Tin tức

Một số bệnh hô hấp thường gặp: cách nhận biết và phương pháp điều trị

Ngày 12/03/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Bệnh hô hấp là một nhóm các vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ thống hô hấp trên và dưới, có thể tái phát dễ dàng do sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Bài viết sau đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về các triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh hô hấp một cách chi tiết.

1. Nguyên nhân gây nên các bệnh hô hấp

Bệnh hô hấp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình như:

1.1. Vi khuẩn và virus

Các loại vi khuẩn và virus như: RSV, Rhinovirus, Adenovirus, vi khuẩn S. pneumoniae, vi khuẩn Chlamydophila pneumonia,... là nguyên nhân chính gây ra nhiều loại bệnh hô hấp. Những tác nhân gây bệnh này có thể lây nhiễm dễ dàng qua hít phải giọt bắn của người bệnh khi họ ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với các bề mặt có chứa mầm bệnh.

Virus, vi khuẩn là tác nhân chính gây nên bệnh hô hấp

Virus, vi khuẩn là tác nhân chính gây nên bệnh hô hấp

1.2. Tiếp xúc với chất ô nhiễm

Môi trường ô nhiễm, bao gồm khói thuốc lá, khói bụi, hóa chất công nghiệp và các chất gây kích ứng khác cũng có thể gây ra các vấn đề đối với hệ hô hấp. Những tác nhân này có thể kích thích đường hô hấp, gây ra viêm nhiễm và khó thở.

1.3. Tiếp xúc với dị ứng nguyên

Dị ứng là nguyên nhân thường gặp gây viêm mũi dị ứng và hen suyễn. Các loại dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, bụi nhà,... có thể gây ra phản ứng dị ứng trong đường hô hấp. Kết quả là sự hình thành các triệu chứng của bệnh hô hấp như sổ mũi, ho, khó thở.

1.4. Tiếp xúc với khói thuốc lá

Khói thuốc lá chứa hàng trăm chất độc hại có thể gây ra nhiều loại bệnh hô hấp, từ viêm phổi đến ung thư phổi. Dù hút thuốc lá trực tiếp hay thụ động thì vẫn có nguy cơ cao đối với các vấn đề về hô hấp.

1.5. Di truyền

Một số bệnh hô hấp như hen suyễn và viêm phế quản mạn tính, có thể được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Việc xác định được nguyên nhân gây ra bệnh hô hấp chính là căn cứ để đưa ra biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

2. Triệu chứng và phương pháp điều trị một số bệnh hô hấp thường gặp

2.1. Viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng nhu mô phổi bị viêm do các tác nhân như vi khuẩn, virus hoặc nấm hay do các tác nhân hóa học, vật lý, miễn dịch,…. gây ra. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh rất dễ diễn tiến nhanh chóng.

Triệu chứng của viêm phổi thường bao gồm sốt cao, đau ngực khi thở, ho có đờm, đờm có thể có màu xanh hoặc kèm theo máu. Người bị viêm phổi thường tăng cảm giác khó thở khi thực hiện các hoạt động vận động như leo cầu thang, đi bộ nhanh. 

Nếu không điều trị kịp thời, viêm phổi có thể gây suy hô hấp, tổn thương phổi. Các biện pháp điều trị thường được áp dụng gồm: dùng thuốc kháng sinh (với trường hợp viêm phổi do vi khuẩn), thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt và hỗ trợ hô hấp. Người bệnh cũng cần nghỉ ngơi và uống nước đầy đủ, có chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất để sức khỏe sớm hồi phục.

Bệnh viêm phổi không được điều trị sớm có thể biến chứng nguy hại đến tính mạng

Bệnh viêm phổi không được điều trị sớm có thể biến chứng nguy hại đến tính mạng

2.3. Hen suyễn

Hen suyễn là bệnh hô hấp mạn tính, đặc trưng bởi sự co thắt phế quản và tiết dịch nhầy đường hô hấp, khiến cho khả năng lưu thông không khí bị hạn chế. Bệnh thường gây ra cảm giác khó thở, ho khantức ngực.

Triệu chứng của hen suyễn thường biến đổi và có thể trở nên nghiêm trọng khi gặp các tác nhân kích thích như hơi lạnh, khói bụi hoặc các chất kích ứng. Các cơn hen thường xảy ra đột ngột và kéo dài, gây ra cảm giác không thoải mái cho người bệnh.

Để kiểm soát hen suyễn, người bệnh cần dùng thuốc giảm co thắt phế quản. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tuân thủ một chế độ sống lành mạnh, tránh tiếp xúc với các tác nhân kích thích và thực hiện các biện pháp hỗ trợ như tập thể dục đều đặn và học cách điều khiển hơi thở để kiểm soát triệu chứng. 

2.4. Viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở ống dẫn khí từ cổ họng xuống phổi. Bệnh thường gây ra bởi virus hoặc vi khuẩn, có thể tiến triển từ viêm phế quản cấp tính đến viêm phế quản mạn tính.

Triệu chứng của viêm phế quản thường gồm ho có đờm, đau ngực, khó thở và sổ mũi. Nếu triệu chứng của bệnh tiến triển nghiêm trọng có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp.

Điều trị viêm phế quản chủ yếu dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, dùng thuốc giảm co thắt phế quản cũng có thể được bác sĩ cân nhắc để cải thiện tình trạng khó thở cho người bệnh.

Khi có dấu hiệu bệnh đường hô hấp người bệnh nên khám bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán đúng và điều trị tích cực

Khi có dấu hiệu bệnh đường hô hấp người bệnh nên khám bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán đúng và điều trị tích cực

2.5. COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)

COPD là một loại bệnh hô hấp mạn tính với các triệu chứng điển hình như: khó thở, đau ngực, ho kéo dài. Những triệu chứng này có thể dần dần trở nên nghiêm trọng và gây ra khó khăn cho người bệnh trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Để kiểm soát các triệu chứng bệnh COPD, người bệnh cần duy trì một chế độ điều trị kết hợp như: sử dụng thuốc giảm co thắt phế quản, thuốc kháng viêm và điều trị tích cực các đợt cấp của bệnh. Ngoài ra, việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ như tập thể dục đều đặn và hỗ trợ hô hấp có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đặc biệt, dừng hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá và môi trường ô nhiễm cũng là những biện pháp quan trọng trong việc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh COPD và giảm nguy cơ tổn thương phổi.

Nếu có bất cứ triệu chứng nào của bệnh hô hấp, cần được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị hiệu quả, quý khách hàng có thể đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.