Tin tức

Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu đối với 10 chỉ số cơ bản

Ngày 19/03/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Xét nghiệm máu thường được chỉ định cho các mục đích kiểm tra sức khỏe, theo dõi quá trình điều trị bệnh,... Biết cách đọc kết quả xét nghiệm máu một cách cơ bản sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng thể, đưa ra những câu hỏi phù hợp để được bác sĩ giải đáp cặn kẽ, tránh được mối lo lắng không đáng có về sức khỏe của mình.

1. Khái quát về 2 loại xét nghiệm máu cơ bản

Có rất nhiều loại xét nghiệm máu được chỉ định thực hiện với các mục đích khác nhau, trong đó có 2 loại xét nghiệm cơ bản là:

- Xét nghiệm công thức máu toàn phần 

Đây là xét nghiệm thường quy, có mặt trong khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Mục đích của xét nghiệm nhằm phát hiện các bệnh về máu và các rối loạn liên quan.

Xét nghiệm công thức máu được thực hiện nhiều nhất trong quá trình khám sức khỏe tổng quát

Xét nghiệm công thức máu được thực hiện nhiều nhất trong quá trình khám sức khỏe tổng quát

- Xét nghiệm sinh hóa máu

Xét nghiệm máu này được thực hiện để đo các hóa chất khác nhau trong máu. Kết quả xét nghiệm cung cấp thông tin để bác sĩ đánh giá hoạt động của các cơ quan. Mẫu xét nghiệm được sử dụng là huyết tương của máu.

2. Cách đọc kết quả xét nghiệm máu với các chỉ số quan trọng

2.1. Kết quả sinh hóa máu

2.1.1. Glucose

Đây là chỉ số đường huyết có khoảng tham chiếu trong khoảng 4.1 - 5.9 mmol/l. Cách đọc kết quả xét nghiệm máu với chỉ số này không quá phức tạp, bạn hãy căn cứ vào khoảng tham chiếu bình thường, nếu thấy kết quả nhận được nằm ngoài khoảng cho phép thì tức là lượng đường huyết của bạn đang ở mức tăng hoặc giảm. 

Chỉ số Glucose tăng quá mức cảnh báo nguy cơ về bệnh tiểu đường hoặc tình trạng rối loạn chuyển hóa/dung nạp glucose.

2.1.2. SGOT và SGPT

Hai chỉ số này thuộc nhóm men gan. Bình thường, chỉ số SGOT trong khoảng 9.0 - 48.0; chỉ số SGPT trong khoảng 5.0 - 49.0. Nếu chỉ số men gan giảm thì chứng tỏ đang trong giai đoạn thai kỳ, tiểu đường, Beriberi,...

Nếu chỉ số men gan tăng so với khoảng tham chiếu bình thường thì nguyên nhân chính là do tế bào gan có tổn thương trong bệnh lý tại gan hoặc nhồi máu cơ tim. Trong trường hợp này, chức năng thải độc của gan có thể bị suy giảm.

2.1.3. HDL - Cholesterol, LDL - Cholesterol

Trong xét nghiệm máu, đây là các chỉ số thuộc nhóm mỡ máu. Cholesterol máu bình thường <5.2 mmol/l. Cholesterol gồm: 

- HDL - Cholesterol: Cholesterol tốt có vai trò vận chuyển cholesterol từ máu về gan và đưa cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa. Nhờ có HDL - Cholesterol mà nguy cơ mắc bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch giảm. HDL - Cholesterol bình thường trong khoảng 1.03 - 1.55 mmol/l.

- LDL - Cholesterol: Cholesterol xấu, nếu LDL - Cholesterol trong máu tăng quá cao sẽ gây lắng đọng ở thành mạch máu từ đó hình thành mảng xơ vữa. Theo thời gian, đây chính là nguyên nhân gây nên các bệnh lý nguy hiểm như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim,...; tắc mạch máu;... Chỉ số LDL - Cholesterol bình thường ≤ 3.4 mmol/l.

Dựa trên 2 khoảng tham chiếu nêu trên, cách đọc kết quả xét nghiệm máu đối với HDL - Cholesterol và LDL - Cholesterol đơn giản nhất là khi hai chỉ số này đều nằm ngoài khoảng tham chiếu thì nguy cơ mắc bệnh huyết áp, tim mạch rất cao.

HDL-C và LDL-C là 2 cholesterol trong máu có giá trị phản ánh bệnh lý tim mạch

HDL-C và LDL-C là 2 cholesterol trong máu có giá trị phản ánh bệnh lý tim mạch

2.1.4. GGT

GGT (Gamma Glutamyl Transferase) là một loại enzyme giúp chuyển hóa axit amin và điều hòa glutathione. Nếu mắc bệnh lý đường mật và gan thì enzyme này chịu tác động đầu tiên nên thông qua chỉ số GGT bác sĩ sẽ xác định bệnh lý gan mật. GGT trong máu bình thường ở khoảng 0 - 55 U/L.

2.1.5. Cre

Creatinin (Cre) phản ánh chức năng thận, là thành phần đạm ổn định không phụ thuộc chế độ ăn. Bình thường, chỉ số Cre máu trong khoảng 74 - 120 umol/l (đối với nam giới) và 53 - 100 umol/l (đối với nữ giới).

Nếu chỉ số Cre tăng quá mức so với khoảng tham chiếu có thể do: tăng huyết áp vô căn, suy tim, tiểu đường, bệnh thận,... Chỉ số Cre giảm so với khoảng tham chiếu có thể do: suy dinh dưỡng nghiêm trọng, sản giật, mang thai,...

2.1.6. Acid Uric 

Acid Uric chủ yếu đào thải qua nước tiểu. Bình thường, chỉ số acid uric máu trong khoảng 180 - 420 umol/l( đối với nam giới) và 50 - 360 umol/l (đối với nữ giới).

Cách đọc kết quả xét nghiệm máu với chỉ số Uric như sau:

- Acid uric máu tăng

+ Tăng nguyên phát: giảm đào thải hoặc tăng sản xuất gây nên bệnh Von Gierke, Lesh Nyhan,...

+ Tăng thứ phát: giảm đào thải hoặc tăng sản xuất gây nên bệnh Gout.

- Acid uric máu giảm 

Thường gặp ở bệnh thiếu enzyme xanthine oxidase, Wilson, Falconi, tế bào gan bị tổn thương, tiết hormone chống bài niệu,...

2.2. Kết quả chỉ số huyết học

2.2.7. HCT

Đây là chỉ số cho thấy số lượng tế bào hồng cầu trong máu. Bình thường, chỉ số HCT vào khoảng 42 - 47 % (đối với nam giới) và 37 - 42 % (đối với nữ giới). 

- HCT tăng: giảm lưu lượng máu, bệnh mạch vành, tắc nghẽn phổi mạn tính,...

- HCT giảm: mang thai, thiếu máu, mất máu.

2.2.8. MCV

MCV là chỉ số thể tích hồng cầu ở trong máu. Bình thường, MCV trong khoảng 85 - 95 fL. MCV tăng thường gặp ở suy giáp, nghiện rượu, mắc bệnh gan, thiếu vitamin B12,... Chỉ số MCV giảm thường gặp ở suy thận mạn, thiếu máu nguyên hồng cầu, thiếu máu do bệnh lý mạn tính, thiếu sắt, thalassemia,...

2.2.9. LYM

LYM là chỉ số bạch cầu Lympho, khoảng tham chiếu bình thường là 16.8 - 45.3% (0.9 - 2.9 G/L). LYM tăng thường gặp ở nhiễm virus, bệnh lao, nhiễm khuẩn mạn tính,... LYM giảm thường gặp ở ung thư, ức chế tủy xương do hóa trị, HIV/AIDS,...

2.2.10. Bạch cầu Mono

Bình thường, bạch cầu Mono trong khoảng 4.7 - 12 % (0.3 - 0.9 G/l). Nếu chỉ số bạch cầu Mono tăng thì có thể phản ánh: rối loạn sinh tủy, mắc bệnh bạch cầu Mono, nhiễm khuẩn,... Chỉ số bạch cầu Mono tăng thường gặp ở bệnh ung thư, suy tủy gây thiếu máu,...

Bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn kết quả xét nghiệm máu cho bạn

Bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn kết quả xét nghiệm máu cho bạn

3. Một số lưu ý khi đọc kết quả xét nghiệm máu

Đối với cách đọc kết quả xét nghiệm máu trên đây, cần lưu ý rằng, các chỉ số chỉ áp dụng đối với người lớn. Kết quả xét nghiệm trên phiếu được so sánh với khoảng tham chiếu và được xem là bất thường nếu vượt quá khung tham chiếu được đưa ra.

Những thông tin chia sẻ về cách đọc kết quả xét nghiệm máu chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh cần được bác sĩ xem xét, giải thích kết quả chi tiết để biết chính xác về tình trạng sức khỏe của mình.

Lựa chọn địa chỉ xét nghiệm máu uy tín sẽ giúp bạn có được kết quả chính xác, giải đáp chi tiết mọi thắc mắc liên quan đến các chỉ số trong kết quả xét nghiệm và định hướng điều trị tốt nhất. 

Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xét nghiệm, sở hữu Trung tâm Xét nghiệm tiêu chuẩn quốc tế với chứng chỉ CAP và ISO 15189:2012 cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi luôn tận tâm vì sức khỏe người bệnh. Quý khách hàng có nhu cầu xét nghiệm máu tận nơi có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được xác nhận lịch hẹn nhanh chóng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.