Tin tức

Vỡ bàng quang: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý và phòng tránh

Ngày 11/12/2023
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Vỡ bàng quang gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể khiến người bệnh tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bàng quang bị vỡ? Làm thế nào để điều trị và phòng tránh vỡ bàng quang hiệu quả nhất? Lời giải đáp cho tất cả những câu hỏi này sẽ có trong phần tổng hợp kiến thức y khoa sau đây của MEDLATEC.

1. Tìm hiểu chung về tình trạng vỡ bàng quang 

Bàng quang có nhiệm vụ chứa nước tiểu và thường có dạng hình cầu. Bộ phận này nằm trong tiểu khung, phía ngoài phúc mạc. 

Sức chứa trung bình của bàng quang ở người trưởng thành dao động từ 250-350ml

Sức chứa trung bình của bàng quang ở người trưởng thành dao động từ 250-350ml

Ở người trưởng thành, sức chứa trung bình của bàng quang là từ 250ml đến 350ml. Phần thành của bàng quang tập trung nhiều collagen, có khả năng đàn hồi linh hoạt. Chính bởi vậy, sức chứa tối đa có thể tăng khoảng 300% so với ngưỡng trung bình. 

Chấn thương bàng quang dẫn đến hiện tượng vỡ hoặc thủng chia thành 3 dạng cơ bản. Bao gồm:

  • Vỡ bàng quang trong phúc mạc: Chấn thương trực tiếp tại vùng bụng phía dưới rốn, bàng quang trong trạng thái đầy nước. Lúc này, khu vực thành bàng quang tương đối mỏng, đặc biệt là vị trí đỉnh. Trường hợp xuất hiện lực tác động mạnh, khu vực dưới rốn, bàng quang dễ bị vỡ tại vị trí đỉnh, khiến phúc mạc bị rách, nước tiểu xâm nhập vào trong ổ phúc mạc. 
  • Vỡ bàng quang ngoài phúc mạc: Khi bàng quang không chứa nhiều nước, vùng cổ bàng quang tương tự như một điểm cố định liên kết cùng một số bộ phận xung quanh, hình thành sàn cố định bám vào vùng xương chậu. Trường hợp xương chậu bị gãy, dây chằng đứt dễ khiến bàng quang bị rách, nước tiểu chảy ra bên ngoài phúc mạc. 
  • Vỡ bàng quan kết hợp: Xuất hiện chấn thương kết hợp cả bên ngoài và bên trong phúc mạc. 

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vỡ bàng quang 

Vỡ hay chấn thương bàng quang chủ yếu xảy ra trong trường hợp cơ thể bị va chạm mạnh, chịu tác động lực đến bàng quang. Chẳng hạn như tai nạn xe cộ, bị vật nhọn đâm, cơ thể rơi từ trên cao xuống, lượng nước tiểu trong bàng quang quá nhiều,...

Vỡ bàng quang do yếu tố tự phát hiếm khi xảy ra nhưng tỷ lệ tử vong lại khá cao, có thể liệt kê một số nguyên nhân như:

  • Đường tiết niệu bị nhiễm trùng. 
  • Các bệnh lý ác tính. 
  • Thói quen lạm dụng rượu bia. 
  • Biến chứng từ sỏi tiết niệu và bàng quang. 
  • Bệnh lý bí tiểu mạn tính. 
  • Phụ nữ sinh thường bằng đường âm đạo. 

Tình trạng bí tiểu mạn tính có thể dẫn đến vỡ bàng quang

Tình trạng bí tiểu mạn tính có thể dẫn đến vỡ bàng quang

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện một số thủ thuật như phẫu thuật vùng xương chậu, tiến hành đặt ống niệu đạo,... cũng có nguy cơ dẫn đến vỡ bàng quang. 

3. Triệu chứng cho thấy cơ thể bị vỡ bàng quang

Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau một yếu tố nguy cơ tại vùng hạ vị: chấn thương vùng khung chậu, bàng quang,... Vỡ bàng quang dễ dẫn đến sốc chấn thương kèm với đó là một số triệu chứng đặc trưng như:

  • Rất buồn đi tiểu nhưng lại không thể bài tiết nước tiểu như bình thường hoặc chỉ rỉ ra một chút. 
  • Xuất hiện cơn đau tại vùng hạ vị. 
  • Nước tiểu không ra hoặc ra rất ít ngay cả khi đã đặt anode. 
  • Phát hiện tổn thương tại vùng bàng quang khi thực hiện chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang tiêm thuốc cản quang, siêu âm
  • Nước tiểu lẫn máu. 

Người bị vỡ bàng quang thường xuất hiện cơn đau tại vùng hạ vị

Người bị vỡ bàng quang thường xuất hiện cơn đau tại vùng hạ vị

4. Phương pháp xử lý vỡ bàng quang

Để hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm, bảo vệ tính mạng cho người bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện các kỹ thuật xử lý phù hợp, cấp cứu kịp thời. 

4.1. Chống sốc ban đầu 

Khi bị vỡ bàng quang, người bệnh thường bị sốc. Chính bởi vậy mà trong quá trình cấp cứu, bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp chống sốc. Trong suốt thời gian cấp cứu, những chỉ số liên quan đến nhịp thở, chỉ số huyết áp,... đều được theo dõi chặt chẽ. 

4.2. Xử lý vỡ bàng quang trong phúc mạc 

Nếu người bệnh bị thủng bàng quang trong phúc mạc, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật vùng bụng để khâu lại vị trí bàng quang bị rách, đồng thời kiểm tra kỹ hơn những khu vực tổn thương trong ổ bụng, tiến hành dẫn lưu bàng quang nếu cần thiết. 

Người bị vỡ bàng quang trong phúc mạc thường được chỉ định phẫu thuật

Người bị vỡ bàng quang trong phúc mạc thường được chỉ định phẫu thuật

Ngoài ra, đôi khi, bác sĩ sẽ nội soi ổ bụng để tiến hành khâu bàng quang. Kỹ thuật giảm tỷ lệ tỷ vong hơn so với khi mổ phanh nhưng chỉ áp dụng trong một số trường hợp. 

4.3. Xử lý vỡ bàng quang ngoài phúc mạc 

Trường hợp người bệnh bị vỡ bàng quang ngoài phúc mạc, xuất hiện nhiều tổn thương, bác sĩ cũng thường lựa chọn phương án phẫu thuật. Sau khi tiến hành phẫu thuật mở bụng, bác sĩ sẽ khâu lại phần lỗ thủng trên bàng quang. 

Nếu tình trạng vỡ bàng quang ngoài phúc mạc không quá nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được điều trị nội khoa. Theo đó, bệnh nhân được đặt ống thông niệu đạo lưu, kết hợp dùng kháng sinh liều cao trong khoảng thời gian 1 đến 2 tuần. 

Sau thời gian điều trị, bệnh nhân sẽ được theo dõi kỹ để kiểm tra mức độ tiến triển. Nếu bàng quang vẫn thoát nước, bác sĩ mới tiến hành phẫu thuật để khâu lại lỗ thủng. 

Đối với những trường hợp chấn thương bàng quang phức tạp, việc khâu bàng quang cần xử lý càng sớm càng tốt nhằm hạn chế tổn thương lan rộng đến vùng hậu môn, trực tràng

5. Cách để phòng tránh tình trạng vỡ bàng quang 

Muốn hạn chế tình trạng bàng quang bị vỡ, bạn cần tránh các chấn thương bên ngoài và không để bàng quang quá đầy nước. 

  • Phòng tránh chấn thương: Nếu làm việc trong môi trường nguy hiểm, bạn phải mang đồ bảo hộ đầy đủ. Ngoài ra trong quá trình tham gia giao thông, bạn cần tuân thủ quy định về luật giao thông như tốc độ, đội mũ bảo hiểm, không điều khiển phương tiện nếu đã uống rượu bia, không đi ngược chiều. 
  • Không để bàng quang quá đầy nước: Trong mọi trường hợp, bạn không nên nhịn tiểu lâu, đặc biệt là khi uống rượu bia. Trước khi đi tàu xe, bạn hãy cố gắng đi tiểu trước. 

Bạn không nên cố nhịn tiểu

Bạn không nên cố nhịn tiểu

Vỡ bàng quang dễ gây ra biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu không được cấp cứu sớm. Do đó, ngay khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bị tổn thương bàng quang, bạn cần tìm đến hệ thống cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tiết niệu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để kiểm tra. 

Hệ thống Y tế MEDLATEC có chi nhánh hoạt động tại hầu khắp các tỉnh thành. Dịch vụ thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán và chăm sóc sức khỏe tại đây được khách hàng đánh giá cao bởi những ưu điểm nổi bật như:

  • Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, nhân viên y tế giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm đảm bảo phục vụ việc thăm khám và tư vấn điều trị cho mọi khách hàng. 
  • Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP từ Hội Bệnh học Hoa Kỳ, đủ điều kiện triển khai nhiều loại hình phân tích xét nghiệm, từ cơ bản cho đến phức tạp. 
  • Hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, máy chụp X-quang, nội soi, máy CT Scan, máy MRI,... được nhập khẩu trực tiếp từ Thụy Sĩ và Hoa Kỳ. 

Tình trạng vỡ bàng quang rất nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời. Để được tư vấn kỹ hơn hoặc đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ với MEDLATEC qua đường dây hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.