Tin tức

Lao phổi giai đoạn cuối: Điều trị và chế độ chăm sóc sức khỏe

Ngày 08/08/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất hiện nay là lao phổi. Bệnh do vi khuẩn M.Tuberculosis gây nên. Lao phổi phát triển qua 3 giai đoạn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Đối với bệnh nhân lao phổi giai đoạn cuối, chúng ta nên chăm sóc và điều trị như thế nào?

1. Bệnh lao phổi là gì?

Lao phổi là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở đường hô hấp, trong đó vi khuẩn gây bệnh là M.Tuberculosis. Vi khuẩn sẽ tấn công trực tiếp vào phổi của người bệnh, gây tổn thương nghiêm trọng, sức khỏe đường hô hấp của bệnh nhân suy giảm đáng kể. Chính vì thế, chúng ta không được chủ quan khi phát hiện mắc lao phổi.

Lao phổi là bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm

Lao phổi là bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm

Vi khuẩn gây bệnh lao thường lây lan trong không khí thông qua giọt bắn của người mắc lao phổi khi ho, khạc, nói chuyện,... ở cự ly gần. Người khỏe mạnh nếu tiếp xúc với nước bọt của bệnh nhân lao phổi thì có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn tương đối cao. Chính vì thế, việc đeo khẩu trang khi tiếp xúc, trò chuyện với người mắc bệnh lao phổi là một trong những yêu cầu bắt buộc để hạn chế tình trạng lây nhiễm vi khuẩn M.Tuberculosis.

2. Giai đoạn phát triển bệnh lao phổi

Để tìm ra chế độ chăm sóc sức khỏe, điều trị phù hợp đối với bệnh nhân lao phổi giai đoạn cuối, đầu tiên chúng ta cần nắm được quá trình phát triển của căn bệnh này. Thông thường, bệnh lao sẽ diễn ra qua 3 giai đoạn, đó là: lao nguyên phát, lao tiềm ẩn và giai đoạn lao hoạt động.

Trên thực tế, vi khuẩn M.Tuberculosis sau khi tấn công vào cơ thể người khỏe mạnh sẽ không gây ra bệnh lao ngay lập tức mà ở trạng thái ủ bệnh. Bệnh lao phổi có thể phát triển sau vài tháng kể từ khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, thậm chí vài năm.

Vi khuẩn gây bệnh lây truyền từ người sang người

Vi khuẩn gây bệnh lây truyền từ người sang người

2.1. Lao nguyên phát

Giai đoạn đầu tiên được gọi là lao nguyên phát, lúc này bạn mới tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc tiếp xúc với vi khuẩn gây lao phổi. Ở giai đoạn này, bạn chưa phải là bệnh nhân lao phổi mà chỉ là đối tượng bị phơi nhiễm. 

Khi đi xét nghiệm lao qua da, chúng ta thường nhận kết quả âm tính. Đồng thời, kết quả chụp X-quang phổi cũng không cho thấy dấu hiệu mắc bệnh lao phổi. Tuy nhiên, kết quả âm tính ở giai đoạn này chưa thể giúp bác sĩ khẳng định rằng bạn có mắc lao phổi hay không. Đối tượng bị phơi nhiễm cần tiếp tục theo dõi sức khỏe trong thời gian tiếp theo.

2.2. Lao tiềm ẩn

Sau giai đoạn lao nguyên phát, chúng ta sẽ bước vào giai đoạn lao tiềm ẩn, bệnh nhân hầu như không phát hiện bất cứ triệu chứng bệnh nào. Bởi vì ở thời điểm này hệ miễn dịch vẫn đang chống lại sự phát triển của vi khuẩn M.Tuberculosis. Mặc dù không phát hiện triệu chứng nào nhưng khi đi xét nghiệm lao qua da, chúng ta vẫn nhận kết quả dương tính. 

2.3. Lao hoạt động

Thời điểm nhiễm trùng lao hoạt động cũng chính là lao phổi giai đoạn cuối, lúc này triệu chứng bệnh trở nên rõ ràng hơn. Dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân lao phổi là: ho liên tục từ 3 tuần trở lên, khi ho thường có đờm, thậm chí một số người có triệu chứng ho ra máu. Ngay khi phát hiện tình trạng trên, người bệnh cần đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ, càng để lâu bạn sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh nhân lao phổi cũng thường xuyên cảm thấy đau tức ngực, tình trạng này càng trở nên tồi tệ hơn khi người bệnh ho hoặc hít thở. Các triệu chứng có thể xuất hiện ở giai đoạn này có thể kể đến như: người bệnh ăn uống không ngon miệng, có dấu hiệu sụt cân, hay bị sốt, ớn lạnh hoặc đổ mồ hôi trộm, tình trạng này xảy ra chủ yếu vào ban đêm.

Bệnh nhân lao phổi giai đoạn cuối nếu không điều trị kịp thời sẽ phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng. Đáng lo ngại nhất là tình trạng tràn dịch hoặc tràn khí màng phổi, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như: khó thở, đau tức ngực kéo dài,… Các biến chứng trên có thể dẫn tới tình trạng suy hô hấp, có thể ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.

Ở giai đoạn lao hoạt động, bệnh nhân phải đối mặt với nhiều triệu chứng nghiêm trọng

Ở giai đoạn lao hoạt động, bệnh nhân phải đối mặt với nhiều triệu chứng nghiêm trọng

Lao phổi có thể gây ra tình trạng nấm Aspergillus phổi, triệu chứng đặc trưng khi phổi nhiễm nấm đó là bệnh nhân ho ra máu. Nghiêm trọng hơn, nấm Aspergillus phổi có thể là nguyên nhân khiến người bệnh tử vong. Ngoài hai biến chứng kể trên, người bệnh cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng rò thành ngực hoặc lao thanh quản,…

3. Chăm sóc và điều trị cho người mắc lao phổi giai đoạn cuối thế nào?

Bệnh nhân lao phổi giai đoạn cuối sẽ sử dụng thuốc chống lao phối hợp để điều trị. Việc lựa chọn phác đồ và thời gian điều trị sẽ tuân theo các phác đồ của Bộ Y tế tùy thuộc và tình trạng bệnh của bệnh nhân. Thời gian điều trị đối với từng bệnh nhân sẽ dao động từ 6 - 9 tháng, có thể kéo dài 12 tháng hoặc hơn nếu có mắc lao kháng thuốc hoặc những thể lao khó. Các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian điều trị bệnh là: độ tuổi, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, khả năng kháng thuốc,…

Trong suốt thời gian điều trị, bệnh nhân cần được theo dõi tại các cơ sở y tế uy tín để đạt kết quả tốt nhất. Người bệnh nên chú ý tuân thủ đơn thuốc cũng như hướng dẫn của bác sĩ, trong trường hợp triệu chứng bệnh đã cải thiện, chúng ta tuyệt đối không chủ quan, lơ là điều trị. Nếu bệnh nhân không tuân thủ phác đồ, bỏ thuốc giữa chừng thì họ có nguy cơ kháng thuốc cao, bệnh lao phổi có thể tái phát trong tương lai. Lúc này, việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Khi chăm sóc bệnh nhân lao phổi giai đoạn cuối, chúng ta đừng quên sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc với họ. Bởi vì, vi khuẩn gây bệnh có thể lây truyền khi bệnh nhân ho, khạc đờm hoặc hắt hơi. Đồng thời, xử lý chất thải của người mắc bệnh lao cũng là vấn đề đáng quan tâm, cần thực hiện đúng quy định để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn lao trong xã hội.

Bệnh nhân lao phổi giai đoạn cuối được điều trị chủ yếu bằng thuốc

Bệnh nhân lao phổi giai đoạn cuối được điều trị chủ yếu bằng thuốc

Hy vọng rằng với chia sẻ trên, các bạn đã nắm được cách chăm sóc cũng như phác đồ điều trị đối với bệnh nhân lao phổi giai đoạn cuối. Người bệnh cần chú ý tuân thủ phác đồ chữa trị của bác sĩ để cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả nhất. Tốt nhất, bạn nên đi thăm khám ngay khi cảm thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Một trong những cơ sở y tế bạn có thể thăm khám là chuyên khoa Hô hấp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn thêm. 

Từ khoá: vi khuẩn bệnh lao

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.