc cản quang có tác dụng làm rõ hơn cho hình ảnh thu được.

Nếu khi bệnh nhân chụp cắt lớp vi tính (CT) có cần dùng đến chất cản quang thì bệnh nhân sẽ được yêu cầu nhịn ăn từ 4 đến 6 tiếng trước khi chụp. Các bác sĩ cũng sẽ tiến hành chuẩn bị tốt những dụng cụ cần thiết cho quá trình chụp tại phòng chụp chuyên dụng.

3.2. Giai đoạn trong khi chụp cắt lớp vi tính (CT)

Bệnh nhân khi đến phòng chụp cắt lớp vi tính (CT) sẽ được yêu cầu thay áo choàng của bệnh viện. Bệnh nhân có đang đeo các trang sức hay phụ kiện kim loại thì cũng cần được tháo ra để đảm bảo kết quả chụp chính xác hơn. Trường hợp người bệnh có các phụ kiện được biệt chuyên dụng như máy trợ thính, máy trợ tim hay răng giả thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách xử lý.

Bệnh nhân được hướng dẫn nằm ngửa trên bàn máy chụp. Kỹ thuật viên chụp sẽ điều chỉnh sao cho bệnh nhân có tư thế chụp phù hợp nhất. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ rời phòng và sang phòng điều khiển tiến hành chụp cắt lớp vi tính (CT).

Hệ thống máy móc sẽ từ từ đưa bạn vào sâu trong máy. Các tia X mà kỹ thuật viên đã lựa chọn sẽ quét xung quanh bạn, mỗi lần quét sẽ là một hình ảnh được thu về và tổng hợp qua máy tính. Quá trình chụp sẽ có thể gây ra một vài tiếng ồn nhỏ nên người bệnh cần thích nghi.

3.3. Giai đoạn sau khi chụp cắt lớp vi tính (CT)

Sau khi kết thúc quá trình chụp cắt lớp vi tính (CT), hình ảnh thu được sẽ được gửi đến bác sĩ để bác sĩ đọc kết quả cho bạn. Nhìn vào hình ảnh chụp, các bác sĩ sẽ biết được những điểm bất thường nằm ở đâu và giúp bạn có hướng điều trị phù hợp.

 Chụp cắt lớp vi tính

Bác sĩ nghiên cứu kết quả chụp cắt lớp vi tính (CT) qua máy tính.

3.4. Thời gian nhận kết quả chụp cắt lớp vi tính (CT)

Tùy thuộc vào từng bộ phận chụp cắt lớp mà thời gian chụp sẽ khác nhau. Thông thường, quá trình chụp cắt lớp vi tính (CT) diễn ra từ 10 phút đến 30 phút. Sau đó, người bệnh cần chờ thêm 30 phút để có thể nhận về kết quả. Với những bộ phận phức tạp hay cần kiểm tra sâu hơn thì thời gian chụp và nhận kết quả có thể kéo dài hơn.

4. Ưu và nhược điểm khi chụp cắt lớp vi tính (CT)

Phương pháp khám chữa bệnh nào thì cũng không thể là tối ưu hoàn toàn mà cũng có một số ưu nhược điểm nhất định. Chụp cắt lớp vi tính (CT) cũng không ngoại lệ.

Ưu điểm khi chụp cắt lớp vi tính (CT):

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) có ưu điểm hơn so với chụp X - quang bởi khả năng chụp và phân tích hình ảnh sắc nét hơn, không bị chồng chéo hình. Vì vậy, những trường hợp cần phân tích sâu hơn bệnh lý, các bác sĩ sẽ chỉ định chụp cắt lớp vi tính (CT).
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể sử dụng với đa dạng đối tượng. Những người có các dị vật bên trong cơ thể cũng có thể sử dụng được phương pháp và cho kết quả vẫn chính xác nhờ có sự điều chỉnh phù hợp của kỹ thuật viên.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) không gây đau đớn, không xâm lấn đối với bệnh nhân nên họ có cảm giác an toàn khi thực hiện.

Nhược điểm của chụp cắt lớp vi tính (CT):

  • Có thể xuất hiện một số tác dụng phụ khi sử dụng chất cản quang như dị ứng, mẩn ngứa,...
  • Ảnh hưởng của tia X đến cơ thể, tuy nhiên, ngày nay máy móc hiện đại, các kỹ thuật viên chụp ảnh sẽ điều chỉnh lượng tia X phù hợp cho nên việc phơi nhiễm được hạn chế tối đa.
  • Có một số hạn chế khi chụp các bộ phận có kích thước rất nhỏ như dây chằng hay tủy sống thì hình ảnh sẽ không được chính xác hoàn toàn.

 Chụp cắt lớp vi tính

Hệ thống chụp cắt lớp hiện đại tại MEDLATEC.

Như vậy, với các thông tin ở trên thì bạn hoàn toàn có thể nắm bắt được thông tin về kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CT). Khi bạn có thắc mắc nào về kỹ thuật này hay cần thực hiện thăm khám có thể đến với MEDLATEC để được đội ngũ bác sĩ tận tâm phục vụ.

MEDLATEC tự hào với kinh nghiệm lâu năm, cùng các bác sĩ chuyên môn cao, hệ thống máy móc tiên tiến sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn. 

Để được tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng như tình trạng bệnh lý của mình, Quý khách hàng có thể đến trực tiếp các cơ sở hoặc liên hệ qua các hình thức dưới đây để được hỗ trợ:

Tổng đài: 1900 565656 | Hoặc: 0846 248 000

Website: medim.vn. 

- Email: Info@medim.vn.

Địa chỉ cơ sở: https://medlatec.vn/he-thong-medlatec-benh-vien

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.