Tin tức

Hạ đường huyết và những thông tin cơ bản cần ghi nhớ

Ngày 20/06/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Nhiều người bị hạ đường huyết do đói nhưng cũng có không ít người gặp phải tình trạng này do bệnh lý mắc phải. Hạ đường huyết có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là với bệnh nhân tiểu đường. Trong  nội dung được chia sẻ dưới đây, MEDLATEC sẽ liệt kê những vấn đề liên quan đến hạ đường huyết cần ghi nhớ để bạn đọc chủ động đối phó với tình trạng này

1. Nguyên nhân hạ đường huyết là gì?

1.1. Như thế nào là hạ đường huyết?

Bình thường lượng đường huyết trước ăn trong khoảng 90 - 130mg/dL, vào giữa bữa ăn khoảng 70 - 100 mg/dL và sau khi ăn 1 - 2 giờ <180 mg/dL. Hạ đường huyết tức là hiện tượng lượng đường trong máu thấp <70 mg/dL (dưới 3.9 mmol/l). 

Lượng đường trong máu <70 mg/dL gọi là hạ đường huyết

Lượng đường trong máu <70 mg/dL gọi là hạ đường huyết

1.2. Nguyên nhân gây hạ đường huyết

Hạ đường huyết chủ yếu là do tác dụng phụ từ quá trình dùng thuốc trị tiểu đường. Ngoài ra, nếu sử dụng quá nhiều insulin hoặc tiêm sai loại insulin cũng khiến cho đường huyết bị hạ.

Cụ thể, các tác nhân gây hạ đường huyết như sau:

- Điều chỉnh lượng đường huyết 

Thức ăn khi vào cơ thể sẽ phân hủy thành glucose và lượng đường này sẽ đến với các tế bào nhờ trợ giúp của insulin. Glucose dư thừa trong cơ thể được lưu trữ dưới dạng glycogen tại gan, nếu trong vài giờ không ăn thì đường huyết sẽ giảm và cơ thể ngừng sản xuất insulin. 

Tình trạng này cũng khiến hormone glucagon gửi tín hiệu đến gan để phá vỡ glycogen đồng thời giải phóng glucose vào máu để ổn định đường huyết. Nếu nhịn ăn kéo dài thì các kho dự trữ chất béo sẽ bị cơ thể phá hủy để thay thế bằng sản phẩm phân hủy chất béo. Nếu nguồn chất béo cạn kiệt thì rất nhiều toan acid được sản sinh và kết quả chính là hạ đường huyết và nhiễm toan.

- Bệnh tiểu đường 

Hạ đường huyết là biến chứng gặp ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị bằng insulin.

- Nguyên nhân khác

+ Sử dụng thuốc không đúng cách: dùng các loại thuốc khiến cho đường huyết bị hạ.

+ Uống rượu nhiều.

+ Mắc bệnh lý mạn tính: thận, gan, tim tiến triển,...

+ Nhịn đói trong thời gian dài.

+ Cơ thể sản xuất thừa insulin.

+ Thiếu một số loại hormone có tác dụng điều chỉnh quá trình chuyển hóa hoặc sản xuất glucose,...

+ Hạ đường huyết sau một số bữa ăn, thường gặp ở người đã cắt bỏ dạ dày.

2. Nhận diện triệu chứng ở người bị hạ đường huyết

Người bị hạ đường huyết thường có các triệu chứng lâm sàng như:

Một số triệu chứng hạ đường huyết

Một số triệu chứng hạ đường huyết

- Rối loạn thần kinh thực vật: vã mồ hôi, bồn chồn, đói, chân tay run, tim đập nhanh, hồi hộp, nôn,...

- Rối loạn thần kinh trung ương: mờ mắt, đau đầu, nhìn đôi, bất thường trong hành vi, lú lẫn, trí nhớ giảm, hôn mê, co giật,...

Ở những người này khi tiến hành đo đường huyết sẽ thu được kết quả nồng độ glucose trong máu dưới 70mg/dl và sau khi cơ thể được bổ sung glucose thì các triệu chứng lâm sàng nêu trên sẽ được cải thiện.

3. Điều trị hạ đường huyết

3.1.  Mục tiêu cần đạt

Đối với hạ đường huyết, mục tiêu điều trị cần đạt được là phát hiện sớm để điều trị ngay nhằm làm tăng lượng đường huyết đến mức an toàn một cách nhanh nhất, nhờ đó mà cải thiện được triệu chứng bệnh và giảm thiểu biến chứng cho người bệnh.

3.2. Hướng điều trị 

Ngay khi phát hiện hạ đường huyết cần áp dụng quy tắc 15 - 15 để điều trị bệnh:

- Tăng lượng đường huyết bằng cách ăn/uống 15g carbs rồi chờ 15 phút sau kiểm tra lại chỉ số đường huyết.

- Nếu sau 15 phút kiểm tra chỉ số đường huyết vẫn ở ngưỡng < 70 mg/dL thì tiếp tục lặp lại bước trên cho tới khi lượng đường trong máu về mức tối thiểu là 70 mg/dL. 

- Đến khi chỉ số đường huyết trở về mức bình thường thì ăn một bữa nhẹ hoặc một bữa chính.

Các loại thức ăn, đồ uống tương đương với 15g carbs gồm: 2 - 3 viên đường, 1/2 cốc nước ngọt, 1/2 cốc nước trái cây, 1 cốc sữa, 5 - 6 viên kẹo, 1 muỗng canh hoặc 15ml mật ong hoặc đường.

Hướng dẫn xử trí với hạ đường huyết

Hướng dẫn xử trí với hạ đường huyết

Lựa chọn nguồn carbs rất quan trọng với chế độ ăn của người bị hạ đường huyết vì nếu ăn carbs phức tạp hoặc thực phẩm chứa chất béo và carbs thì dễ làm cho quá trình hấp thụ glucose bị chậm lại, mục đích điều trị cho người bị hạ đường huyết không đạt được.

Lượng carbs dành để tăng đường huyết cho trẻ em cần dưới 15g, nếu là trẻ sơ sinh thì chỉ cần 6g và 8g với trẻ mới biết đi, 10g đối với trẻ nhỏ.

Trường hợp hạ đường huyết nghiêm trọng cần tiêm glucagon, không tiêm insulin vì càng khiến cho lượng đường huyết giảm sút nghiêm trọng.

4. Biện pháp phòng ngừa hạ đường huyết

- Với người đang mắc bệnh tiểu đường

+ Thường xuyên đo đường huyết để kịp thời phát hiện bất thường và điều trị trước khi hạ đường huyết. Các thời điểm nên đo đường huyết là: trước và sau mỗi bữa ăn, trước khi đi ngủ, trước và sau buổi tập thể dục dài với cường độ cao.

+ Đo đường huyết khi đổi loại thuốc, khi di chuyển đến múi giờ khác, khi thay đổi lịch sinh hoạt và làm việc,...

+ Luôn mang bên mình thực phẩm chứa carbohydrat có tác dụng cải thiện đường huyết nhanh để ăn hoặc uống khi bị hạ đường huyết như: viên đường, kẹo, nước trái cây,… để đường huyết không bị hạ quá thấp gây nguy hiểm cho sức khỏe.

+ Nên định kỳ đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe.

- Với người không bị tiểu đường

+ Kiểm soát tốt các bệnh lý đang mắc phải.

+ Dùng thuốc đúng đơn và chỉ định của bác sĩ.

+ Không dùng chất kích thích, đồ uống chứa cồn, thuốc của người bị tiểu đường, tránh để cơ thể phải nhịn đói quá lâu,...

Mong rằng với nội dung đã chia sẻ, quý khách hàng sẽ biết cách nhận diện và xử trí với hạ đường huyết. Để kiểm tra đường huyết chính xác, biết được thực trạng sức khỏe của mình, quý khách hàng có thể liên hệ đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi cùng Hệ thống Y tế MEDLATEC qua số hotline 1900 56 56 56. Nhờ việc làm này, quý khách sẽ có được kết quả về hiện trạng đường huyết và được tư vấn hướng khắc phục chính xác, an toàn khi chi số đường huyết bị hạ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.