Tin tức
Tức ngực là biểu hiện của bệnh gì và kéo dài có nguy hiểm không?
- 21/06/2014 | Đau tức ngực đáng lo là bệnh tim mạch
- 18/06/2020 | Bác sĩ giải đáp băn khoăn: Tức ngực khó thở là bệnh gì?
1. Bị tức ngực kéo dài là biểu hiện của bệnh gì?
tức ngực hay đau ngực là tình trạng mà có lẽ ai cũng đã từng trải qua. Nếu những cơn đau, cơn tức ở ngực này không kéo dài và chỉ xuất hiện do căng thẳng, hồi hộp hay do mắc nghẹn thì thường sẽ hết sau vài ngày hoặc sau khi bạn hết căng thẳng, hết nghẹn. Tuy nhiên, tình trạng tức ở ngực kéo dài cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.
Tức ngực có thể là biểu hiện của các bệnh lý nghiêm trọng
Những nguyên nhân chính gây ra đau ở ngực gồm có bệnh lý về tim mạch, các bệnh về phổi và các bệnh lý vùng thành ngực. Trong đó, các bệnh lý về tim mạch luôn là nguyên nhân lớn nhất đe dọa đến tính mạng con người.
Dưới đây là những bệnh lý gây ra những cơn đau, tức ngực thường gặp:
- Bệnh mạch vành.
- Bóc tách động mạch chủ.
- Bệnh lý về phổi và màng phổi.
- Chấn thương ngực.
- Bệnh liên quan đến thần kinh liên sườn.
- Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Tức ngực là biểu hiện của bệnh tim mạch vành
2. Một số dạng đau tức ngực thường gặp
Đau tức ở ngực có nhiều dạng và cũng có thể là biểu hiện của nhiều loại bệnh khác nhau. Sau đây là một số dạng mà chúng ta thường gặp.
2.1. Tức ngực, khó thở
Những người bị bệnh tim mạch vành có thể sẽ gặp phải những cơn đau, tức ở ngực kèm theo khó thở. Thế nhưng hiện tượng đau tức ngực khó thở cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác mà không nhất thiết là bệnh tim. Một số các trường hợp bị tức ở ngực, khó thở có thể là do bị trào ngược dạ dày thực quản hay người bệnh bị hẹp đường hô hấp tạm thời.
Không chỉ vậy, tình trạng lo âu, căng thẳng về mặt tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tức ngực, khó thở. Sự căng thẳng, hồi hộp kéo dài sẽ khiến nhịp thở của chúng ta và gây ra các triệu chứng như thở dốc, thở ngắt, thiếu oxy.
Ngoài ra, các bệnh lý kép dài như suy gan, suy thận, rối loạn mỡ máu và đái tháo đường cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau tức ngực kèm theo khó thở.
Với tình trạng tức ở ngực kèm khó thở không liên quan đến bệnh lý, bạn chỉ cần thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập phù hợp là có thể kiểm soát được tình trạng này. Bạn nên cân bằng lại công việc, tránh căng thẳng để không còn gặp phải những con đau tức ngực như vậy.
Tức ngực, khó thở có thể liên quan đến bệnh tim, phổi
2.2. Tức ngực kèm theo khó tiêu
Tình trạng khó tiêu là những triệu chứng như chướng bụng, đầy bụng, đầy nước hoặc đầy hơi khiến ta có cảm giác chỉ muốn nôn ngay sau khi ăn. Hiện tượng đau tức ở ngực, khó tiêu còn có thể kèm theo những triệu chứng khác như hoa mắt, chóng mặt, cảm thấy khó chịu, đau âm ỉ ở dạ dày. Ngoài ra người bị tức ngực, khó tiêu cũng có thể gặp tình trạng ợ chua, ợ nóng, nóng rát thực quản.
Triệu chứng này chủ yếu là do chế độ ăn uống của bạn chưa hợp lý. Lúc này, bạn cần cân bằng lại chế độ dinh dưỡng, sử dụng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe đặc biệt là tốt cho hệ tiêu hóa như chuối, sữa chua hay đu đủ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế hoặc tránh hoàn toàn các loại đồ ăn nhanh và các món ăn chứa nhiều như dầu mỡ, các món chiên xào hoặc đồ uống có ga.
2.3. Đau tức ngực kèm theo buồn nôn
Triệu chứng đau tức ở ngực, buồn nôn thực ra không phải một loại bệnh, đôi khi nó xuất hiện do tâm lý con người. Trong một số trường hợp, triệu chứng này là biểu hiện của các bệnh như:
- Trào ngược dạ dày, thực quản.
- Các bệnh lý đường hô hấp.
- Phụ nữ trong giai đoạn đầu thai kỳ.
Với trường hợp này, bạn chỉ cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt, áp dụng lối sống lành mạnh, hạn chế chất kích thích như rượu, bia và đặc biệt là thuốc lá. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra.
Phụ nữ trong giai đoạn đầu thai kỳ cũng có thể bị tức ở ngực, buồn nôn
2.4. Tức ngực kèm theo ho
Những cơn ho kèm theo tức ở ngực là tình trạng thường gặp ở những người bị ho, cảm cúm,… Tình trạng này sẽ hết sau vài ngày khi bạn khỏi ho. Tuy nhiên hiện tượng đau tức ở ngực vào buổi sáng kèm theo những cơn ho khan, ho đờm dai dẳng dù có uống thuốc trị ho, chống viêm cũng không dứt thì bạn cần lưu ý đây có thể là biểu hiện của bệnh ung thư phổi.
Nguyên nhân của bệnh lý nguy hiểm này chủ yếu là do hút thuốc lá quá nhiều. Các chất độc hại từ thuốc là sẽ lưu lại rất lâu trong chất nhầy của phổi và gây ra ung thư. Từ đó xuất hiện các cơn đau tức ngực kèm theo ho thường xuyên, đặc biệt là vào buổi sáng sớm.
Để ngăn chặn tình trạng này, chúng ta cần giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh xa khói thuốc lá và giữ cho bầu không khi luôn trong lành. Bên cạnh đó, để không còn gặp phải tình trạng ho, tức ngực thì bạn cần điều trị dứt điểm các bệnh liên quan đến phế quản và phổi nếu có.
2.5. Tức ngực khi nuốt thức ăn
Biểu hiện tức ngực khi ăn và nuốt nếu xảy ra thường xuyên có thể là biểu hiện của ung thư thực quản. Khi gặp trường hợp này, bệnh nhân sẽ không có triệu chứng gì cụ thể hoặc chỉ là những cơn đau ở ngực khi nuốt thức ăn sẽ kéo dài dai dẳng không rõ nguyên nhân.
Nếu các triệu chứng trở nên nặng hơn khiến người bệnh cảm thấy đau thắt vùng ngực, cảm thấy có vật cản trong cổ, không thể nuốt thức ăn thì bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức. Tình trạng bệnh ban đầu sẽ khiến bệnh nhân bị nghẹn với thức ăn to, sau đó những thức ăn nhỏ hay thậm chí là cháo cũng có thể gây nghẹn khi bệnh tiến triển nặng.
3. Khi bị đau tức ngực cần làm gì?
Khi bị đau tức ở ngực, điều đầu tiên bạn cần làm đó là dừng mọi hoạt động và nghỉ ngơi, không gắng sức hay làm việc nặng nhọc. Nếu như những cơn đau và tức ở ngực xảy ra thường xuyên thì bạn cần đến các trung tâm y tế để khám và điều trị nếu cần. Bạn cần xác định được những cơn đau kéo dài là do đâu, từ đó mới có hướng điều trị phù hợp.
Các trường hợp bị đau tức ngực do bệnh lý về tim mạch, bệnh nhân cần phải hết sức thận trọng trong sinh hoạt, luôn tuân thủ những nguyên tắc bác sĩ đề ra và áp dụng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý như bác sĩ yêu cầu.
Cuối cùng, MEDLATEC khuyên bạn đừng bao giờ chủ quan trước các bệnh lý liên quan đến những cơn đau tức ngực. Nếu gặp tình trạng này kéo dài, hãy đi khám càng sớm càng tốt để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của bản thân. Cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!