Tin tức

Siêu âm sỏi niệu quản có vai trò gì? Quy trình thực hiện phương pháp

Ngày 04/11/2023
KTV Nguyễn Huy Bách
Sỏi niệu quản là bệnh lý gây bít tắc đường tiểu, có thể gây đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân. Siêu âm sỏi niệu quản là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán bệnh sỏi niệu quản hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về phương pháp này, mời bạn đọc cùng theo dõi.

1. Thế nào là sỏi niệu quản?

 Siêu âm sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Niệu quản có cấu tạo dạng đường ống dài khoảng 25cm, có chức năng dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Càng gần bàng quang thì đường ống này càng hẹp lại.

Sỏi niệu quản thường do sỏi từ thận di chuyển xuống niệu quản, làm cản trở dòng nước tiểu di chuyển từ thận xuống bàng quang. Khi nước tiểu bị ứ đọng lâu ngày sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như: giãn đài bể thận, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy thận,...

1.1 Các biểu hiện của bệnh sỏi niệu quản

 Siêu âm sỏi niệu quản

Đau lưng là 1 biểu hiện của sỏi niệu quản.

  • Đau nhiều ở thắt lưng và vùng hông: Khi bệnh nhân hoạt động quá sức sẽ dẫn đến các cơn đau quặn thận. Cơn đau có thể kéo dài vài phút đến hàng giờ. Cơn đau trải dài từ hố lưng sau đó lan xuống vùng bụng dưới cuối cùng chạy xuống vùng bộ phận sinh dục.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt: Sỏi niệu quản khi có kích thước lớn, góc cạnh sẽ cản trở sự lưu thông dòng chảy nước tiểu. Điều này khiến tình trạng tiểu tiện rất khó khăn, đi nhiều lần không hết và có thể gây đau đớn.
  • Nước tiểu đục kèm theo máu: Khi sỏi cọ xát làm chảy máu niệu quản sẽ khiến nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ của máu. Khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu thì nước tiểu sẽ có váng và kèm mùi hôi khó chịu.
  • Buồn nôn: tình trạng này do sỏi niệu quản chèn ép vào một số dây thần kinh liên kết với đường tiêu hoá. Lâu ngày có thể nhiễm trùng ngược lên thận rất nguy hiểm.
  • Người ớn lạnh, sốt cao: đây là biểu hiện của sự nhiễm trùng niệu quản, bàng quang hoặc thận. Bệnh nhân cần đi khám kịp thời để tránh tình trạng bệnh tình xấu đi.

1.2 Các biến chứng của sỏi niệu quản

 Siêu âm sỏi niệu quản

Nhiều bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu do sỏi niệu quản.

  • Viêm đường tiết niệu: sỏi cọ xát làm chảy máu niệu quản, hạn chế dòng chảy làm nước tiểu không được lưu thông tốt sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Gây ứ nước trong thận, làm giãn đài bể thận: sỏi niệu quản làm tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang khiến thận bị ứ nước. Tình trạng này kéo dài sẽ làm giãn đài bể thận.
  • Gây suy thận:khi sỏi làm bít tắc cả 2 bên niệu quản sẽ dẫn đến suy thận cấp. Thận bị tổn thương lâu ngày các tế bào thận không phục hồi được sẽ dẫn đến suy thận mạn.

2. Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán sỏi niệu quản

Siêu âm sỏi niệu quản là một trong những phương pháp hiệu quả , sử dụng hình ảnh để chẩn đoán phát hiện sỏi. Do đó, vai trò của siêu âm giúp phát hiện sỏi, xác định vị trí sỏi và mức độ ảnh hưởng của sỏi đối với hệ tiết niệu là rất lớn.

Dựa vào kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ đánh giá được:

  • Số lượng và kích thước của sỏi.
  • Vị trí của sỏi niệu quản.
  • Các tổn thương ở nhu mô thận.
  • Chức năng lưu thông của thận thông qua kích thước thận và niệu quản.
  • Mức độ giãn đài bể thận và các khu vực tổn thương đài bể thận.
  • Phát hiện các biến chứng sớm quanh thận.

 Siêu âm sỏi niệu quảnHình ảnh sỏi niệu quản trái gây giãn đài bể thận và niệu quản

3. Quy trình thực hiện siêu âm sỏi niệu quản

3.1 Trước khi siêu âm sỏi niệu quản

Nhiều bệnh nhân thắc mắc có cần nhịn ăn và nhịn tiểu trước siêu âm không? Câu trả lời được giải thích như sau:

  • Người bệnh nên nhịn ăn từ 6-8h trước khi siêu âm. Vì vậy nên siêu âm vào buổi sáng là tốt nhất khi bụng còn rỗng.
  • Trước khi siêu âm bệnh nhân nên uống nhiều nước và nhịn tiểu. Điều này giúp bàng quang căng lên giúp cho hình ảnh siêu âm được chính xác nhất.

3.2 Trong khi siêu âm sỏi niệu quản

 Siêu âm sỏi niệu quản

Siêu âm sỏi niệu quản không gây đau đớn cho bệnh nhân

Siêu âm sỏi niệu quản diễn ra khá nhanh. Bệnh nhân được hướng nằm ngửa trên bàn khám, vén phần áo qua bụng để bác sĩ dễ thao tác.

Sau đó bác sĩ sử dụng 1 gel chuyên dụng bôi vào vùng bụng dưới của bệnh nhân rồi dùng máy đầu dò chuyên dụng tì sát vào vùng da đã bôi gel. Đầu dò được bác sĩ di chuyển liên tục khắp vùng cần kiểm tra để bác sĩ quan sát và ghi lại các hình ảnh chẩn đoán.

3.3 Sau khi siêu âm sỏi niệu quản

Sau khi siêu âm xong, bạn được nhân viên y tế đưa khăn để lau sạch vùng bôi gel. Sau đó bạn chỉnh lại trang phục và ra ngoài đợi kết quả. Kết quả siêu âm sỏi niệu quản sẽ được trả trong ngày nên bạn không cần ở lại qua đêm.

Sau khi siêu âm xong bạn có thể ăn uống, sinh hoạt lại bình thường.

4. Tổng kết

Siêu âm sỏi niệu quản là một trong những phương pháp phát hiện kịp thời sỏi, tránh biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Phương pháp này rất dễ thực hiện, không gây đau đớn, phù hợp cho cả trẻ em và các bệnh nhân khó hợp tác khác.

Khi bạn có dấu hiệu sỏi của niệu quản, bạn có thể đến ngay các cơ sở uy tín như Medlatec để được tư vấn và điều trị kịp thời. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, Medlatec cam kết đem đến chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bệnh nhân.

Để được tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng như tình trạng bệnh lý của mình, Quý khách hàng có thể đến trực tiếp các cơ sở hoặc liên hệ qua các hình thức dưới đây để được hỗ trợ:

Tổng đài: 1900 565656 | Hoặc: 0846 248 000

Website: medim.vn. 

- Email: Info@medim.vn.

Địa chỉ cơ sở: https://medlatec.vn/he-thong-medlatec-benh-vien

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.