Tin tức

Thuốc dạ dày cho bà bầu và những lưu ý khi sử dụng

Ngày 04/02/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Mẹ bầu cần hạn chế dùng thuốc. Tuy nhiên, một số bà bầu rất muốn dùng thuốc vì quá khó chịu với cơn đau dạ dày. Vậy bà bầu bị đau dạ dày có cần uống thuốc không? Thuốc dạ dày cho bà bầu gồm những loại nào và cần lưu ý gì khi sử dụng?

1. Vì sao bà bầu bị đau dạ dày?

Tình trạng đau dạ dày ở mẹ bầu có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau, dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất: 

Tử cung giãn nở gây kích thích dạ dày và dẫn đến đau dạ dày ở mẹ bầu

Tử cung giãn nở gây kích thích dạ dày và dẫn đến đau dạ dày ở mẹ bầu

- Do ốm nghén: Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu thường bị ốm nghén với biểu hiện buồn nôn. Những cơn buồn nôn gây khó chịu, kích thích dạ dày co bóp và cuối cùng gây đau và tăng tiết dịch vị dạ dày. 

- Căng thẳng: Bà bầu thường nhạy cảm và dễ bị căng thẳng. Tình trạng này chính là nguyên nhân khiến nhu động ruột giảm và đồng thời axit trong dạ dày bị bài tiết quá mức khiến cho mẹ bầu bị đau dạ dày. 

- Thay đổi chế độ ăn uống khi mang thai, chẳng hạn như thèm chua nhiều hơn, hay thèm ăn vặt, ăn không đúng bữa,... Đây là những thói quen ăn uống làm tăng nguy cơ đau dạ dày. 

- Giãn nở tử cung: Từ tháng thứ 4 trở đi, tử cung của mẹ bầu sẽ ngày càng giãn nở do thai nhi phát triển ngày càng lớn, gây kích thích dạ dày và làm tăng nguy cơ đau dạ dày. 

- Nội tiết tố bất thường: Khi mang thai, Progesterone của chị em tăng, dạ dày co bóp và tiết dịch nhiều hơn. Từ đó, mẹ bầu tăng nguy cơ phải đối mặt với cơn đau dạ dày. 

2. Triệu chứng đau dạ dày ở bà bầu

Chứng đau dạ dày ở mẹ bầu khá giống biểu hiện ốm nghén, dưới đây là những lưu ý để chị em có thể nhận biết sớm tình trạng bệnh:

Mẹ bầu thường xuyên buồn nôn có thể là do vấn đề ở dạ dày

Mẹ bầu thường xuyên buồn nôn có thể là do vấn đề ở dạ dày

- Buồn nôn: Biểu hiện nay dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng ốm nghén trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Nguyên nhân gây buồn nôn do đau dạ dày là tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

- Đau dạ dày: Đặc điểm những cơn đau dạ dày là đau quặn vùng bụng trên rốn.. Cơn đau thường xuất hiện khi đói bụng hoặc sau khi ăn no. 

- Nóng rát thượng vị: Thường xuất hiện trong tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 của thai kỳ. 

- Hiện tượng chướng bụng: Triệu chứng này rất thường gặp. Tình trạng chậm tiêu hóa thức ăn do mắc bệnh dạ dày khiến thức ăn bị ứ lại trong đường tiêu hóa và gây ra đầy hơi. 

- Chán ăn: Tình trạng này cần được khắc phục sớm để tránh tình trạng mẹ bầu bị mệt mỏi, suy nhược, thai nhi nhẹ cân. 

- Phân lẫn máu: Nếu bị chảy máu trong dạ dày thì mẹ bầu có thể gặp phải triệu chứng phân lẫn máu. 

3. Các loại thuốc đau dạ dày cho bà bầu

3.1. Mẹ bầu bị đau dạ dày có được dùng thuốc không?

Khi mang thai, chị em nên hạn chế sử dụng thuốc để tránh gây hại cho sức khỏe của bản thân và thai nhi. 

Mẹ bầu nên hạn chế dùng thuốc

Mẹ bầu nên hạn chế dùng thuốc

Để kiểm soát những cơn đau bụng, đầy bụng do bệnh dạ dày, mẹ bầu có thể áp dụng những biện pháp tự nhiên như uống trà gừng, uống mật ong, nghệ,... Tuy nhiên, đối với những trường hợp bị đau dạ dày khi mang thai và bệnh đang tiến triển nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ bầu thì chị em có thể dùng một số loại thuốc giúp giảm triệu chứng bệnh. Lưu ý, chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

3.2. Một số loại thuốc trị đau dạ dày cho bà bầu

- Thuốc Yumangel: Tác dụng của loại thuốc này là giảm tiết axit dạ dày, giảm chứng buồn nôn, ợ nóng hay ợ chua đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày. 

Cách dùng: Uống trực tiếp trước ăn khoảng 30 phút hoặc uống sau ăn 1 đến 2 giờ. Mỗi lần dùng 1-2 gói. Dùng 2 đến 4 gói trong một ngày. 

- Thuốc Sucralfate: Loại thuốc này giúp mẹ bầu cải thiện chứng bệnh dạ dày, giảm đau dạ dày khá hiệu quả. 

Cách sử dụng: Dùng trước ăn 1 giờ với liều dùng 4g/ngày. 

- Thuốc Gastropulgitel: Giúp mẹ bầu cải thiện chứng ợ chua, ợ nóng, đau thượng vị và giảm bớt tình trạng khó tiêu. 

Cách dùng: Nên dùng trước ăn 30 phút hoặc sau ăn khoảng 1 giờ. Dùng khoảng 2 đến 4g mỗi ngày. Khi dùng cần pha loãng thuốc với nửa cốc nước. 

- Thuốc Omeprazol: Giảm đau, giảm tiết axit trong dạ dày, giảm ợ nóng. Nên dùng từ 10 đến 40mg/ngày và sử dụng trong vòng 2 đến 8 tuần, phụ thuộc vào mức độ bệnh. 

- Thuốc Pepsane: Loại thuốc này giúp mẹ bầu giảm cảm giác khó chịu do đau dạ dày, ăn uống ngon miệng hơn, giúp tiêu hóa tốt hơn,... Nên uống trước ăn 15 đến 30 phút. Mỗi ngày dùng từ 1 đến 3g và uống trực tiếp để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

3.3. Lưu ý khi dùng thuốc

- Mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc.

- Dùng thuốc theo đúng liều lượng của bác sĩ kê đơn. 

- Nếu trong quá trình dùng thuốc có dấu hiệu bất thường thì cần đi khám sớm. 

Mẹ bầu nên thường xuyên đi khám để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi

Mẹ bầu nên thường xuyên đi khám để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi

Những thông tin về một số loại thuốc đau dạ dày cho bà bầu nêu trên chỉ mang tính tham khảo. Chị em nên hạn chế dùng thuốc và chỉ sử dụng nếu bắt buộc, đồng thời cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Bên cạnh đó, nên chú trọng đến việc bổ sung thực phẩm đa dạng, ăn uống khoa học đúng cách, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để tránh gây quá tải cho dạ dày mà vẫn đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Đặc biệt, nên đi khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe và tình trạng phát triển của thai, đảm bảo bảo có một thai kỳ khỏe mạnh.

Nếu có biểu hiện nghi ngờ bệnh dạ dày hoặc những vấn đề sức khỏe khác và có nhu cầu đặt lịch khám, mẹ bầu có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, các tổng đài viên sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.