Tin tức

Cách nhận biết hen phế quản cấp tính và biện pháp xử trí

Ngày 11/03/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Hen phế quản cấp tính nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách có thể khiến người bệnh đứng trước nguy cơ tử vong. Vì thế, nhận biết hen phế quản cấp tính từ những dấu hiệu đầu tiên của bệnh là cách tốt nhất để giúp họ tránh được tình huống nguy hiểm này.

1. Hen phế quản là bệnh gì?

Hen phế quản là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc phế quản khiến cho phế quản tăng phản ứng với nhiều tác nhân kích thích, gây nên cơn co thắt lan tỏa ở cơ trơn phế quản. Kết quả là người bệnh có tình trạng ho, nặng ngực, khó thở. Các biểu hiện này có thể tự hồi phục hoặc phải cần đến thuốc giãn phế quản.

Người bị hen phế quản cấp nếu không được phát hiện để cấp cứu ngay có thể nguy hiểm đến tính mạng

Người bị hen phế quản cấp nếu không được phát hiện để cấp cứu ngay có thể nguy hiểm đến tính mạng

2. Dấu hiệu nhận biết hen phế quản cấp tính

2.1. Các dấu hiệu nhận diện sớm cơn hen phế quản cấp tính

Để nhận biết hen phế quản cấp tính, người bệnh có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau:

- Mức độ khó thở: người bệnh bị khó thở mặc dù đã nghỉ ngơi, phải ngồi ngả ra trước mới cảm thấy dễ thở.

- Nói ngắt quãng: người bệnh chỉ nói được từng từ một cách chậm rãi, nói ngắt quãng, có trường hợp không thể nói được khi cơn hen nguy kịch.

- Ý thức: vật vã, lú lẫn, ngủ gà.

- Rối loạn nhịp thở: người bị hen nặng thường thở 30 lần/phút, nếu nguy kịch nhịp thở < 10 lần/ phút, thậm chí có trường hợp bị ngưng thở.

- Co kéo cơ hô hấp phụ: cơn hen nguy kịch xuất hiện tình trạng thở nghịch thường.

- Nghe phổi: có nhiều ran ngáy ran rít, cơn nguy kịch có tình trạng phổi im.

- Nhịp tim: thở nhanh trên 120 lần/ phút, cơn nguy kịch có tình trạng nhịp chậm.

- SpO2: dưới 90%

Ngoài ra, có thể nhận biết hen phế quản cấp tính qua các dấu hiệu báo trước: chảy nước mũi, ho, hắt hơi, ngứa mũi, ngứa họng, chảy nước mắt,… Kế sau đó, người bệnh sẽ có cơn hen khó thở, khò khè, nặng tức ngực, ho nhiều, nói ngắt quãng, tím môi, lo âu, vã mồ hôi. Trường hợp nặng, người bệnh sẽ thiếu máu não vì oxy máu giảm dẫn đến mất ý thức, ngất,... hoặc tử vong. 

Kịp thời nhận biết hen phế quản cấp tính để xử trí đúng cách sẽ giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng khó thở, giảm thiểu rủi ro nguy hiểm đến tính mạng trước khi được cấp cứu tại bệnh viện.

Nhịp tim trên 120 lần/phút có thể là dấu hiệu nhận biết hen phế quản cấp tính

Nhịp tim trên 120 lần/phút có thể là dấu hiệu nhận biết hen phế quản cấp tính

2.2. Tránh nhầm lẫn hen phế quản và viêm phế quản

Không ít người nhầm lẫn viêm phế quản với hen phế quản vì không biết đến dấu hiệu nhận biết hen phế quản cấp tính. Hai bệnh lý này có những điểm khác nhau về triệu chứng như sau:

- Viêm phế quản:

+ Sốt nhẹ âm ỉ hoặc sốt cao thành cơn.

+ Ho: ban đầu là ho khan sau đó chuyển sang ho có đờm nhầy hoặc đờm màu vàng kèm mủ.

+ Với trẻ sơ sinh: bỏ bú, nôn, sụt cân, da tím tái, thở khò khè,...

- Hen phế quản:

+ Ho từng cơn, đờm trắng dính, khó khạc. Trừ khi hen phế quản bội nhiễm có thể có đờm vàng, nâu, xanh.

+ Khó thở thành cơn, nhất là khi thời tiết thay đổi và vào buổi đêm. Trung bình mỗi cơn khó thở khoảng 10 - 15 phút, thậm chí có thể kéo dài vài giờ hoặc cả ngày.

3. Cách xử trí khi phát hiện người bệnh có cơn hen phế quản cấp tính

3.1. Đối với trường hợp có cơn hen phế quản cấp

Bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh hen phế cấp cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị từ bác sĩ và tránh tiếp xúc với các yếu tố làm tăng nguy cơ gây nên đợt hen cấp tính. Trong mọi thời điểm, người bệnh cần mang theo bên mình bình thuốc cắt cơn khó thở. 

Người ở bên cạnh bệnh nhân bị hen phế quản cấp tính cần nhớ để thực hiện đúng thao tác xử trí khi người bệnh có cơn hen:

Sơ cứu kịp thời và đúng cách giúp bệnh nhân hen suyễn cấp tính được bảo vệ an toàn

Sơ cứu kịp thời và đúng cách giúp bệnh nhân hen suyễn cấp tính được bảo vệ an toàn

- Bước 1: ngay lập tức đưa người bệnh tránh xa tác nhân kích thích cơn hen khởi phát để đến nơi thoáng khí, tuyệt đối không tập trung đông người xung quanh bệnh nhân.

- Bước 2: giúp người bệnh được làm ấm cơ thể, tránh xa quạt ẩm và điều hòa.

- Bước 3: đỡ cho người bệnh ngồi lên hoặc kê gối để họ được nằm trong tư thế cao nửa người. Điều này sẽ giúp họ cảm thấy dễ thở. Không được vuốt hay xoa ngực khi người bệnh đang trong cơn hen.

- Bước 4: dùng bình xịt đặc trị xịt hít 2 nhát/lần để cắt cơn hen cho người bệnh. Sau nhát xịt này 20 phút nếu cơn hen không giảm thì xịt thêm 2 nhát nữa rồi đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu. Trường hợp người bệnh có cơn hen phế quản nặng thì sau khi xịt 2 nhát thuốc đầu tiên hãy đưa bệnh nhân đến cấp cứu tại cơ sở y tế ngay.

- Bước 5: nếu phát hiện người bệnh có biểu hiện lú lẫn, tím tái, không thể nói chuyện, vã mồ hôi,... thì cần gọi xe cấp cứu ngay. Trong thời gian chờ đợi xe cấp cứu tới nơi hãy xịt 2 nhát thuốc cắt cơn cho người bệnh hoặc nếu có thuốc giãn phế quản đường uống có thể cho người bệnh sử dụng trước.

3.2. Đối với trường hợp nghi ngờ hen phế quản cấp

Nếu đã nhận biết hen phế quản cấp tính và đang nghi ngờ có những dấu hiệu này thì tốt nhất nên khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán đúng và điều trị bệnh từ sớm.

Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số chẩn đoán cận lâm sàng sau:

- Đo chức năng hô hấp: đánh giá quá trình thông khí phổi, có căn cứ đưa ra chẩn đoán xác định và đánh giá mức độ bệnh hen phế quản cấp.

- Chụp X-quang: nhận diện đúng hen phế quản, tránh nhầm lẫn với các bệnh lý gây khó thở khác.

- Xét nghiệm máu: cho kết quả tăng bạch cầu ái toan.

- Đo nồng độ khí máu: đánh giá biến chứng hen phế quản, không có giá trị chẩn đoán xác định.

- Test kích thích phế quản: đánh giá mức độ phản ứng đường thở.

- Test dị ứng: xét nghiệm igE huyết thanh hoặc test lẩy da.

- Oxit Nitric trong khí thở ra: hen ái toan cho kết quả tăng.

Người bị hen phế quản cấp tính luôn cần mang bên mình thuốc cắt cơn, được chăm sóc, chú ý để kịp thời nhận biết sự xuất hiện của cơn khó thở để có biện pháp xử trí nhanh chóng.

Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp quý khách hàng nhận biết hen phế quản cấp tính để kịp thời hỗ trợ người bệnh đúng cách. Nếu gặp khó khăn trong tình huống nhận diện, xử trí với bệnh, quý khách có thể đưa người bệnh đến Chuyên khoa Hô hấp - Hệ thống Y tế MEDLATEC hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ an toàn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.