Tin tức
Chụp cắt lớp là gì? Những điều bạn nên biết về chụp cắt lớp vi tính
- 22/07/2019 | Những điều ít người biết về kỹ thuật chụp cắt lớp đại tràng
- 24/07/2019 | Chụp CT cắt lớp não – phương pháp hiệu quả kiểm tra não bộ
- 25/07/2019 | Kỹ thuật chụp cắt lớp gan - giải pháp mới hỗ trợ người bị bệnh gan
1. Chụp cắt lớp là gì? Tìm hiểu về chụp cắt lớp
Khi đi khám bệnh hoặc kiểm tra chấn thương bạn thường được bác sĩ tại nơi khám chỉ định chụp cắt lớp? Vậy thì chụp cắt lớp là gì? Đây là câu hỏi rất thường xuyên của nhiều người có nhu cầu khám sức khỏe hoặc chữa bệnh đưa ra.
Chụp cắt lớp hay còn gọi là chụp CT là kỹ thuật sử dụng nhiều tia X – quang để quét lên một khu vực của cơ thể yêu cầu khám theo lát cắt ngang. Sau đó phối hợp với máy vi tính cho ra kết quả hình ảnh 2 hoặc 3 chiều của vị trí cần chụp. So với phương pháp chụp X – quang thì phương pháp này cho hình ảnh rõ nét hơn.
Chụp cắt lớp là gì được nhiều người quan tâm
2. Khi nào nên sử dụng phương pháp chụp cắt lớp
Chụp cắt lớp được chỉ định áp dụng trong một số trường hợp sau đây:
Để chẩn đoán các rối loạn ở cơ và xương, ví dụ như khối u xương hoặc gãy xương.
- Xác định vị trí của khối u, cục máu đông hoặc nhiễm trùng.
- Hỗ trợ phẫu thuật, sinh thiết và xạ trị.
- Giúp phát hiện và theo dõi tình trạng bệnh lý nặng như bệnh tim, bệnh ung thư,…
- Giám sát quá trình điều trị hiệu quả, chẳng hạn như điều trị bệnh tim, bệnh ung thư,…
- Phát hiện nội thương và tình trạng chảy máu trong.
3. Một số rủi ro khi chụp cắt lớp
Chụp cắt lớp tuy sử dụng kỹ thuật hiện đại nhưng cũng không thể tránh khỏi một số rủi ro có thể gặp phải trong quá trình thực hiện.
3.1. Phơi nhiễm phóng xạ
Tiếp xúc với bức xạ khi thực hiện kỹ thuật này có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư. Tuy nhiên người bệnh có thể yên tâm khi thực hiện bởi các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng khi chụp phương pháp này những giá trị mang lại lợi ích lớn hơn nhiều so với rủi ro.
Phương pháp này có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư
3.2. Nguy cơ gây ảnh hưởng cho thai nhi
Nếu người bệnh đang trong giai đoạn thai kỳ sẽ không nên thực hiện chụp cắt lớp vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Thay vào đó sẽ được thực hiện một hình thức kiểm tra khác như siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để tránh thai nhi tiếp xúc với bức xạ.
3.3. Phản ứng với vật liệu tương phản
Một rủi ro nữa khi chụp cắt lớp đó là cơ thể phản ứng với vật liệu tương phản. Các vật liệu tương phản tham gia chụp có thể gây ra các phản ứng dị ứng ở một số người, tuy nhiên trường hợp này hiếm khi xảy ra. Đa phần các phản ứng dị ứng chỉ là ngứa, phát ban. Rất hiếm hoi có trường hợp dị ứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng con người.
4. Những lưu ý trước khi chụp cắt lớp
Trước khi đi chụp cắt lớp bạn nên lưu ý một số những điều sau đây:
- Thông báo cho bác sĩ biết nếu trước đó bạn có tiền sử mắc các bệnh như thận, tiểu đường, dị ứng,…
- Nếu đang trong giai đoạn mang thai hoặc nghi ngờ có thai phải báo cho bác sĩ để xem xét trước khi chỉ định thực hiện kỹ thuật này.
- Tùy thuộc vào bộ phận kiểm tra trên cơ thể mà bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn uống trước khi chụp; tháo bỏ các vật dụng, đồ trang sức bằng kim loại; thay quần áo và mặc quần áo bệnh viện, phòng khám cung cấp.
- Nếu đối tượng khám bệnh là trẻ em cần có cha mẹ hoặc người thân đi kèm để hỗ trợ khi cần thiết.
Có một số lưu ý mà mọi người cần nắm được trước khi chụp cắt lớp
5. Quy trình thực hiện chụp cắt lớp
Chụp cắt lớp không gây đau, thông thường quá trình chụp chỉ mất khoảng 30 phút. Dưới đây là quy trình thực hiện tại các bệnh viện, phòng khám:
Bước 1: Thăm khám
Trước khi thực hiện chụp bác sĩ sẽ kiểm tra các biểu hiện lâm sàng, tiền sử của bệnh nhân và yêu cầu tiến hành một số xét nghiệm bắt buộc nếu cần thiết.
Bước 2: Chuẩn bị
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ giải thích kỹ lưỡng về cách thức chụp, hướng dẫn tư thế nằm chụp cũng như cách nín thở.
Bước 3: Thực hiện
Các bệnh nhân sẽ được nằm trên một chiếc bàn có thể dịch chuyển được. Khi bệnh nhân đã nằm ổn định, chiếc bàn sẽ được trượt vào trong chính giữa chiếc máy tính lớn có hình bánh rán và lấy hình ảnh X – quang khắp cơ thể.
Khi bệnh nhân nằm lọt trong lòng của máy CT scanner, lúc này máy sẽ tạo ra tia X và chiếu các tia X đó lên vùng cơ thể cần chụp. Các đầu dò kích thước nhỏ bên trong có nhiệm vụ dùng để đo đạc số lượng tia X xuyên qua bộ phần kiểm tra.
Lưu ý đối với bệnh nhân trong suốt quá trình chụp cắt lớp đó là hạn chế tối đa bất kỳ sự dịch chuyển nào của cơ thể, có thể duy trì càng yên tĩnh càng tốt, điều này làm tăng sự rõ nét của các hình ảnh.
Trong quá trình thực hiện, người bệnh nên hạn chế các cử động
Bước 4: Trả và giải thích phim chụp
Sau khi thực hiện xong và đưa ra kết quả, dựa trên kết quả giải phẫu bác sĩ sẽ giải thích kỹ lưỡng với bệnh nhân đồng thời tư vấn hướng điều trị bệnh.
6. Chụp cắt lớp - nên chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Chụp cắt lớp mang lại nhiều hiệu quả, giúp phát hiện và điều trị bệnh. Tuy nhiên việc thăm khám bệnh còn tùy thuộc rất nhiều vào tay nghề bác sĩ, kỹ thuật máy móc như thế nào. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tìm đến các địa chỉ uy tín, chất lượng để thực hiện.
MEDLATEC tự hào là địa chỉ thăm khám bệnh uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn. Với hơn 23 năm kinh nghiệm, MEDLATEC là bệnh viện chất lượng cao, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng.
Đến với chúng tôi, các bạn sẽ được thực hiện bởi hệ thống máy móc, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, cho ra kết quả rõ nét, độ chính xác cao.
Bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi, dày dặn kinh nghiệm, đã hoạt động lâu năm trong các bệnh viện lớn của nhà nước, đáp ứng được yêu cầu chuyên nghiệp trong quá trình thăm khám.
Chụp cắt lớp được đánh giá là thành tựu phát triển của ngành y tế về chẩn đoán hình ảnh. Nếu có nhu cầu khám, chữa bệnh hoặc có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!