Tin tức

Người già khó thở - Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa

Ngày 08/01/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Người già khó thở có thể là do bệnh lý hoặc tâm lý. Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa và khắc phục hiện tượng này là rất quan trọng để vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe, vừa không ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày.

1. Nguyên nhân khiến người già khó thở

Người già dễ gặp các vấn đề về hô hấp, trong đó có khó thở. Nguyên nhân khiến người già khó thở bao gồm:

Khó thở do bệnh lý

Có rất nhiều bệnh lý dẫn đến tình trạng khó thở ở người già, có thể kể đến như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh hen suyễn, bệnh viêm phổi - viêm phế quản phổi, suy tim, rối loạn thần kinh, ung thư,… Những bệnh lý này không chỉ gây khó thở mà còn có thể kèm theo các triệu chứng khác như ho, khò khè, hổn hển, đau tức ngực, mất ngủ,…

Người già khó thở do mắc các bệnh lý như hen suyễn, viêm phổi, tim mạch,…

Người già khó thở do mắc các bệnh lý như hen suyễn, viêm phổi, tim mạch,…

Khó thở do môi trường sống

Nếu người già sinh sống trong môi trường nhiều khói bụi, gần các nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất hoặc gần các công trường, đường giao thông,… thì nguy cơ khó thở và mắc các bệnh lý về hô hấp sẽ cao. Ngoài ra, nếu nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột, đặc biệt là khi thời tiết lạnh hơn thì người già sẽ khó thở hơn, nhịp thở bị thay đổi, việc hấp thụ oxy vào cơ thể trở nên kém hiệu quả.

Khó thở do thói quen sinh hoạt

Người già có thói quen hút thuốc lá thì sẽ khó thở nghiêm trọng. Bởi trong thuốc lá chứa nhiều chất độc hại làm tổn thương phổi và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về phổi, thậm chí là ung thư. Bên cạnh đó, người già tập luyện với cường độ cao cũng rất dễ rơi vào trường hợp khó thở, hụt hơi, tiềm ẩn nhiều biến chứng.

2. Cách khắc phục tình trạng khó thở ở người già

Người già khó thở không phải là một vấn đề bình thường của tuổi tác, mà có thể cảnh báo nhiều bệnh lý và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, cần có biện pháp khắc phục tình trạng khó thở ở người già bằng cách đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Người già cần được đi khám và điều trị khi bị khó thở để phòng tránh biến chứng

Người già cần được đi khám và điều trị khi bị khó thở để phòng tránh biến chứng 

Thông thường, nếu người già khó thở do viêm phế quản, viêm phổi hay hen suyễn thì bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh hoặc kê đơn thuốc hít, xịt. Trường hợp khó thở do các bệnh lý trên diễn biến nặng hơn hoặc bệnh nhân mắc các bệnh lý nguy hiểm như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), suy tim, ung thư,… thì đòi hỏi các phác đồ điều trị cụ thể, chi tiết theo tình trạng bệnh hoặc cần có các phương tiện hỗ trợ hô hấp tại cơ sở y tế.

3. Cách phòng ngừa tình trạng người già khó thở

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để ngăn ngừa và hạn chế các vấn đề về hô hấp nói chung và tình trạng khó thở nói riêng ở người già, cần lưu ý:

  • Luôn giữ môi trường sống sạch sẽ bằng cách dọn dẹp, lau nhà thường xuyên. Đặc biệt, chăn ga gối nệm phải được giặt giũ và thay mới định kỳ. Nếu nhà ở gần các công trình nhiều khói bụi, nên đóng cửa và trang bị máy lọc không khí.
  • Người già nên vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh,… để không làm lan truyền vi khuẩn từ tay sang miệng, mũi, gây ra các vấn đề về hô hấp. 
  • Người già luôn phải giữ ấm cơ thể, không được để cơ thể nhiễm lạnh, nhất là vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ xuống thấp, nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp của người già tăng cao. 
  • Người già nên tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn, tránh tập cường độ cao trong thời gian dài, chỉ cần ngồi thiền, đi bộ hoặc tập hít thở mỗi ngày 30 phút là được. 
  • Người cao tuổi chú ý uống nhiều nước để làm loãng đờm và tống đờm ra ngoài dễ dàng. Ưu tiên nước ấm và nước trái cây, tránh xa các loại nước ngọt hay thức uống có cồn.
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh và giàu dinh dưỡng cho người già để nâng cao sức khỏe toàn diện, phòng chống lại các tác nhân gây khó thở cũng như các bệnh lý thường gặp khác. 
  • Người già - nhất là người vừa mới ốm khỏi hoặc vừa phẫu thuật không được nằm hay ngồi một chỗ quá lâu vì sẽ khiến chất nhầy ứ đọng trong đường hô hấp, gây khó thở trầm trọng.
  • Không hút thuốc lá vì thuốc lá hoàn toàn không mang lại lợi ích gì cho sức khỏe, ngược lại, còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh và ung thư.
  • Tránh xa các tác nhân làm tăng nguy cơ khởi phát cơn khó thở như bụi phấn, phấn hoa, lông thú nuôi,… 
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc ho khi không có chỉ định của bác sĩ. Vì một số loại thuốc ho ức chế phản xạ ho khiến đờm không tống ra ngoài mà đặc quánh bên trong làm tình trạng khó thở thêm nghiêm trọng. 

Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa khó thở và các vấn đề về sức khỏe

Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa khó thở và các vấn đề về sức khỏe

4. Người già khó thở - khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong các trường hợp người già khó thở kèm theo các triệu chứng dưới đây, bạn cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

  • Cơn khó thở khởi phát đột ngột, không rõ nguyên nhân.
  • Cơn khó thở tái phát với tần suất nhiều hơn, mức độ khó thở nghiêm trọng hơn. 
  • Khó thở kèm đau tức ngực dữ dội.
  • Khó thở, sốt cao và ho nhiều.
  • Nhịp thở bị thay đổi khi ngủ, hơi thở nông và yếu.
  • Nuốt nghẹn hoặc không thể nhai nuốt thức ăn.
  • Ho ra máu.

Nếu người già khó thở kèm sốt cao, ho nhiều thì cần được đi khám càng sớm càng tốt

Nếu người già khó thở kèm sốt cao, ho nhiều thì cần được đi khám càng sớm càng tốt 

Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm về phổi, tim mạch nên cần được thăm khám, chẩn đoán để có phác đồ điều trị cụ thể. Nếu phân vân không biết khám ở đâu uy tín, quý khách có thể đến Chuyên khoa Hô hấp của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Với đội ngũ bác sĩ và chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm, đã và đang công tác tại các bệnh viện lớn, MEDLATEC chắc chắn mang đến cho khách hàng sự an tâm và hài lòng cao nhất.

Ngoài ra, MEDLATEC cũng đầu tư trang bị rất nhiều máy móc và thiết bị hiện đại, đảm bảo quá trình khám chữa bệnh được nhanh chóng và chính xác. Mọi thắc mắc về tình trạng người già khó thở hay bất kỳ bệnh lý nào khác, quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56. Tổng đài viên sẽ hỗ trợ đặt lịch và giúp quý khách chọn được dịch vụ chất lượng nhất, phù hợp nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.