Tin tức

Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia - cách dùng và xử trí khi quá liều

Ngày 02/05/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Khi bị nhiệt miệng, bạn có thể bôi thuốc Oracortia để giảm sưng đau, nóng rát, viêm nhiễm. Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Thay vào đó là tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

1. Thành phần và tác dụng

Oracortia được sản xuất bởi Công ty TNHH Thai Nakorn Patana Việt Nam, bào chế dạng thuốc gel đặc bôi, đóng gói trong tuýp 5g hoặc gói nhỏ 1g.

Thành phần

Triamcinolone acetonide là thành phần chính trong thuốc Oracortia. Thành phần này có tác dụng làm giảm triệu chứng viêm nhiễm xảy ra trong khoang miệng, đồng thời, hỗ trợ điều trị các tổn thương có dạng loét do chấn thương. Ngoài thành phần hoạt chất chính này thì Oracortia còn chứa tá dược vừa đủ, bao gồm gelatin, natri carboxymethylcellulose, tinh dầu bạc hà, pectin, hydrocarbon gel.

Tác dụng

Oracortia là thuốc dạng gel đặc được dùng trong khoang miệng để điều trị các bệnh lý về miệng, đặc biệt là nhiệt miệng. Theo đó, thành phần triamcinolone acetonide có trong thuốc sẽ làm chậm quá trình tiến triển cũng như lan rộng của phản ứng viêm, qua đó, giúp người bệnh cảm thấy bớt đau rát, sưng tấy và khó chịu, nhất là trong hoạt động ăn uống hay trò chuyện, giao tiếp.

Ngoài ra, cũng có thể dùng Oracortia cho vết thương bị lở loét. Thuốc được hấp thu ngay sau khi bôi, giúp phòng ngừa viêm nhiễm hiệu quả, ngăn chặn các biến chứng nặng. 

Oracortia là thuốc gel đặc dạng bôi, giúp làm giảm triệu chứng viêm nhiễm trong khoang miệng

Oracortia là thuốc gel đặc dạng bôi, giúp làm giảm triệu chứng viêm nhiễm trong khoang miệng

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc

Bạn cần tuân thủ về liều dùng và cách dùng để thuốc Oracortia phát huy tối đa tác dụng.

Liều dùng

Liều dùng Oracortia có thể khác nhau ở mỗi người, tùy tình trạng bệnh. Nhưng thường thì bạn sẽ bôi một lớp thuốc mỏng lên vùng da cần điều trị, mỗi ngày khoảng 1 - 2 lần hoặc tăng lên 3 lần nếu bị nặng. Nếu dùng trong thời gian dài thì bôi với liều lượng ít nhất có thể. Nói chung, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp nhất dành cho bạn.

Cách dùng

Oracortia là thuốc gel đặc dạng bôi dùng ngoài. Khi dùng trong miệng thì bạn nên đánh răng và làm sạch răng miệng trước, sau đó dùng tăm bông thấm thuốc và bôi vào vết nhiệt miệng. Bôi nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh khiến vết nhiệt miệng bị đau và tổn thương thêm. Thời điểm bôi thuốc tốt nhất là sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ để đảm bảo thuốc được tiếp xúc lâu nhất với vết thương.

Đối với vết thương lở loét do chấn thương ở vị trí nếp gấp, dễ ma sát hay thường xuyên cọ sát với quần áo thì bạn vệ sinh vết thương trước, sau đó bôi thuốc lên và có thể dùng băng gạc để che kín lại, tránh trường hợp thuốc bị trôi đi hết. Không dùng Oracortia để bôi lên vùng mặt. 

Nên đánh răng súc miệng sạch sẽ trước khi bôi thuốc Oracortia

Nên đánh răng súc miệng sạch sẽ trước khi bôi thuốc Oracortia

3. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Oracortia

Thuốc bôi ngoài Oracortia tiềm ẩn một số tác dụng phụ, tương tác thuốc nên bạn cần nắm được những lưu ý quan trọng sau khi sử dụng.

Tác dụng phụ 

Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng Oracortia là teo da, khiến da bị rạn và mỏng, nổi ban đỏ,… Tình trạng này hay xảy ra ở vùng da nếp gấp. Những tác dụng phụ khác hiếm gặp hơn là tăng huyết áp, tăng đường huyết; đau mỏi cơ, loãng xương; đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp; vết thương rộng và khó lành hơn; rối loạn kinh nguyệt,…

Tương tác thuốc

Sử dụng Oracortia đồng thời với các thuốc sau có thể làm gia tăng tác dụng phụ, do đó, bạn cần trao đổi với bác sĩ nếu đang sử dụng các loại thuốc điều trị bên dưới. 

  • Dùng chung với các thuốc chứa corticoid sẽ gây ức chế miễn dịch quá mức.
  • Dùng chung với các thuốc giảm đau, chống viêm không Steroid (NSAIDS) làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Dùng chung với thuốc chống đông máu Warfarin làm tăng tác dụng chống đông máu dẫn đến nguy cơ cao bị xuất huyết. 
  • Làm giảm tác dụng điều trị của các loại thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ đường huyết, thuốc lợi tiểu.

Đối tượng sử dụng đặc biệt

Không dùng thuốc cho người bị nhiễm nấm, herpes, khối u mới mọc, mụn trứng cá đỏ, loét hạch, bạch biến và trẻ dưới 1 tuổi. Bên cạnh đó, bản chất là thuốc dạng corticoid nên cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Nên cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro trước khi sử dụng. Còn đối với người lái xe hay vận hành máy móc thì có thể dùng Oracortia vì thuốc không tác động lên hệ thần kinh.

Không bôi Oracortia lên mặt hay vùng da bị nhiễm trùng do mụn

Không bôi Oracortia lên mặt hay vùng da bị nhiễm trùng do mụn 

Xử trí khi quên liều hoặc quá liều

Oracortia không gây ra các tác dụng quá nghiêm trọng khi quên liều hay quá liều. Nếu quên liều thì bạn có thể bôi ngay lúc nhớ hoặc bỏ qua nếu gần với liều kế tiếp. Nếu quá liều thì có thể gặp một vài triệu chứng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt nhưng thường thì những triệu chứng này cũng mau chóng biến mất.

Nhưng cũng cần lưu ý là sử dụng quá liều (liều lượng lớn trong thời gian dài trên vùng da rộng) có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ và khiến vết thương lâu lành hơn do tình trạng ức chế miễn dịch. 

Bảo quản thuốc

Sau khi dùng Oracortia thì cần đậy kín nắp tuýp thuốc và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C. Tránh để sản phẩm ở nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp hoặc gần tầm tay của trẻ em. Nếu thuốc bị hết hạn hoặc có dấu hiệu hỏng hóc thì không nên sử dụng. 

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách sử dụng thuốc Oracortia. Tuy nhiên, những thông tin này chỉ mang tính tham khảo, trước khi sử dụng bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ. Đồng thời, trong khi dùng thuốc, nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, ưu tiên thực phẩm mềm và thanh mát; tránh xa đồ cay nóng hay bia rượu, thuốc lá để tình trạng bệnh được cải thiện tích cực.

Tránh xa thuốc lá, rượu bia trong khi điều trị nhiệt miệng bằng thuốc Oracortia

Tránh xa thuốc lá, rượu bia trong khi điều trị nhiệt miệng bằng thuốc Oracortia

Nếu đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín để chăm sóc sức khỏe, bạn có thể lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để được tư vấn thêm về dịch vụ của MEDLATEC hoặc đặt lịch thăm khám tại bệnh viện, bạn có thể gọi đến số 1900 56 56 56, Tổng đài viên sẽ hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.