Tin tức

Chụp ct phổi ở đâu?

Ngày 28/02/2024
KTV Mai Tiến Trường
Hiện nay các bệnh lý liên quan đến hô hấp được nhiều người quan tâm trong đó đặc biệt là các bệnh lý về phổi. Tại Việt Nam tỷ lệ ung thư ở phổi đứng thứ hai chỉ sau ung thư gan. Do vậy các phương tiện chẩn đoán các bệnh lý ở phổi ngày càng hiện đại, chính xác mang lại nhiều giá trị chẩn đoán cho bác sĩ. Một trong số phương pháp chẩn đoán hình ảnh vượt trội hơn đó là CT phổi.

Chụp CT phổi là gì?

Chụp CT (Computed Tomography) hay còn được gọi là cắt lớp vi tính xuất hiện từ năm 1970 tới nay ngày càng phổ biến và được sử dụng rộng rãi để chẩn đoán các bệnh lý. Khi chụp CT tia X được chiếu qua cơ thể và tới đầu thu nhận (Detector). Trong chụp CT phổi tia X chiếu qua phổi tới các tấm thu nhận dữ liệu, các dữ liệu này được truyền tới máy tính và được máy tính xử lý hiện thị dưới dạng hình ảnh. Thông qua hình ảnh các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh thực hiện đọc phim và đưa ra chẩn đoán.

Đây là một phương pháp không xâm lấn và không gây đau khi chụp. Với sự phát triển của công nghệ các thế hệ máy MSCT (Multislice Computed Tomography) ra đời cung cấp hình ảnh CT phổi chi tiết, phân giải cao làm rút ngắn thời gian thăm khám, mang tới hiệu quả trong chẩn đoán.

chụp ct phổi

Hình ảnh máy chụp CT

Khi nào cần chụp CT phổi?

Chụp CT phổi là một chỉ định cận lâm sàng được đưa ra bởi bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Các trường hợp phổ biến khi chụp CT phổi là:

  • Kiểm tra, đánh giá các bất thường được phát hiện khi chụp X-Quang ngực thường quy
  • Tìm nguyên nhân và điều trị khi có các triệu chứng như ho, sốt, khó thở, tức ngực, ho ra máu, khó nuốt thức ăn…
  • Người cao tuổi có tiền sử hút thuốc lá thường xuyên, lâu năm có nguy cơ cao mắc các bệnh lý ở phổi
  • Những người sống hay làm việc trong môi trường phóng xạ, khói bụi hay các chất hoá học độc hại
  • Người bị chấn thương vùng ngực nghi ngờ ảnh hưởng đến phổi như tràn khí, tràn dịch…
  • Trong gia đình có người nhà tiền sử bị ung thư phổi
  • Kiểm tra, tầm soát khi bất thường xét nghiệm các Marker ung thư phổi
  • Đánh giá giai đoạn, tình trạng ung thư phổi và mức độ di căn tới các cơ quan lân cận như xương, cột sống, phần mềm… hoặc từ các cơ quan khác di căn tới phổi
  • Chẩn đoán, đánh giá sau điều trị lao phổi
  • Kiểm tra sau điều trị các bệnh lý ở phổi
  • Chẩn đoán các bệnh lý về mạch máu phổi như huyết khối, dị dạng…
  • Theo dõi các tổn thương ở phổi theo định kỳ được khuyến cáo
  • Kiểm tra sức khoẻ định kỳ bằng CT phổi liều thấp thay vì chụp X-Quang ngực thường quy. Do phát triển công nghệ máy chụp CT mà CT phổi liều thấp mang lại nhiều giá trị hơn phim X-Quang và liều mà người bệnh nhận vào rất thấp.

chụp ct phổi

chụp ct phổi

Hình ảnh các bệnh lý ở phổi

Những lưu ý khi chụp CT phổi là gì?

Những trường hợp cẩn trọng khi chụp CT phổi:

  • Phụ nữ có thai theo khuyến cáo không nên chụp CT phổi do chụp CT phổi dùng tia X. Trong trường hợp thật sự cần thiết thì phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh được giải thích kỹ càng về các nguy cơ với tia X và phải có sự đồng ý của người bệnh hoặc gia đình.
  • Khi chụp CT phổi cần tiêm thuốc cản quang cần khai khác kỹ tiền sử dị ứng, các yếu tố nguy cơ và đánh giá các yếu tố nguy cơ khi chụp đặc biệt những người dị ứng với thuốc cản quang. Thuốc cản quang được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch với một lượng thuốc 50-100ml do vậy cần chuẩn bị kĩ trước chụp và xử lý các vấn đề trong và sau tiêm thuốc

Những lưu ý khi chụp CT phổi:

  • Cung cấp thông tin, hồ sơ bệnh án cho kỹ thuật viên chụp CT phổi đặc biệt là tình trạng mang thai
  • Thay quần áo của bệnh viện, loại bỏ các vật dụng kim loại tại vùng ngực tránh gây nhiễu hình ảnh chụp
  • Khi có chỉ định tiêm thuốc cản quang cần nhịn ăn 4-6 tiếng trước khi chụp, khai thác tiền sử bệnh, dị ứng, các yếu tố nguy cơ. Chống chỉ định với người suy gan, suy thận trừ trường hợp có kế hoạch chạy thận sau khi chụp CT phổi có tiêm thuốc cản quang.
  • Trong khi chụp CT phổi phải phối hợp với kỹ thuật viên chụp khi được hướng dẫn. Đặc biệt phải nhịn thở khi chụp tránh nhiễu ảnh do chuyển động lồng ngực khi hô hấp.
  • Sau khi chụp CT phổi xong hoạt động bình thường, trường hợp chụp CT phổi tiêm thuốc cản quang cần theo dõi sau tiêm thuốc. Cần báo lại cho nhân viên y tế khi có các dấu hiệu bất thường sau khi chụp.

chụp ct phổi

Hình ảnh chụp CT phổi tại bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Chụp CT phổi ở đâu?

Hiện nay hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính rất phổ biến do vậy việc chụp CT phổi trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Các cơ sở y tế công lập và tư nhân đều trang bị các hệ thống mát CT hiện đại phục vụ việc thăm khám bệnh. Do tình trạng khám chữa bệnh quá đông tại các hệ thống y tế công lập nhiều người bệnh đã lựa chọn hệ thống y tế tư nhân để khám chữa bệnh nhanh chóng hơn. Bệnh viện đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ khám chữa bệnh uy tín được trang bị hệ thống máy CT hiện đại của Siemens (Đức). Do vậy chụp CT phổi tại bệnh viện đa khoa MEDLATEC nhanh chóng, chính xác và dễ dàng.

Bên cạnh thiết bị máy móc hiện đại bệnh viện có nhiều chuyên gia hàng đầu về chẩn đoán hình ảnh tại trung tâm chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC khiến người bệnh tin tưởng hơn về chẩn đoán khi chụp CT phổi.

Để được tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng như tình trạng bệnh lý của mình, Quý khách hàng có thể đến trực tiếp các cơ sở hoặc liên hệ qua các hình thức dưới đây để được hỗ trợ:

Tổng đài: 1900 565656 | Hoặc: 0846 248 000

Website: medim.vn. 

- Email: Info@medim.vn.

Địa chỉ cơ sở: https://medlatec.vn/he-thong-medlatec-benh-vien

Từ khoá: chụp ct phổi

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.