Tin tức

Hẹp thực quản có nguy hiểm không? Cách chẩn đoán và điều trị

Ngày 26/12/2023
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Hẹp thực quản có nhiều triệu chứng khác nhau, và dù là triệu chứng nào cũng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, nhất là trong ăn uống. Vậy hẹp thực quản có nguy hiểm không? Chẩn đoán và điều trị bệnh này như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây.

1. Hẹp thực quản là gì?

Đúng như tên gọi, hẹp thực quản là tình trạng ống thực quản - ống cơ nối từ họng xuống dạ dày bị thu hẹp. Khi thức ăn hay đồ uống đi qua chỗ bị thu hẹp này thì người bệnh sẽ cảm thấy nghẹn, đau và khó chịu. 

Nguyên nhân gây hẹp thực quản có thể là lành tính hoặc ác tính. Lành tính ở đây bao gồm thực quản bị viêm/ viêm loét, polyp thực quản hay do trào ngược dạ dày thực quản. Còn ác tính có thể là do khối ung thư hình thành và phát triển ở thực quản, vòm họng, vùng cổ ngực xung quanh,…

Ống thực quản bị hẹp khiến người bệnh nuốt nghẹn, đau và khó chịu

Ống thực quản bị hẹp khiến người bệnh nuốt nghẹn, đau và khó chịu

Khi bị hẹp thực quản, người bệnh thường xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng sau.

  • Nuốt nghẹn, khó nuốt và đau khi nuốt.
  • Sau khi nuốt, cảm giác vướng ở cổ họng.
  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua.
  • Nấc cụt liên tục kèm tiết nước bọt nhiều.
  • Ho hoặc nôn khan.
  • Sụt cân, suy dinh dưỡng.

2. Hẹp thực quản có nguy hiểm không?

Thực tế thì hẹp thực quản có thể xảy ra ở bất cứ người nào và ở mọi độ tuổi. Đây cũng là căn bệnh khá phổ biến trên thế giới. Thế nhưng, bạn tuyệt đối không được chủ quan bởi hẹp thực quản có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

  • Hẹp thực quản cản trở hoạt động ăn uống khiến cơ thể bị thiếu chất, sụt cân, suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ trầm cảm.
  • Ống thực quản hẹp nên thức ăn không thể đi qua để xuống dạ dày mà trào ngược lại và dễ lọt vào đường thở, gây ngạt thở, viêm phổi, hen suyễn và các vấn đề về hô hấp. 
  • Hẹp thực quản kéo dài có thể biến chứng rò thực quản,… Trường hợp nặng có thể diễn tiến thành ung thư, làm tăng tỷ lệ tử vong. 

Hẹp thực quản khiến người bệnh chán ăn, sợ ăn, tiềm ẩn nhiều hệ lụy

Hẹp thực quản khiến người bệnh chán ăn, sợ ăn, tiềm ẩn nhiều hệ lụy 

3. Chẩn đoán hẹp thực quản như thế nào?

Để chẩn đoán hẹp thực quản, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng và cận lâm sàng.

Khám lâm sàng

Bác sĩ tiến hành thăm hỏi tiền sử bệnh lý cũng như thói quen sinh hoạt, tính chất công việc,… Ngoài ra, sẽ tổng hợp các triệu chứng mà bạn liệt kê lại, bao gồm cả thời gian và mức độ của từng triệu chứng để có được những chẩn đoán ban đầu.

Khám cận lâm sàng

Khám cận lâm sàng bao gồm nhiều phương pháp khác nhau để đảm bảo kết quả thăm khám được chính xác nhất.

  • Nội soi tiêu hóa: Bác sĩ có thể chỉ định nội soi thực quản hoặc nội soi tiêu hóa, tùy trường hợp mà thực hiện nội soi có sinh thiết hay không sinh thiết để xem hẹp thực quản là lành tính hay ác tính. 
  • Chụp X-quang cản quang bari: Bác sĩ tiến hành chụp X-quang thực quản, dạ dày,… để kiểm tra các vết viêm loét. Thường thì những người có tiền sử xạ trị hoặc nuốt phải chất gây ăn mòn sẽ được chỉ định thực hiện phương pháp này.
  • Siêu âm nội soi: Phương pháp này giúp đánh giá chi tiết mức độ thương tổn của thực quản cũng như nguyên nhân gây hẹp thực quản là gì.
  • Xét nghiệm: Bao gồm kiểm tra nồng độ pH và đo áp lực thực quản. Phương pháp này áp dụng khi nội soi và chẩn đoán hình ảnh không có bất thường. Trong đó, kiểm tra pH nhằm xác định axit trong thực quản tại mỗi thời điểm khác nhau. Còn đo đáp lực thực quản khi người bệnh nuốt để có những đánh giá chính xác về nhu động thực quản trước khi tiến hành phẫu thuật.

Khám cận lâm sàng giúp bác sĩ biết chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh

Khám cận lâm sàng giúp bác sĩ biết chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh

4. Phương pháp điều trị hẹp thực quản

Tùy vào mức độ bệnh, nguyên nhân gây ra bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị hẹp thực quản cho phù hợp, hiệu quả. Nhưng nhìn chung sẽ có các phương pháp sau.

Nội soi nong thực quản

Phương pháp này được áp dụng phổ biến bởi tính đơn giản, an toàn, ít gây ra biến chứng. Sau khi nong thì đoạn bị hẹp của thực quản sẽ rộng ra, giúp thức ăn được di chuyển dễ dàng. Tuy nhiên, nong thực quản có thể được thực hiện nhiều lần trong trường hợp hẹp thực quản thường xuyên tái phát. 

Đầu tiên, người bệnh được gây mê để giảm cảm giác đau và khó chịu. Tiếp đến, ống nội soi được đưa vào trong miệng, qua thực quản và đến dạ dày, nuột non. Tại những vị trí bị hẹp sẽ có dụng cụ nong để làm giãn ống thực quản. 

Đặt stent thực quản

Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho các bệnh nhân bị hẹp thực quản ác tính do khối u, gặp nhiều khó khăn trong ăn uống và thở. Thông qua nội soi, bác sĩ sẽ đặt các stent kim loại chuyên dụng vào vị trí hẹp của thực quản, tạo sự lưu thông ổn định để người bệnh không bị đau khi nuốt.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Với các trường hợp hẹp thực quản lành tính hoặc do ảnh hưởng từ trào ngược dạ dày thực quản thì việc thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống,… có thể giúp cải thiện tình trạng.

  • Ngủ đúng tư thế, không nằm sấp. Đặc biệt, nên kê một chiếc gối cao khi ngủ để tránh bị trào ngược.
  • Chia nhỏ các bữa ăn thành 5 - 6 bữa trong ngày. Sau khi ăn xong, nên vận động nhẹ nhàng, không được đi ngủ ngay.
  • Tránh xa thuốc lá, rượu bia, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ,…
  • Không mặc quần quá chật, nịt bụng hoặc gập bụng gây tăng áp lực đột ngột tại ổ bụng.
  • Duy trì cân nặng lý tưởng, không để thừa cân, béo phì. 

Trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng thuốc điều trị hẹp thực quản, thường là các loại thuốc kháng axit dạ dày hay thuốc ức chế bơm proton. Dù là thuốc nào thì cũng tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả, phòng tránh tác dụng phụ. 

Người bệnh có thể dùng thuốc trong điều trị hẹp thực quản

Người bệnh có thể dùng thuốc trong điều trị hẹp thực quản

Điều trị phẫu thuật

Nếu hẹp thực quản do khối u và không đáp ứng với các phương pháp điều trị trên thì người bệnh sẽ được phẫu thuật. Phẫu thuật nhằm loại bỏ khối u và mở rộng thực quản. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn thì có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ ống thực quản, sau đó tạo hình dạ dày để thay thế cho thực quản.

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn hiểu hơn về hẹp thực quản. Nếu vẫn còn thắc mắc cần được tư vấn hoặc có nhu cầu thăm khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, Quý khách có thể liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch khám. 

Từ khoá: nội soi tiêu hóa

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.