Tin tức

Hướng dẫn cách xử lý đúng với trường hợp co giật do sốt ở trẻ nhỏ

Ngày 08/01/2021
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Nhiệt độ bình thường của cơ thể người trưởng thành trung bình là 36.5 độ C, còn ở trẻ em trung bình là 37 độ C. Sốt là kết quả của quá trình phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Song sốt cao có thể gây ra nhiều biến chứng sức khỏe, trong đó có co giật do sốt ở trẻ nhỏ. Tình trạng này khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng và cần biết cách xử lý khi gặp trường hợp này.

1. Co giật do sốt ở trẻ nhỏ có đặc điểm gì?

Các bậc phụ huynh thường lo lắng khi trẻ nhỏ bị sốt, tuy nhiên phản ứng này thường có lợi cho sức khỏe. Tại sao lại như vậy? Sốt xảy ra khi cơ thể nhận diện được tác nhân gây bệnh, hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ hơn để tiêu diệt chúng. Như vậy, sốt là cơ chế bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh, khi nhận biết được thì việc tăng cường chăm sóc, điều trị giúp quá trình phản ứng miễn dịch của cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.

Co giật do sốt ở trẻ nhỏ

Sốt là phản ứng bảo vệ của cơ thể trẻ

Trẻ được coi là sốt khi nhiệt độ cơ thể (cặp nách) từ 37.5 độ C trở lên, nhiệt độ sốt càng cao thì càng nguy hiểm và gây nhiều biến chứng. Theo đó, mức độ sốt được chia thành 3 loại gồm:

  • Sốt nhẹ: Khi nhiệt độ cơ thể trẻ nhỏ hơn 38 độ C.

  • Sốt vừa: Khi nhiệt độ cơ thể trẻ nhỏ vào khoảng 38 - 39 độ C.

  • Sốt cao: Khi nhiệt độ cơ thể trẻ từ 39 độ C trở lên.

Các trường hợp trẻ sốt trên 40 độ C là sốt cao vô cùng nguy hiểm, cần được theo dõi y tế sát sao để phòng ngừa biến chứng. Sốt có thể do nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau như: viêm tai giữa, viêm họng cấp, bệnh suy giảm miễn dịch, Lupus ban đỏ, nhiễm vi khuẩn, virus,… Tùy vào từng bệnh lý mà sốt sẽ đi kèm với các triệu chứng khác nhau.

Co giật do sốt cao thường gặp ở trẻ sơ sinh

Co giật do sốt cao thường gặp ở trẻ sơ sinh

2. Nhận biết co giật do sốt ở trẻ nhỏ

Chẩn đoán trẻ bị co giật do sốt cao khi:

  • Trẻ bị co giật khi có sốt.

  • Trẻ không bị nhiễm khuẩn hệ thần kinh.

  • Loại trừ các trường hợp bị sốt sau khi tiêm vắc xin hoặc độ tố.

  • Trẻ chưa bị co giật sơ sinh hoặc co giật khi không sốt.

  • Độ tuổi của trẻ là 1 - 5 tuổi.

(theo tiêu chuẩn của Hiệp hội chống động kinh Quốc tế).

Co giật do sốt ở trẻ nhỏ thường xảy ra khi trẻ có sốt, thường nhiệt độ trên 38 độ C và sốt không do nhiễm trùng thần kinh và có các dấu hiệu bất thường hệ thần kinh.

Thường co giật do sốt sẽ là cơn co giật toàn cơ thể, thời gian của cơn co giật dưới 15 phút, xuất hiện ở những trẻ hoàn toàn bình thường và không có dấu hiệu thần kinh cục bộ. Cơn co giật sẽ không xuất hiện lại trong vòng 24h.

Cần phân biệt co giật do sốt thể đơn giản hoặc phức tạp để xử lý đúng cách, đảm bảo sức khỏe cho trẻ:

Co giật do sốt thể đơn giản: gồm những cơn co giật toàn thân ngắn, kéo dài dưới 15 phút. Ngoài ra, trẻ không có bất cứ rối loạn tri giác hoặc dấu hiệu thần kinh nào sau cơn co giật. 

Co giật do sốt thể phức tạp cần theo dõi phòng ngừa biến chứng

Co giật do sốt thể phức tạp cần theo dõi phòng ngừa biến chứng

Co giật do sốt thể phức tạp: gồm những cơn co giật ở 1 vùng của cơ thể (co giật cục bộ), thường kéo dài hơn 15 phút. Đặc biệt, co giật do sốt thể này sẽ xảy ra >= 2 cơn trong vòng 24 giờ. Sau đó trẻ hoàn toàn phục hồi các chức năng của hệ thần kinh trong vòng 60 phút và sẽ tái phát lại các cơn co giật khi bị sốt trở lại.

3. Bác sĩ hướng dẫn cách xử lý đúng khi trẻ bị co giật do sốt 

Cha mẹ thường lo lắng, mất bình tĩnh khi trẻ sốt cao và kèm theo dấu hiệu co giật. Tuy nhiên cần nhận biết, đánh giá đúng tình trạng bệnh và xử lý đúng cách mới đảm bảo trẻ an toàn, được can thiệp kịp thời tránh biến chứng nặng.

3.1. Sơ cứu khi trẻ bị sốt co giật

Đầu tiên về tâm lý, các bậc phụ huynh phải giữ bình tĩnh, không sợ hãi và thực hiện sơ cứu theo các bước sau:

Bước 1: Đặt tư thế nằm phù hợp cho trẻ

Trẻ bị sốt cao co giật nên được đặt nằm xuống giường hoặc nơi bằng phẳng, nên loại bỏ vật cứng, vật sắc nhọn có thể gây tổn thương xung quanh. Đặt trẻ ở tư thế đầu nghiêng về một bên vì trẻ có thể bị nôn, lúc này chất nôn đi vào đường thở khiến trẻ ngạt thở.

Đồng thời cha mẹ cần nới lỏng hoặc cởi bớt quần áo để trẻ dễ thở hơn. Dù co giật có thể khiến trẻ nghiến răng nhưng không dùng vật cứng ngáng miệng.

Dùng khăn ấm lau toàn thân giúp trẻ hạ sốt

Dùng khăn ấm lau toàn thân giúp trẻ hạ sốt

Bước 2: Làm mát cơ thể

Cách hạ sốt, làm mát tức thời cho cơ thể trẻ như sau:

  • Phụ huynh nên sử dụng khăn sạch, nhúng vào nước ấm và vắt sạch nước.

  • Dùng khăn ấm lau người cho trẻ, nhất là các vùng nách và bẹn.

  • Cần lau liên tục cho đến khi trẻ hết cơn co giật, lưu ý cần nhúng khăn ấm thường xuyên khi nước đã nguội bớt.

Bước 3: Hạ sốt cơ thể

Trẻ đang bị sốt cao và co giật không nên uống thuốc và nước để hạ sốt vì dễ gây sặc. Cách hạ sốt phù hợp lúc này là đặt thuốc vào hậu môn, thuốc hạ sốt thường dùng là Paracetamol với hàm lượng 10 - 15 mg/kg cân nặng.

Bước 4: Đưa trẻ đi thăm khám

Khi trẻ hết co giật, cha mẹ có thể tạm thời yên tâm song vẫn cần theo dõi xem trẻ có bị biến chứng rối loạn tri giác hay liệt chi hay không. Nên đưa trẻ đi cấp cứu để được kiểm tra, điều trị sớm bệnh, đề phòng tái phát.

Nếu trẻ bị nghiến răng vào lưỡi, cha mẹ hãy chú ý đặt một chiếc khăn sạch mềm được quấn lại thành hình trụ dài vào giữa hai hàm răng của trẻ. Việc này sẽ hạn chế việc chấn thương ở lưỡi do răng cắn vào cũng như thấm đờm dãi, tránh bị ngạt.

3.2. Điều trị nguyên nhân gây sốt

Như đã trình bày ở trên, sốt cao không phải là bệnh lý mà chỉ là một triệu chứng có thể do rất nhiều bệnh gây ra. Cần xác định chính xác nguyên nhân bệnh lý và điều trị triệt để. Đa số trường hợp sốt cao đi kèm với co giật ở trẻ là do nhiễm trùng nặng như: viêm não, viêm màng não, viêm phổi, sốt virus,… 

Cần đưa trẻ đi thăm khám để tìm nguyên nhân và điều trị

Cần đưa trẻ đi thăm khám để tìm nguyên nhân và điều trị

Như vậy sau khi sơ cứu cho trẻ bị sốt cao co giật, cần đưa trẻ đi kiểm tra để tìm nguyên nhân, điều trị theo phác đồ phù hợp. Sau sốt co giật, nên chăm sóc trẻ như sau để hạ sốt, phòng ngừa tái phát:

  • Cho trẻ bú hoặc uống nhiều nước hơn, ưu tiên nước cam, chanh hoặc nước điện giải.

  • Lau người cho trẻ bằng nước ấm.

  • Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C cần dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Cho trẻ ăn thức ăn lỏng như sữa, cháo,… vừa dễ ăn vừa giúp trẻ phục hồi sức khỏe.

  • Theo dõi thân nhiệt trẻ thường xuyên.

  • Tăng cường dinh dưỡng, nhất là các loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng sức khỏe cho trẻ.

Co giật do sốt ở trẻ ở trẻ sẽ để lại những di chứng nặng nề nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách. Do đó, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý vấn đề sức khỏe này để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.