Tin tức

Gợi ý cách lựa chọn thực phẩm cho người tiểu đường 

Ngày 12/06/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Ly
Một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh đái tháo đường phải kể đến chế độ ăn uống thường ngày. Để tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống nhằm kiểm soát lượng đường trong máu ở mức cho phép. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu kỹ hơn về các loại thực phẩm cho người tiểu đường.

1. Vai trò của chế độ dinh dưỡng đối với người tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý bởi nó đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh:

- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp người bệnh duy trì sức khỏe. Nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thực hiện chế độ ăn uống quá kiêng khem khiến cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. 

Người tiểu đường cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý 

Người tiểu đường cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý 

- Hạn chế dẫn đến tình trạng tăng đường huyết quá mức do không nắm rõ về giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm. Ví dụ như ăn ít cơm nhưng lại ăn quá nhiều miến hay các loại khoai củ. 

- Hạn chế việc sử dụng thuốc: khi bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp kiểm soát lượng glucose máu ở mức cho phép, từ đó hạn chế được việc sử dụng thuốc không cần thiết. 

- Hạn chế được các biến chứng nguy hiểm: người bị bệnh tiểu đường rất dễ gặp phải các biến chứng cấp tính khi glucose trong máu tăng quá cao. Do đó, với việc tuân thủ chế độ ăn hạn chế glucose sẽ góp phần giảm thiểu tối đa các biến chứng xảy ra. 

2. Người tiểu đường cần tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng như thế nào? 

Trong quá trình điều trị bệnh, người tiểu đường cần đảm bảo chế độ ăn theo những nguyên tắc dinh dưỡng sau đây:

- Đủ chất béo, chất đạm, bột, đủ nước, vitamin và các khoáng chất. 

- Không làm tăng nhiều đường máu sau khi ăn.

- Không làm hạ đường máu lúc cách xa bữa ăn.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động thể lực như thường ngày

- Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý.

Tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường

Tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường

3. Thực phẩm cho người tiểu đường: nên và không nên ăn gì?

3.1. Thực phẩm tốt cho người tiểu đường

- Gạo giã rối hoặc gạo lứt.

- Lúa mạch: đây là loại thực phẩm tốt đối với người bị bệnh tiểu đường bởi có chứa cả chất xơ không hòa tan lẫn chất xơ hòa tan, hỗ trợ giảm sự gia tăng đường huyết một cách đáng kể sau bữa ăn. 

- Các loại khoai củ như cà rốt,...

- Rau xanh các loại, đặc biệt như súp lơ, bí ngô, bông cải xanh, rau diếp,... 

- Các hạt, đậu đỗ: đậu tây, đậu nành, đậu bắp,... 

- Các loại trái cây không quá ngọt như táo, cam, ổi, thanh long, bưởi,...

- Các loại sữa không đường, sữa dành riêng cho người bị tiểu đường.

- Quế: được đánh giá cao với khả năng điều tiết lượng đường huyết nên rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường. Có thể sử dụng quế với ngũ cốc, cà phê hoặc trà,...

- Cỏ cà ri: rất tốt cho người tiểu đường trong việc kiểm soát lượng đường huyết

Các loại thực phẩm cho người tiểu đường

Các loại thực phẩm cho người tiểu đường

3.2. Thực phẩm mà người tiểu đường nên tránh

- Gạo xát kỹ, miến dong.

- Khoai nướng.

- Bánh mì trắng: chứa hàm lượng carbohydrate cao dễ làm tăng mức đường huyết. 

- Đường.

- Bánh kẹo các loại.

- Nước ngọt.

- Các loại trái cây ngọt như xoài, na, nhãn, mít, dưa hấu,...

- Hạn chế đến mức thấp nhất các loại thực phẩm có chứa chất tạo ngọt như Glucose, Saccharose,...

- Mật ong: hàm lượng cao sucrose có trong mật ong có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh tiểu đường. 

Người tiểu đường nên hạn chế ăn bánh mì trắng và các loại bánh kẹo 

Người tiểu đường nên hạn chế ăn bánh mì trắng và các loại bánh kẹo 

4. Người tiểu đường nên lưu ý những gì trong chế độ ăn uống?

Bên cạnh việc lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp, người tiểu đường cũng nên có những lưu ý nhất định trong chế độ ăn uống để gia tăng hiệu quả điều trị bệnh, bao gồm:

- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành nhiều lần, bên cạnh 3 bữa chính sáng - trưa - tối thì nên thêm các bữa phụ vào khoảng thời gian giữa các bữa sáng - trưa, trưa - tối hoặc trước khi đi ngủ. Điều này giúp duy trì đường huyết ở mức ổn định, không tăng quá cao cũng như không hạ quá thấp.

- Có chế độ ăn hợp lý để duy trì cân nặng ở mức lý tưởng. Người bệnh cần theo dõi và đảm bảo sao cho cân nặng nằm trong khoảng (h2 x 20) đến (h2 x 22), trong đó h là chiều cao. 

- Thực phẩm cho người tiểu đường không nên được cắt quá nhỏ hay đun nấu quá nhừ bởi điều này khiến cho cơ thể nhanh chóng tiêu hóa, hấp thu thực phẩm dẫn đến tăng cao đường huyết sau khi ăn. 

- Chế độ ăn dành cho người tiểu đường vẫn cần đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng bằng cách bổ sung đầy đủ các chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất,... nhưng ở mức độ cho phép. 

Nên chia khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa

Nên chia khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa

5. Những quan niệm sai lầm về thực phẩm cho người tiểu đường

Hiện nay, nhiều người vẫn truyền tai nhau những quan niệm sai lầm về các loại thực phẩm cho người tiểu đường như:

- Người tiểu đường không nên ăn cơm mà chỉ nên ăn miến dong: điều này là hoàn toàn không chính xác. Cả cơm và miến dong đều nằm trong nhóm các loại thực phẩm cung cấp chất đường bột, thậm chí chỉ số đường huyết của miến dong (95) còn cao hơn cả gạo trắng (93). 

- Người tiểu đường nên ngừng ăn tinh bột: đây cũng là một quan niệm sai lầm. Thực tế, người tiểu đường vẫn cần một lượng tinh bột nhất định để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Do đó, người bệnh không nên ngừng ăn tinh bột hoàn toàn mà nên ăn ở mức độ cho phép. 

- Người tiểu đường có thể ăn mì tôm thay cơm: điều này cũng không chính xác bởi mì tôm cũng là loại thực phẩm có chứa nhiều bột đường. Những người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn mì tôm, nếu ăn thì cần thêm khoảng 150g rau xanh, 30g thịt bò hoặc 2 - 3 con tôm để cân bằng các chất dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể. 

Người tiểu đường nên ngừng ăn tinh bột là một quan niệm sai lầm

Người tiểu đường nên ngừng ăn tinh bột là một quan niệm sai lầm

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý sẽ giảm tối đa những biến chứng có thể xảy ra của bệnh tiểu đường. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và giải đáp. 

Từ khoá: tiểu đường

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.