Tin tức

Tư vấn: Thai 7 tuần siêu âm bụng hay đầu dò?

Ngày 11/03/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Văn Thụ
Đối với mẹ bầu, việc siêu âm định kỳ đóng vai trò quan trọng nhằm kiểm tra, theo dõi sức khỏe của mẹ và bé. Trong đó, thai kỳ 7 tuần tuổi là mốc thời gian quan trọng cần thăm khám để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường của thai nhi. Vậy thai 7 tuần siêu âm bụng hay đầu dò đảm bảo an toàn và cho kết quả chính xác? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé.

1. Tìm hiểu về siêu âm đầu dò và siêu âm bụng

Siêu âm ngày nay không còn là một khái niệm xa lạ trong chẩn đoán, điều trị bệnh, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Việc thăm khám, kiểm tra sức khỏe thai nhi trong bụng mẹ chủ yếu là thông qua kỹ thuật này. Với siêu âm thai, có hai hình thức siêu âm phổ biến đó là siêu âm đầu dòsiêu âm bụng. Vậy siêu âm đầu dò, siêu âm bụng là gì?

Siêu âm ổ bụng

Siêu âm ổ bụng hay còn gọi là siêu âm thường, cũng là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh y học rất phổ biến. Kỹ thuật này được chỉ định khám các cơ quan vùng bụng từ phía bên ngoài ổ bụng. Thiết bị sẽ được di chuyển xung quanh vùng bụng và cho hình ảnh trực tiếp về cơ quan và bệnh lý bên trong ổ bụng.

Các bác sỹ đang thực hiện siêu âm bụng

Các bác sỹ đang thực hiện siêu âm bụng

Siêu âm đầu dò

Siêu âm đầu dò là kỹ thuật sử dụng đầu dò đưa vào âm đạo. Đặc điểm của đầu dò này đó là có thể phát ra sóng siêu âm (sóng có tần số cao). Sóng âm từ đầu dò vừa phát ra, vừa thu lại, kết hợp với kỹ thuật hình ảnh y học sẽ cho được chính xác hình ảnh các cơ quan như: tử cung, buồng trứng, âm đạo,…

Như vậy, với đầu dò âm đạo, các bệnh lý, tổn thương hay biến đổi bên trong tử cung đều sẽ được phản ánh một cách rõ ràng, dễ dàng nhận biết được. 

2. Khi nào nên siêu âm đầu dò, siêu âm ổ bụng?

Trong những trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ quyết định cho bệnh nhân tiến hành thăm khám siêu âm đầu dò hoặc siêu âm bụng.

Khi nào thì siêu âm ổ bụng?

Rất nhiều bệnh lý có thể chẩn đoán được nhờ siêu âm ổ bụng. Do đó siêu âm ổ bụng được ứng dụng khá nhiều và phổ biến.

Siêu âm ổ bụng có thể thực hiện kể cả khi bạn không có bất kỳ dấu hiệu bệnh lý nào. Lúc này, siêu âm định kỳ có ý nghĩa trong việc theo dõi sức khỏe một cách toàn diện hơn. Tuy nhiên, khi gặp các vấn đề như đau vùng bụng hoặc vùng lưng, mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân, chán ăn hoặc rối loạn tiêu hóa kéo dài thì bác sỹ thường sẽ chỉ định siêu âm ổ bụng.

Siêu âm bụng có thể chẩn đoán nhiều bệnh

Siêu âm bụng có thể chẩn đoán nhiều bệnh

Khi nào thì siêu âm đầu dò?

Siêu âm đầu dò chủ yếu được dùng để khám phụ khoa ở phụ nữ. Kỹ thuật này chỉ áp dụng với những ai đã trải qua quan hệ tình dục thì mới cho kết quả đúng và không ảnh hưởng sức khỏe chị em. Trong những trường hợp sau thì bạn sẽ được chỉ định siêu âm đầu dò:

- Khi nữ giới gặp vấn đề đau ở vùng xương chậu, vùng bụng, hông, kéo dài nhiều ngày.

- Khi chị em nghi ngờ, cần đi tầm soát u nang buồng trứng, u xơ tử cung.

- Kinh nguyệt không đều, rối loạn.

- Chảy máu vùng kín khi không hành kinh một cách không rõ ràng.

- Phụ nữ mang thai bị chảy máu bất thường.

- Đau lúc làm “chuyện ấy”.

- Vùng kín khô bất thường.

- Khí hư ra bất thường, nhầy và có mùi hôi khó chịu.

- Ngứa ngáy vùng kín.

- Khám thai, theo dõi nhịp tim thai.

- Kiểm tra tình trạng đặt vòng tránh thai.

- Kiểm tra tình trạng vùng xương chậu.

- Đánh giá sức khỏe sinh sản định kỳ.

MEDLATEC đã đề cập khá nhiều thông tin về 2 kỹ thuật: siêu âm đầu dò và siêu âm ổ bụng. Vậy câu hỏi đặt ra với các mẹ bầu là thai 7 tuần tuổi siêu âm bụng hay đầu dò là tốt hơn? Ưu và hạn chế của hai phương pháp này là gì? Chúng ta hãy cùng theo dõi tiếp bài viết để tìm đáp án nhé.

3. Tìm hiểu ưu nhược điểm của siêu âm đầu dò và siêu âm bụng

Để trả lời cho câu hỏi thai 7 tuần siêu âm bụng hay đầu dò thì tốt hơn, chúng ta hãy tìm hiểu ưu nhược điểm của 2 hình thức siêu âm này. Cụ thể như sau:

Siêu âm ổ bụng

Ưu điểm: 

- Đánh giá được tổn thương ở nhiều cơ quan vùng bụng như: gan, mật, hệ tiết niệu, lách, tụy, hệ sinh dục,...

- Có thể áp dụng cho cả nam và nữ.

- Có thể thực hiện ở nhiều khoa ngành chuyên môn như khoa tiêu hóa, khoa tiết niệu, phụ khoa,…

- Không gây đau đớn.

- Vùng quan sát rộng.

- Tất cả đối tượng bệnh nhân đều có thể thực hiện siêu âm bụng.

- Nhanh chóng, dễ thực hiện.

Siêu âm bụng có thể được áp dụng cho nhiều đối tượng

Siêu âm bụng có thể được áp dụng cho nhiều đối tượng

Nhược điểm:

- Do siêu âm từ bên ngoài ổ bụng nên chất lượng hình ảnh không cao, đặc biệt là tử cung phần phụ.

- Không thể nhìn thấy các tổn thương nhỏ bên trong cơ quan sinh dục như siêu âm đầu dò.

Siêu âm đầu dò

Ưu điểm:

- Có thể nhìn thấy rõ ràng các cơ quan cơ quan sinh dục của nữ giới.

- Hiệu quả chẩn đoán cao hơn.

Nhược điểm

- Hạn chế đối tượng thực hiện, chỉ phụ nữ đã trải qua quan hệ tình dục mới có thể tiến hành siêu âm đầu dò.

- Chỉ thấy được các cơ quan nội tạng vùng tiểu khung, không nhìn được các cơ quan vùng trên ổ bụng.

- Có thể gây cảm giác tương đối khó chịu cho chị em lúc đầu dò mới chạm vào âm đạo.

Như vậy, thông qua các ưu nhược điểm kể trên, các chuyên gia kết luận rằng sản phụ mang thai 7 tuần tuổi hoàn toàn có thể thực hiện cả siêu âm đầu dò lẫn siêu âm bụng. Bởi cả hai phương pháp này không hề giới hạn đối tượng là phụ nữ mang thai. Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào thể trạng cơ thể của người mẹ tại thời điểm siêu âm và bác sỹ sẽ là người đưa ra quyết định.

4. Siêu âm có gây nguy hại cho sức khỏe thai nhi?

Đối với mẹ bầu, sức khỏe thai nhi luôn là điều mà họ quan tâm nhất. Tuy rằng rất nhiều bà mẹ khi khám thai định kỳ được chỉ định siêu âm, nhưng với một thiết bị máy móc như vậy có gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe đứa trẻ không thì vẫn là một câu hỏi lớn.

Để trả lời cho thắc mắc này, ta cần dựa theo nguyên lý hoạt động của kỹ thuật siêu âm để lý giải. Kỹ thuật siêu âm sử dụng sóng cao tần phát ra và thu lại ở đầu dò để phát họa hình ảnh bên trong ổ bụng mẹ bầu. Theo các nghiên cứu y học, sóng âm ở tần số này không gây bất kỳ ảnh hưởng nào cho sức khỏe của mẹ và bé, do đó siêu âm là một kỹ thuật rất an toàn.

Ngay cả với siêu âm đầu dò, mặc dù là sử dụng đầu dò đưa vào âm đạo để kiểm tra “tình hình” của con bạn bên trong, nhưng đầu dò chỉ được đưa vòng quanh khu vực âm đạo, không có bất kỳ tác động vật lý nào đến thai nhi ở phía bên trong tử cung, do đó càng không có khả năng gây nguy hại đến bé.

Siêu âm đầu dò không ảnh hưởng đến thai nhi

Siêu âm đầu dò không ảnh hưởng đến thai nhi

Tuy là phương pháp thăm khám an toàn, nhưng để quá trình siêu âm diễn ra thuận lợi, cho kết quả chính xác thì việc lựa chọn cơ sở y tế cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Chị em nên tìm đến những địa chỉ uy tín, có hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm để mang lại sự an tâm tuyệt đối. 

Đến đây, hy vọng chị em đã có được câu trả lời cho câu hỏi thai 7 tuần siêu âm bụng hay đầu dò là tốt. Nếu cần được tư vấn về dịch vụ siêu âm, khám thai tại MEDLATEC, độc giả có thể gọi cho chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ miễn phí.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.