Tin tức

Thực đơn ăn dặm cho bé các bậc phụ huynh không thể bỏ lỡ

Ngày 01/09/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Có thể nói, khi con trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển mới, cha mẹ nên tìm hiểu, học hỏi để chăm sóc bé đúng cách. Trong đó, thời điểm con bắt đầu ăn dặm là một trong những dấu mốc cực kỳ quan trọng. Vậy thực đơn ăn dặm cho bé cần có những gì, mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo nhé!

1. Thời điểm cho bé ăn dặm

Bên cạnh việc nghiên cứu, tìm hiểu thực đơn ăn dặm cho bé đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp, cha mẹ cần quan tâm tới việc lựa chọn thời điểm tập cho con thói quen ăn dặm.

ăn dặm cho bé nên thực hiện ăn theo nhu cầu của con

Cha mẹ nên tìm hiểu thật kỹ trước khi cho trẻ tập ăn dặm.

Rất nhiều phụ huynh vui mừng khi thấy bé bắt đầu ăn một số món đơn giản từ lúc 4 - 5 tháng tuổi. Họ có xu hướng khuyến khích con ăn dặm từ rất sớm, tuy nhiên quan điểm này chưa thực sự phù hợp. Bởi vì, tổ chức Y tế Thế giới đã nghiên cứu và chỉ ra rằng thời điểm phù hợp để trẻ tập ăn dặm đó là 6 tháng tuổi. Bởi vì hệ tiêu hóa non nớt của con đã bắt đầu hoàn thiện, có thể tiếp nhận thức ăn khác bên cạnh sữa mẹ.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc lựa chọn thời điểm cho bé ăn dặm đóng vai trò hết sức quan trọng. Nếu như cha mẹ cho bé tập ăn quá muộn, con thường kém phát triển hoặc tăng cân ít hơn những bạn bè cùng trang lứa. Ngược lại, việc để bé ăn dặm quá sớm làm cho sức đề kháng của bé giảm hoặc đối mặt với nguy cơ béo phì vì hấp thu quá nhiều dinh dưỡng. Vì hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên con có thể bị dị ứng thực phẩm hoặc đau dạ dày, táo bón, tiêu chảy,…

Chắc hẳn cha mẹ đã phần nào hiểu được tầm quan trọng của việc lựa chọn thời gian ăn dặm cho trẻ. Nhờ vậy, em bé sẽ phát triển tốt, đảm bảo sức khỏe ổn định nhất.

2. Bí quyết cho con ăn dặm đúng cách

Khá nhiều cha mẹ gặp khó khăn trong quãng thời gian tập ăn dặm cho bé, có thể là vì con chưa quen với những món ăn này nên quấy khóc, biếng ăn, cũng có thể do bạn chưa cho bé ăn đúng cách. Để bé cảm thấy ngon miệng và phát triển nhanh chóng, bạn nên tham khảo một vài bí quyết dưới đây.

2.1. Làm quen với những món loãng, vị ngọt trước

Khi tập ăn dặm, bạn nên chú ý tập cho con ăn từ những món loãng trước. Bởi vì từ trước tới nay, con ăn sữa mẹ là chủ yếu, nếu bạn để bé ăn ngay món đặc thì dạ dày rất khó thích nghi. Điều này có thể khiến cho em bé bị rối loạn tiêu hóa đấy nhé! Chính vì thế, đừng quên bí quyết này khi cho con ăn dặm.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh hãy cho con làm quen với món ăn có vị ngọt trước khi chuyển sang các món mặn. Trong đó những loại bột ngọt vị sữa là gợi ý tuyệt vời, em bé có cảm giác giống sữa mẹ và ăn uống ngon lành hơn. Sau một thời gian, bạn có thể để con tập ăn món mặn.

ăn dặm cho bé với vị phong phú

Bạn nên tập cho con ăn từ món loãng, món có vị ngọt trước.

2.2. Cho bé ăn lượng vừa đủ

Một lưu ý khi cha mẹ tập ăn dặm cho bé đó là không nên để con ăn quá nhiều. Như đã phân tích ở trên, hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự hoàn thiện vì thế bạn đừng cố ép con ăn mà hãy kiên nhẫn.

Các bác sĩ khuyên rằng phụ huynh nên cho bé ăn từ ít tới nhiều, nếu mới bắt đầu, bé chỉ cần ăn vài thìa. Dần dần, bạn có thể tăng khẩu phần ăn tới nửa bát và một bát, điều quan trọng nhất đó là con ăn uống và hấp thu đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu.

2.3. Làm quen với các loại thực phẩm

Khi mới bắt đầu, em bé nên làm quen với những thực phẩm quen thuộc để hạn chế hiện tượng rối loạn tiêu hóa hay dị ứng. Sau đó, khi con đã quen dần, cha mẹ nên nghiên cứu và bổ sung những thực phẩm mới để bữa ăn thêm đa dạng.

3. Thực đơn ăn dặm cho bé

Một trong những vấn đề được cha mẹ quan tâm nhiều nhất đó là thực đơn ăn dặm cho bé bao gồm những gì? Có thể nói, chúng ta cần cung cấp cho con đầy đủ dinh dưỡng, như vậy bé sẽ phát triển ổn định, có sức đề kháng tốt nhất.

ăn dặm cho bé nên thực hiện từ tháng thứ 6

Vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm nhiều đó là thực đơn ăn dặm cho bé.

Để đảm bảo cơ thể bé hấp thu đầy đủ dưỡng chất, bạn nên kết hợp 4 nhóm thực phẩm thiết yếu sau đây: chất đạm, chất bột đường, chất béo, rau củ và hoa quả. Đặc biệt, việc kết hợp theo tỷ lệ hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện chứ không bị béo phì, thừa cân.

Đối với nhóm chất bột, một số gợi ý các bậc phụ huynh không nên bỏ qua đó là: gạo hoặc là yến mạch. Trong đó, gạo thường được sử dụng để nấu bột, cháo hoặc là cơm mềm để bé dễ ăn. Thỉnh thoảng, bạn hãy đổi món để con thưởng thức yến mạch - một loại ngũ cốc nhiều dinh dưỡng.

Nếu bạn muốn con trẻ phát triển toàn diện đừng quên bổ sung chất đạm trong thực đơn ăn dặm cho bé, chúng có trong các loại thịt cá hoặc đậu đỗ,… Song cha mẹ lưu ý không nên cung cấp quá nhiều đạm bởi vì hệ tiêu hóa hoạt động chưa thực sự tốt.

Ngoài ra, nhóm chất béo, chất xơ và vitamin đều là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Vì thế, bạn nên bổ sung xen kẽ vào bữa chính và bữa phụ cho con nhé!

4. Gợi ý phương pháp ăn dặm cho bé

Trên thực tế, có khá nhiều phương pháp tập cho con ăn dặm, các bậc phụ huynh nên tham khảo và lựa chọn một phương pháp phù hợp với con trẻ. Nhìn chung, phương pháp nào cũng sở hữu ưu điểm riêng, không có cách nào tốt nhất chỉ có cách phù hợp nhất mà thôi.

ăn dặm cho bé nên có sự phối hợp của mẹ

Cha mẹ nên tham khảo một số phương pháp cho con ăn dặm.

Đa số cha mẹ đều lựa chọn cách bón cho con ăn bởi vì bạn có thể kiểm soát khẩu phần ăn của bé, đồng thời chúng khá đơn giản và tiện. Áp dụng phương pháp ăn dặm cho bé trên, các bậc phụ huynh có thể theo dõi quá trình ăn uống của trẻ. Song việc bón cho con ăn vô tình khiến bé trở nên thụ động trong việc ăn uống, kén ăn hoặc là bạn không thực sự biết con thích ăn gì.

Bên cạnh đó, nhiều bậc phụ huynh có tư duy hiện đại, họ để cho con trẻ tự ăn. Ban đầu, cha mẹ bón cho con một lượng thức ăn sau đó để bé chủ động lựa chọn món mình thích. Đây là phương pháp tương đối mới mẻ, trẻ được ăn những món mình thích. Đặc biệt, các con được tham gia vào bữa ăn cùng với gia đình. 

Nếu áp dụng phương pháp trên, cha mẹ nên chế biến những món ăn mà bé có thể cầm được. Tuy nhiên, bạn phải chấp nhận rằng con sẽ bày bừa, mất nhiều thời gian của cha mẹ để dọn dẹp.

Các bậc phụ huynh nên tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ khi con bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Những vấn đề bạn cần quan tâm đó là: thực đơn ăn dặm cho bé, phương pháp cho con ăn, thời điểm ăn dặm phù hợp. Đó là những yếu tố quyết định sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.